THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNN HUYỆN ĐÔNG HƯNG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại chi nhánh NHNN&PTNN huyện Đông Hưng (Trang 29)

CHI NHÁNH NHNN&PTNN HUYỆN ĐÔNG HƯNG

2.1. Tổng quan về chi nhánh NHNN&PTNN huyện Đông Hưng

2.1.1. Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Thực hiện theo đường lối của Đại Hội Đảng lần thứ VI năm 1986 với xác định đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt, năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chắnh phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ ngân hàng Nhà Nước, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trụ sở chắnh của ngân hàng đặt tại: Số 2, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chắnh phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Năm 1996, được Thủ tướng Chắnh phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tắn dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 15/12/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 2988/QĐ-NHNN chấp thuận đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chắnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến địa chỉ Lô 2B.XV, Khu đô thị mới Mỹ Đình I, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Theo Quyết định số

214/QĐ-NHNN ký ban hành ngày 30/1/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản, với tỷ trọng cho vay ỘTam nôngỢ luôn chiếm 70% tổng dư nợ, khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa Ờ hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. Đến 31/10/2011, tổng nguồn vốn của NHNN&PTNT đạt 483.724 tỷ đồng, ước đạt 504.425 tỷ đồng vào cuối năm 2011. NHNN&PTNT hiện 42000 cán bộ, chiếm tỷ trọng 40% nhân viên ngành ngân hàng cả nước. Năm 2010, NHNN&PTNT chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia. Đến cuối năm 2011, NHNN&PTNT có trên 2300 chi nhánh, duy trì quan hệ đại lý với 1065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ trên 30000 doanh nghiệp và gần 10 triệu hộ sản xuất, có hàng ngàn đối tác trong và ngoài nước. Với vị thế của ngân hàng hàng đầu Việt Nam, NHNN&PTNT được chọn là ngân hàng phục vụ cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia và các dự án đầu tư ngước ngoài. Tắnh đến 31/10/2011, NHNN&PTNT được chỉ định thực hiện 114 dự án ODA với tổng trị giá 5,5 tỷ USD.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNN&PTNN huyện Đông Hưng huyện Đông Hưng

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNN&PTNN huyện Đông Hưng huyện Đông Hưng

NHNN&PTNT huyện Đông Hưng mà tiền thân của nó là Chi nhánh ngân hàng huyện Đông Hưng. Thời kỳ này ngân hàng Đông Hưng chỉ là một ngân hàng cơ sở, đảm nhiệm chức năng huy động vốn và gửi tiền tiết kiệm của nhân dân để đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ nông dân trên địa bàn toàn huyện.

Sau đại hội Đảng 6 (1986) nền kinh tế nước ta có nhiều đổi mới và ngành ngân hàng hình thành hai cấp ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý và nhiều NHTM làm nhiệm vụ kinh doanh. Theo quyết định thành lập số 340/QĐ Ờ 02 ngày 19/06/1998 do Tổng Giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam ký, NHNN huyện Đông Hưng đổi tên thành NHNN&PTNT huyện Đông Hưng trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam.

Đến cuối năm 2003 NHNN&PTNT huyện Đông Hưng được giám đốc NHNN&PTNT tỉnh Thái Bình quyết định thành lập ba ngân hàng cấp III giao dịch trên địa bàn bao gồm : ngân hàng cấp III Đông Mỹ, ngân hàng cấp III Thăng Long, ngân hàng cấp III Châu Giang, hiện tại đổi tên thành các Phòng giao dịch (trực thuộc). Từ năm 2008 Phòng giao dịch Đông Mỹ tách khỏi Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Đông Hưng do thay đổi địa giới hành chắnh.

Với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng để cho vay phục vụ nhu cầu nhân dân trong huyện và làm phương tiện thanh toán. Từ khi thành lập và hoạt động, NHNN&PTNT huyện Đông Hưng đã nhanh chóng đổi mới về hoạt động kinh doanh đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội cua đia phuong, để nâng cao vị thế và uy tắn của mình trên địa bàn huyện Đông Hưng nói riêng và toàn tỉnh Thái Bình nói chung.

