Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ nhiễm STI

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học tình trạng nhiễm hiv, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận hà nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 129)

Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá hiệu quả can thiệp lên bệnh lậu, giang mai và Chlamydia sinh dục. Sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm lậu giảm một cách có ý nghĩa (từ 1,8% xuống 0,3%), nhưng tỷ lệ nhiễm giang mai không thay đổi (trước can thiệp là 0,8%, sau can thiệp là 1,2 %, p=0,76, Fisher exact test). Tỷ lệ nhiễm Chlamydia sinh dục giảm rất đáng kể (từ 13,4% xuống 3,8%, p=0,0001) (biểu đồ 3.13)

Nhiều nghiên cứu can thiệp nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm STI trong nhóm PNBD đã được tiến hành trên thế giới và Việt Nam. Can thiệp tại Ấn Độ bao gồm các hoạt động như sử dụng đồng đẳng viên để tiếp cận được PNBD, truyền

thông thay đổi hành vi làm giảm hành vi nguy cơ, tăng sử dụng BCS, sàng lọc STI thường xuyên, cung cấp các dịch vụ về sức khỏe tình dục cho PNBD và bạn tình của họ, chẩn đoán và điều trị STI theo hội chứng, khám định kỳ và điều trị giả định định kỳ của 3-6 tháng một lần cho bệnh lậu và Chlamydia. Ngoài ra, các can thiệp còn phối hợp với các bên liên quan như cảnh sát, chính quyền địa phương, huy động cộng đồng cùng tham gia chương trình. Can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm giang mai (5,9% so với 3,4%, p=0,001), lậu (3,5% so với 2,5%, p=0,03), nhiễm Chlamydia và / hoặc lậu (8,9% so với 7%, p=0,02) [96]. Can thiệp tại Kenya trên PNBD được tiến hành từ 2000- 2005, bao gồm các hoạt động truyền thông, hướng dẫn, khuyến khích sử dụng và cung cấp BCS, tư vấn về HIV/STI, điều trị STI. Sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm giang mai và lậu không thay đổi (tỷ lệ nhiễm giang mai trước can thiệp là 2%, sau can thiệp là 2%; Tỷ lệ nhiễm lậu trước can thiệp là 1,8%, sau can thiệp là 1%) [103]. Can thiệp của Nguyen Vu Thuong (2007) được thực hiện tại 5 tỉnh biên giới Việt Nam (Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang) nhằm làm giảm các STI và HIV cho PNBD. Các hoạt động can thiệp bao gồm truyền thông thay đổi hành vi và khuyến khích hành vi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc STI; khuyến khích sử dụng BCS; chăm sóc và quản lý STI hiệu quả bằng việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, lập các đội khám chữa bệnh lưu động cho đối tượng bán dâm. Sau 2 năm can thiệp, tỷ lệ một số STI đã giảm một cách có ý nghĩa. Tỷ lệ nhiễm lậu và/hoặc Chlamydia giảm từ 19,9% xuống 11,3% (p< 0,001), lậu giảm từ 10,7 % xuống 2,9% (p<0,001). Tỷ lệ nhiễm giang mai tăng từ 10,7% tới 12,9% (p= 0,01) [91]. Can thiệp của Nguyễn Mạnh Cường (2008) cũng bao gồm các hoạt động về thông tin giáo dục truyền thông qua hệ thống truyền thanh, truyền hình của xã, huyện, tỉnh, các buổi hội họp, tài liệu truyền thông, cung cấp BCS miễn phí cho các đối tượng nguy cơ cao tại các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, tổ chức khám chữa bệnh STI tại chỗ và lưu động miễn phí cho

PNBD. Can thiệp không làm tỷ lệ nhiễm giang mai (trước can thiệp 12,2% và sau can thiệp là 11,8%) và Chlamydia sinh dục (trước can thiệp là 11,4%, sau can thiệp là 9,6%) (p> 0,05), nhưng làm giảm tỷ lệ nhiễm lậu (từ 7,4% xuống 2,8%, p< 0,01) [20].

Như vậy, can thiệp của chúng tôi không làm giảm tỷ lệ nhiễm giang mai, giống như kết quả can thiệp của một số nghiên cứu [20], [103], khác với một số can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm giang mai [96] hoặc sau can thiệp tỷ lệ nhiễm giang mai tăng lên [91].

Can thiệp của chúng tôi làm giảm tỷ lệ nhiễm lậu trong nhóm PNBD, tương tự như một số nghiên cứu [20], [91], [96], nhưng khác với một số can thiệp không làm giảm tỷ lệ nhiễm lậu [103].

