TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 38)

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân Đội

NH TMCP Quân Đội (MB) thành lập và đi vào hoạt động ngày 4/11/1994 với quy mô ban đầu chỉ có duy nhất một điểm giao dịch là Hội sở chính, nguồn nhân lực 25 thành viên và vốn pháp định 20 tỷ đồng. Cũng như tên gọi, MB được thành lập với vai trò, chức năng đặc thù theo yêu cầu phát triển đất nước bước sang thời kỳ đổi mới khi nhiều nhà máy, xí nghiệp trong quân đội đã chuyển sang làm kinh tế với khó khăn về tài chính, vốn kinh doanh. Sau khi nghiên cứu mô hình hoạt động MB một số nước trên thế giới, được sự đồng ý của NHNN VN, lãnh đạo Bộ Quốc phòng quyết định thành lập một NH theo mô hình cổ phần với nguồn vốn góp chủ yếu là của các DN quân đội. Năm 2011 là một năm đánh dấu nhiều sự kiện nổi bật với MB. Trong năm, MB đã thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) từ ngày 1/11/2011, khai trương thành công Chi nhánh quốc tế thứ hai tại PhnomPenh – Campuchia sau một năm hoạt động thành công chi nhánh quốc tế đầu tiên tại Lào. Triển khai mô hình chiến lược 2011 – 2015, mô hình tổ chức kinh doanh và triển khai chiến lược phía Nam và miền Trung – Tây Nguyên. Nâng cấp thành công hệ thống Core T24 từ R5 lên R10.

Sau hơn 17 năm hoạt động, MB đã mở rộng mạng lưới với 176 điểm giao dịch với 2 chi nhánh tại Lào và Campuchia, số lượng cán bộ, công nhân viên lên tới 4.439 người, chưa kể các công ty trực thuộc NH. Tổng số vốn điều lệ hiện tại 10.000 tỷ đồng

Trong quá trình hoạt động MB nhận được nhiều giải thưởng lớn: là 1 trong 2 NH TMCP đạt cờ thi đua của Chính phủ trong 02 năm liền 2009 -2010, thương hiệu mạnh VN, được NHNN xếp hạng A. Năm 2010, MB được tổ chức

Moody’s đánh giá và xếp hạng mức E+, mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất đối với các NH VN.

2.1.2 Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động của MB qua các năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 %

Thay đổi 2011

% Thay đổi

Tổng tài sản Tỷ đồng 69,008 109,623 58.86% 138,831 26.64%

Lợi nhuận trước

thuế Tỷ đồng 1,505 2,288 52.03% 2,625 14.73% Huy động vốn Tỷ đồng 58,279 96,954 66.36% 120,954 24.75% Tổng dư nợ Tỷ đồng 29,588 48,797 64.92% 59,045 21.00% ROE % 26.6 29.0 9.02% 28.34 -2.28% ROA % 2.7 2.5 -7.41% 2.11 -15.60% Vốn điều lệ Tỷ đồng 5,300 7,300 37.74% 7,300 0.00%

Nguồn : Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của MB năm 2009 – 2011

Thị trường trong vài năm gần đây có sự cạnh tranh gay gắt và xáo động mạnh. Với chính sách điều hành hợp lý linh hoạt, nguồn huy động vốn của MB luôn ổn định, tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2011, tổng vốn huy động MB đạt 120.954 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 89.548 tỷ đồng, chiếm trên 74% tổng vốn huy động.

Với phương châm định hướng tăng trưởng vững chắc, quản lý tốt, coi trọng chất lượng TD, kiểm soát tốt nợ xấu. Đồng thời, tận dụng cơ hội, chuyển kinh doanh theo hướng chủ động, phát triển mạnh khách hàng. Tổng dư nợ TD đạt 59.045 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2010. Cùng với phát triển TD, song song quản lý chất lượng TD chặt chẽ, MB luôn theo sát mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 1,9%. Theo đó, tỷ lệ nợ từ xấu cuối năm 2011 là 1,59% và thấp hơn nhiều so với nợ xấu chung của ngành ngân hàng Việt Nam (3,39%). Các chỉ tiêu an toàn hoạt động luôn tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước

Như vậy, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường biến động, MB chủ động có những quyết sách kịp thời, tạo kết quả cuối năm

2011 cao với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.625 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2010. Điều này giúp MB tiếp tục khẳng định vị thế là 1 trong 4 NH TMCP hàng đầu tại VN có lợi nhuận kinh doanh cao nhất.