2.1.2.2. Môi trường hoạt động kinh doanh

Huyện Đông Hưng là một huyện đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm ở phắa Bắc của tỉnh Thái Bình với 44 xã và thị trấn, thị trấn Đông Hưng là trung tâm huyện, nằm nút quốc lộ 10, cách Thành phố Thái Bình khoảng 13km, do vậy huyện Đông Hưng có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh lân cận.

Với đặc thù kinh tế thuần nông, nghề nghiệp chủ yếu của người dân trong huyện là sản xuất nông nghiệp bao gồm: cây lúa và con lợn, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, ngoài ra còn có một số ngành nghề truyền thống như: sản xuất mộc, kinh doanh thương mại và dịch vụ công nghiệp xây dựng, nghề may - xã Đông Sơn, nghề trồng hoa cây cảnh- xã Minh Tân, nghề chạm bạc - xã Đông Kinh dệt chiếu -

xã Đông GiangẦTrên địa bàn huyện còn có các cụmỜ khu công nghiệp như Cụm Công nghiệp Đông La, Cụm Công nghiệp làng nghề xã Nguyên Xá, Xắ nghiệp may 10, Nhà máy chế biến lương thực Thái Đan, các Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệpẦ.

Tại huyện Đông Hưng những năm qua, hoạt động của Chi nhánh đã đáp ứng được vốn và tiền mặt để các đơn vị, hộ gia đình vay vốn phát triển kinh doanh nhằm nhu cầu phát triển kinh tế địa phương theo Nghị quyết của Huyện Đảng bộ. Trong địa bàn huyện gồm có 09 Quỹ tắn dụng nhân dân, 01 Phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương, 01 Phòng giao dịch của Ngân hàng Ngoại thương, 01 phòng giao dịch của Ngân hàng Quốc tế, ngoài ra còn có Ngân hàng chắnh sách xã hộiẦ

2.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Đông Hưng Đông Hưng

Ớ Nhiệm vụ của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Đông Hưng

Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực của NHNN&PTNT Việt Nam.

Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, bảo đảm an toàn, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thực hiện nghĩa vụ về tài chắnh theo quy định của phát luật và NHNN&PTNT Việt Nam.

Ớ Quyền hạn của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Đông Hưng

Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, trái phiếu và các hình thức huy động vốn khác, phục vụ quá trình phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với các tổ chức tắn dụng của NHNN và các quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.

Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, kì phiếu và các giấy tờ có giá theo quy định của NHNN và NHNN&PTNT Việt Nam.

Thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế, thanh toán nhờ thu, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.

2.1.2.4. Sản phẩm dịch vụ của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Đông Hưng

Nhận tiền gửi: chi nhánh nhận tiền gửi không kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thangẦ

Cho vay và bảo lãnh: chi nhánh cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay bằng VNĐ, ngoại tệ, tài trợ, thấu chi, cho vay tiêu dùng, bảo lãnh, bảo lãnh thanh toán.

Dịch vụ thanh toán: chuyển tiền trong nước và quốc tế, chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM, chi trả kiểu hốiẦ

Dịch vụ ngân quỹ: mua bán ngoại tệ, mua bán các chứng từ có giá, thu chi hộ tiền mặt, VNĐ và ngoại tệ .

Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt, Internet banking, Phone banking, Mobile bankingẦ

Dịch vụ khác: cho thuê két sắt, quản lý vàng bạc và giấy tờ có giáẦ

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNN&PTNT huyện Đông Hưng

Nguồn: (Phòng tổ chức Ờhành chắnh chi nhánh NHNN&PTNT huyện Đông Hưng)

Ban lãnh đạo

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại chi nhánh NHNN&PTNN huyện Đông Hưng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w