Hiệu quả làm giảm tỷ lệ nhiễm Chlamydia trong nghiên cứu của chúng tôi rất rõ ràng, cũng giống như nhiều can thiệp có làm giảm tỷ lệ nhiễm Chlamydia trong nhóm PNBD như can thiệp tại Ấn Độ [96], nhưng khác can thiệp của Nguyễn Mạnh Cường (2008) (không làm giảm tỷ lệ nhiễm Chlamydia) [20]. Phân tích của chúng tôi cho thấy hành vi tự đi mua thuốc ở hiệu thuốc có liên quan đến tình trạng nhiễm Chlamydia. Những người tự đến hiệu thuốc mua thuốc khi có biểu hiện STI có nguy mắc Chlamydia cao hơn. Can thiệp của chúng tôi làm giảm tỷ lệ tự đi mua thuốc ở hiệu thuốc cả trong nhóm BDĐP và BDNH một cách có ý nghĩa. Đó có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ nhiễm Chlamydia sau can thiệp.

Đối với can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc các STI thông thường (như lậu, giang mai, chlamydia) việc điều trị đóng vai trò rất quan trọng. Khác với HIV, các STI này có thể được điều trị khá đơn giản, hiệu quả và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, nếu điều trị đúng phương pháp, kết hợp với các can thiệp thay đổi hành vi để tránh tái nhiễm sẽ có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm STI xuống rất nhanh. Trong quản lý STI, cả các biện pháp phòng bệnh và điều trị bệnh đều rất quan trọng.

Nếu các hoạt động dự phòng tốt, nhưng công tác điều trị kém thì PNBD vẫn bị bệnh. Nếu điều trị tốt, nhưng hoạt động dự phòng không tốt thì PNBD lại tái nhiễm bệnh nhanh chóng, ngay cả khi đã được điều trị khỏi. Can thiệp của chúng tôi chú trọng cả bước điều trị và các hoạt động nhằm thay đổi hành vi cho PNBD nên có thể nói có hiệu quả trong phòng chống STI. Chỉ riêng đối với giang mai, tỷ lệ mắc trước và sau điều trị không có sự khác biệt, có thể do tỷ lệ nhiễm giang mai quá thấp ngay từ trước khi can thiệp (0,8%).

KẾT LUẬN

1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI của

phụ nữ bán dâm ở 4 quận Hà Nội năm 2005-2006 1.1. Tỷ lệ nhiễm HIV/STI của phụ nữ bán dâm

 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV rất cao. Tỷ lệ nhiễm chung cho cả 2 nhóm là 16,6%, của nhóm bán dâm đường phố là 22,5% và nhóm bán dâm nhà hàng là 9,4%.

 Tỷ lệ hiện nhiễm giang mai rất thấp. Tỷ lệ nhiễm chung cho cả 2 nhóm là 0,8%, của nhóm đường phố là 1,1% và của nhóm nhà hàng là 0,4%

 Tỷ lệ hiện nhiễm lậu rất thấp. Tỷ lệ nhiễm chung cho cả 2 nhóm là 1,8%. Tỷ lệ nhiễm lậu trong cả hai nhóm đường phố và nhà hàng đều là 1,8%.

 Tỷ lệ hiện nhiễm Chlamydia sinh dục khá cao (13,4%). Tỷ lệ nhiễm Chlamydia của nhóm bán dâm đường phố là 17,5%, cao hơn tỷ lệ nhiễm của nhóm bán dâm nhà hàng (8,5 %)

1.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI của phụ nữ bán

dâm ở 4 quận Hà Nộinăm 2005-2006

 Các yếu tố liên quan đến nhiễm HIV gồm: thuộc nhóm bán dâm đường phố, có sử dụng bơm kim tiêm người khác đã từng sử dụng trong 1 tháng qua và những người không dùng bao cao su thường xuyên khi quan hệ tình dục với khách lạ. Những người thuộc nhóm bán dâm đường phố có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn nhóm bán dâm nhà hàng 3,5 lần (OR=3,5; 95%CI: 1,0 – 12,7). Những người có dùng bơm kim tiêm đã được người khác sử dụng có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn 87,8 lần so với những người khác (OR=87,8; 95%CI: 2,8 – 2770,3). Những người dùng bao cao su thường xuyên khi quan hệ tình dục với khách lạ có nguy cơ nhiễm HIV thấp hơn 0,3 lần so với những người không dùng thường xuyên (OR=0,3; 95%CI: 0,1- 0,9)

 Các yếu tố liên quan đến nhiễm lậu và giang mai không được tính toán do tỷ lệ nhiễm 2 bệnh này quá thấp trong nhóm phụ nữ bán dâm được nghiên cứu.