2.1.3 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Định hướng phát triển MB trong năm 2012 “Tăng trưởng hợp lý, tái cơ cấu, hiệu quả” và tiếp tục hoàn thiện theo phương châm “Ngân hàng thân thiện và chuyên nghiệp”. Mục tiêu năm 2012 với vốn điều lệ đạt 13.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 175.500 tỷ đồng, lợi nhuận 3.680 tỷ đổng và tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,9%, triển khai các chiến lược chiếm lĩnh và mở rộng thị phần phía Nam và Miền Trung.

Trong thời gian tới, MB dự kiến phát triển theo mô hình NH thân thiện với sự hợp tác tư vấn của McKinsey - nhà tư vấn hàng đầu thế giới về tái cấu trúc, xác định chiến lược cho các định chế tài chính - nhằm đưa MB trở thành một trong những NH tốt nhất, nằm trong top 3 NH TMCP hàng đầu VN. Chiến lược trong giai đoạn 2010 - 2015 là xây dựng MB với 5 trụ cột chính: NH cộng đồng - chuyên nghiệp - giao dịch nhanh chóng và an toàn - năng lực quản trị rủi ro hàng đầu - văn hóa, sáng tạo. Tầm nhìn chiến lược MB từ năm 2015 trở thành một trong những tập đoàn tài chính NH hàng đầu VN.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TMCP QUÂN ĐỘI

2.2.1 Cơ cấu tín dụng của MB theo một số chỉ tiêu

2.2.1.1 Theo kỳ hạn cho vay:

Với mục tiêu hàng đầu phát triển TD an toàn, bền vững, MB luôn chú trọng và ưu tiên TD ngắn hạn với vòng quay vốn nhanh, chiếm tỷ trong cao liên tục trong 03 năm gần nhất (trên 60%). Việc tài trợ trung dài hạn chỉ thực hiện trên cơ sở cân đối nguồn vốn và giới hạn tỷ trọng nợ Trung dài hạn/tổng nợ tối đa 40%. Nhìn chung cơ cấu kỳ hạn cho vay của MB khá ổn định qua các năm.

Hình 2.1 Cơ cấu TD c

Nguồn : Báo cáo t

2.2.1.2 Theo ngành ngh

MB tập trung TD vào 3 ngành chính là thương nghi nghiệp chế biến và cho vay cá nhân (x

cũng là những nhóm ngành ưu tiên phát tri sức cạnh tranh lĩnh v

nhóm ngành khách s ngành này ở mức th “bong bóng” BĐS. M sinh lợi thấp nên đư doanh tài sản và dịch v đồng...). Bảng 2.2 Theo ngành nghề kinh doanh ( tỷ đồng) Cho vay các tổ chức kinh tế

Nông nghiệp và lâm nghiệp

Công nghiệp và khai thác mỏ

Công nghiệp chế biến SX và PP điện khí đốt và nước Xây dựng 53% 25% 13% 9% 2009

u TD của MB theo kỳ hạn cho vay giai đo

ồn : Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của MB năm 2009

2.2.1.2 Theo ngành nghề kinh doanh

p trung TD vào 3 ngành chính là thương nghiệ n và cho vay cá nhân (xếp theo thứ tự tỷ trọng gi ng nhóm ngành ưu tiên phát triển của chính phủ

ĩnh vực sản xuất trong nước. Giảm dần tỷ nhóm ngành khách sạn - nhà hàng và luôn duy trì tỷ trọng cho vay đ

c thấp nhất do quan ngại những rủi ro liên quan bi “bong bóng” BĐS. Một số nhóm ngành khác vì mức độ RRTD cao và/ho

p nên được duy trì tỷ trọng thấp (xây dựng, các h ch vụ tư vấn, khai thác mỏ, hoạt động phụ

ng 2.2 : Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh t

2009 % 2010 % ổ chức 22,704 76.73% 37,965 77.80% 1,753 5.92% 2,371 4.86% à khai 1,129 3.82% 1,524 3.12% ệp chế biến 5,546 18.74% 9,652 19.78% ện khí đốt 917 3.10% 3,556 7.29% 1,804 6.10% 3,839 7.87% 60% 21% 12% 7% 2010 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn Nợ khác 20 % 13 % 1% 2011

n cho vay giai đoạn 2009 – 2011

ểm toán hợp nhất của MB năm 2009 - 2011

ệp, sửa chữa; công ng giảm dần). Đây nhằm tăng cường trọng đầu tư vào ng cho vay đối với nhóm i ro liên quan biến động RRTD cao và/hoặc suất ng, các hoạt động kinh ục vụ cá nhân cộng

cho vay theo ngành kinh tế

2011 % 50,035 84.74% 2,978 5.04% 2,978 5.04% 15,098 25.57% 5,530 9.37% 5,044 8.54% 66 % 2011

