Hiệu quả can thiệp lên hành vi SDMT

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học tình trạng nhiễm hiv, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận hà nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 124)

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy can thiệp không làm giảm tỷ lệ sử dụng ma túy cũng như tỷ lệ TCMT trong số người SDMT. Tuy nhiên, nghiên cứu làm giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng chung BKT trong cả hai nhóm BDĐP và BDNH (bảng 3.29, bảng 3.30). Điều này cho thấy việc tuyên truyền qua tài liệu truyền thông hoặc nói chuyện về TCMT an toàn, cũng như việc phát BKT sạch miễn phí góp phần làm giảm đáng kể các hành vi dùng chung KBT là hành vi làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, hành vi SDMT cũng như TCMT không giảm. Điều đó có thể do PNBD đã nghiện ma túy hoặc TCMT trước khi tiếp cận được các hoạt động can thiệp, kèm theo việc cai nghiện thực tế rất khó khăn với tỷ lệ tái nghiện cao, nên PNBD không bỏ được hành vi này của họ, hoặc họ hiểu rằng bản thân việc sử dụng ma túy mà không phải tiêm chích, hoặc có tiêm chích nhưng không dùng chung BKT thì không làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nên họ vẫn tiếp tục/ hoặc bắt đầu SDMT, TCMT. Tuy nhiên, điều đáng mừng là hành vi SDMT làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV là không sử dụng chung BKT được cải thiện rất đáng kể.

Một nghiên cứu khác đánh giá hiệu quả của can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV và STI cho nhóm PNBD tại An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp đã được tiến hành từ 2002-2005 cũng cho thấy can thiệp không làm giảm tỷ lệ SDMT trong PNBD tại các địa phương này [20]. Năm 2007-2009, một nghiên cứu can thiệp nhằm đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trên PNBD tại tỉnh Vĩnh Long với các biện pháp can thiệp bao gồm: thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm tác hại như phát BKT sạch và BCS cho thấy can thiệp làm giảm tỷ lệ sử dụng chung BKT khi TCMT [23].

Hành vi sử dụng ma túy, đặc biệt là TCMT là hành vi hay gặp trong nhóm PNBD. Đó cũng là một yếu tố làm tăng lây nhiễm HIV trong nhóm PNBD. Tuy nhiên, việc dừng hẳn hành vi SDMT/ TCMT là rất khó khăn vì việc cai nghiện và tái nghiện rất phức tạp. Điều chúng ta có thể can thiệp được là giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV qua sử dụng chung BKT của những người TCMT. Các can thiệp như truyền thông về TCMT an toàn và phát BKT sạch có thể làm giảm hành vi này. Đây cũng là những thành tựu lớn và rất quan trọng trong dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm PNBD.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học tình trạng nhiễm hiv, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận hà nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)