 Yếu tố liên quan đến nhiễm Chlamydia sinh dục là hành vi tự đi mua thuốc điều trị tại hiệu thuốc khi có biểu hiện mắc STI. Những người tự đi mua thuốc điều trị ở hiệu thuốc có nguy cơ nhiễm Chlamydia cao hơn 3,6 lần so với những người khác (OR=3,6; 95% CI:1,0 – 12,71).

2. Hiệu quả can thiệp

 Các biện pháp can thiệp đã làm tăng hiểu biết về HIV/ STI và làm giảm hành vi dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy của phụ nữ bán dâm đường phố và phụ nữ bán dâm nhà hàng ở 4 quận nội thành Hà Nội.

 Can thiệp đã làm giảm tỷ lệ đi mua thuốc ở hiệu thuốc khi có các biểu hiện mắc STI của nhóm bán dâm đường phố từ 79,4% xuống còn 36,0 % và nhóm bán dâm nhà hàng từ 57,9% xuống còn 25,8%; tỷ lệ sử dụng bao cao su trong thời gian mắc bệnh của nhóm bán dâm đường phố không tăng nhưng của nhóm bán dâm nhà hàng tăng từ 11,4% lên 21,9%.

 Can thiệp không làm tăng hành vi sử dụng bao cao su thường xuyên với chồng/ bạn trai của cả nhóm đường phố và nhóm nhà hàng. Sau can thiệp, tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên với khách lạ giảm (nhóm đường phố giảm từ 71,7% xuống 38,6%, nhóm nhà hàng giảm từ 81,2% xuống còn 45,0%). Tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên với khách quen giảm (nhóm đường phố giảm từ 56,1% xuống 33,1%, nhóm nhà hàng giảm từ 57,1% xuống 37,4%)

 Can thiệp không làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV (trước can thiệp là 16,6%, sau can thiệp là 18,7%) và giang mai (trước can thiệp là 0,8%, sau can thiệp là 1,2%), nhưng làm giảm tỷ lệ nhiễm lậu (từ 1,8% xuống 0,3%) và Chlamydia sinh dục (từ 13,4% xuống còn 3,8%).

KHUYẾN NGHỊ

1. Tỷ lệ nhiễm HIV của phụ nữ bán dâm ở Hà Nội rất cao, cần có sự quan tâm đặc biệt của chính quyền, các ban ngành đoàn thể. Các yếu tố liên quan với tình trạng nhiễm HIV là sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy, không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Vì vậy, cần tập trung nguồn lực vào chương trình bao cao su và chương trình bơm kim tiêm. Chương trình truyền thông về HIV/STI nhằm nâng cao hiểu biết về HIV/STI và thay đổi các hành vi nguy cơ cho nhóm phụ nữ bán dâm cũng cần được chú trọng.

2. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia sinh dục trong nhóm phụ nữ bán dâm ở Hà Nội khá cao. Để làm giảm tỷ lệ này cần chú trọng vào chất lượng khám và điều trị STI của các cơ sở y tế . Cần tăng cường củng cố kiến thức về quản lý STI cho các phòng khám STI của nhà nước, tư nhân và cả hiệu thuốc.

3. Tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên khi quan hệ tình dục với khách hàng của phụ nữ bán dâm còn thấp. Để tăng tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên của nhóm đối tượng này, cần chú trọng vào nhiều vấn đề. Tiếp tục tuyên truyền vai trò của bao cao su trong phòng chống HIV/STI qua các chương trình truyền thông thay đổi hành vi, hướng dẫn họ sử dụng đúng cách, nâng cao khả năng thuyết phục khách hàng sử dụng bao cao su và phải chú trọng đến nguồn cung cấp bao cao su. Đảm bảo bao cao su luôn sẵn có theo nhu cầu của phụ nữ bán dâm , và nếu có thể phát miễn phí hoặc bán giá rẻ cho phụ nữ bán dâm.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Phạm Thị Minh Phương, Trần Hậu Khang, Nguyễn Anh Tuấn (2012), “Tỷ lệ hiện nhiễm và nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm tại cộng đồng thành phố Hà Nội, 2005-2006”, Tạp chí y học dự phòng. 6(133), tr.55-63

2. Phạm Thị Minh Phương, Trần Hậu Khang, Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Đánh giá hiệu quả can thiệp làm giảm nguy cơ nhiễm HIV/STI trong nhóm phụ nữ bán dâm cộng đồng tại Hà Nội giai đoạn 2005-2010”, Tạp chí y học

dự phòng. 3(139), tr.66-73

3. Phạm Thị Minh Phương, Trần Hậu Khang, Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Tỷ lệ nhiễm và nguy cơ nhiễm Chlamydia trong nhóm phụ nữ bán dâm tại cộng đồng Thành phố Hà Nội, năm 2005-2006”, Tạp chí y học dự phòng. 7(143), tr.56-63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bùi Thị Ân và CS (1996), "Tình hình bệnh lây truyền qua đường tình dục ở gái mại dâm tại trung tâm xã hội II Ba vì từ 10/1992-12/1995",

Nội san da liễu. 3, tr. 38-42.

2. Hoàng Anh và CS (2010), "Nghiên cứu hành vi nguy cơ và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ mại dâm tại 5 huyện/ thành của tỉnh Thái nguyên năm 2010", Y học thực hành(742-743), tr. 139-143.

3. Lại Kim Anh và CS (2010), "Nghiên cứu hành vi và các chỉ số sinh HIV/STI trên nhóm phụ nữ mại dâm tại thành phố Cần thơ, 2006- 2007", Y học thực hành(742-743), tr. 214-223.

4. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (2002), Báo cáo số liệu về gái mại

dâm và HIV/AIDS/STD năm 2002.

5. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (2011), Báo cáo công tác phòng, chống mại dâm; cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2011.

6. Bộ Y tế (2006), Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2008), Chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng lây qua đường

tình dục, Nhà xuất bản y học.

8. Bộ Y tế (2009), Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt nam năm

2007-2012.

9. Bộ Y tế (2011), Tình hình nhiễm HIV/AIDS và hoạt động phòng, chống

10. Bộ Y tế (2012), Báo cáo sơ kết kế công tác phòng chống HIV/AIDS 6

tháng đầu năm và định hướng kế hoạch 6 tháng cuối năm 2012.

11. Bộ Y tế và Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS (2003), Xử

trí các bệnh lây truyền qua đường tình dục, PGS TS Phạm Văn Hiển chủ biên, Nhà xuất bản y học, Hà nội.

12. Bộ Y tế. (2003), Kết quả điều tra nhiễm trùng lây truyền qua đường

tình dục (STI/HIV) ở phụ nữ mại dâm thuộc 5 tỉnh biên giới Việt nam,

2002, Nhà xuất bản y học.

13. Bộ Y tế. (2006), Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học (IBBS) tại Việt nam 2005-2006, Nhà xuất bản y học. 14. Bộ Y tế. (2007), Chương trình hành động phòng chống các nhiễm

khuẩn lây truyền qua đường tình dục đến năm 2010.

15. Bộ Y tế. (2008), Chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng lây qua đường

tình dục, Nhà xuất bản y học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Bộ Y tế. (2009), "Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2009".

17. Bộ Y tế. (2011), Tình hình nhiễm HIV/AIDS và hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2011, phương hướng nhiệm vụ chủ yếu năm

2012.

18. Bộ Y tế. (2012), Báo cáo sơ kết kế công tác phòng chống HIV/AIDS 6

tháng đầu năm và định hướng kế hoạch 6 tháng cuối năm 2012.

19. Nguyễn Đức Chung và Trần Thị Bích Trà (2010), "Tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm đối tượng nguy cơ tại Hà nội trong 10 năm 1996-2005", Y học thực hành(742-743), tr. 26-29.

20. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Thực trạng lây nhiễm HIV ở gái bán dâm

Đồng tháp 2002-2005, Luận án Tiến sỹ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà nội.

21. Kim Bảo Giang, Phạm Ngân Giang, Đào Thị Minh An (2011), Sai số

trong nghiên cứu và quản lý chất lượng số liệu, Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học y học, Hoàng Văn Minh chủ biên, Nhà xuất bản y học, Hà nội.

22. Hoàng Đức Hạnh (2010), Thực trạng nhiễm HIV và mô hình can thiệp

phòng nhiễm HIV ở gái bán dâm tỉnh Hà tây, 2007-2008, Luận án Tiến sỹ y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà nội.

23. Nguyễn Khắc Hiền (2010), Nghiên cứu hành vi nguy cơ và đánh giá

hiệu quả của các giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong

nhóm phụ nữ bán dâm tại tỉnh Vĩnh long, Luận án Tiến sĩ y tế công cộng 2010, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà nội.

24. Nguyễn Trần Hiển (2003), Giám sát dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS ở

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học tình trạng nhiễm hiv, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận hà nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 129)