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia

đình 5,564 18.80% 9,769 20.02% 10,287 17.42% Khách sạn và nhà

hàng 89 0.30% 107 0.22% 112 0.19%

Vận tải, kho bãi,

thông tin liên lạc 4,011 13.56% 4,793 9.82% 5,612 9.50% Các hoạt động liên

quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư

vấn 1,063 3.59% 1,612 3.30% 1,585 2.68% Hoạt động phục vụ cá

nhân và cộng đồng 1,356 4.58% 319 0.65% 399 0.68% Ngành khác 691 2.34% 418 0.86% 408 0.69% Cho vay cá nhân 4,359 14.73% 7,317 14.99% 8,073 13.67% Các hợp đồng Repo, hỗ trợ tài chính và ứng trước cho khách hàng của Công ty CP Chứng khoán Thăng Long 2,523 8.53% 3,514 7.20% 937 1.59% Tổng cộng 29,588 100% 48,797 100% 59,045 100%

Nguồn : Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của MB năm 2009 - 2011

2.2.1.3 Theo thành phần kinh tế

Bảng 2.3 : Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Theo thành phần kinh tế ( tỷ đồng) 2009 % 2010 % 2011 % Cho vay các tổ chức kinh tế 22,704 76.73% 37,965 77.80% 50,035 84.74% Doanh nghiệp Nhà nước TW 2,922 9.88% 3,369 6.90% 4,495 7.61% Doanh nghiệp Nhà

nước địa phương 371 1.25% 252 0.52% 218 0.37% Công ty TNHH Nhà nước 973 3.29% 5,056 10.36% 6,769 11.46% Công ty TNHH tư nhân 4,308 14.56% 9,033 18.51% 12,668 21.45% Công ty CP Nhà nước 835 2.82% 1,618 3.32% 2,375 4.02% Công ty CP khác 12,607 42.61% 18,020 36.93% 22,424 37.98%

Doanh nghiệp tư nhân 370 1.25% 466 0.95% 768 1.30%

Khác 318 1.07% 151 0.31% 315 0.53%

Cho vay cá nhân 4,359 14.73% 7,317 14.99% 8,073 13.67% Các hợp đồng Repo, hỗ trợ tài chính và ứng trước cho khách hàng của Công ty CP Chứng khoán Thăng Long 2,524 8.53% 3,515 7.20% 937 1.59% Tổng cộng 29,588 100% 48,797 100% 59,045 100%

Nguồn : Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của MB năm 2009 - 2011

Với cơ cấu cổ đông lớn là các DN quốc phòng quy mô lớn (Cty Tân Cảng, Tổng Cty Bay Miền Nam, Công ty bay Trực Thăng.), MB có ưu thế và phát triển mạnh hoạt động tài trợ đối với các KH thuộc nhóm đối tượng DN nhà nước và quốc phòng. Từ chủ trương cổ phần hoá các DN nhà nước lộ trình từ năm 2007 đến 2010 theo Quyết định số 1729/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến tỷ trọng cho vay đối với các loại hình DN nhà nước Trung ương và địa phương có xu hướng giảm dần trong khi tỷ trọng cho vay đối với các Cty Cổ phần nhà nước và Công ty TNHH nhà nước tăng lên. Về bản chất, quy mô và tỷ trọng nợ vay của DN nhà nước tại MB ít biến động.

Nhóm đối tượng MB hướng tới trong giai đoạn hiện nay là các khối DN dân doanh cũng là loại hình DN phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó TD cá nhân cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ thể hiện việc đa dạng hoá danh mục cho vay, phân tán rủi ro và nâng cao sức cạnh tranh. Các DN tư nhân với quy mô nhỏ, các DN Nhà nước địa phương và những loại hình khác là những đối tượng chiếm tỷ trọng dư nợ nhỏ nhất.

2.2.2 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại MB

Với định hướng “tăng trưởng hợp lý, an toàn và hiệu quả”, trong suốt 3 năm 2009 - 2011, MB đã thành công trong công tác QT RRTD. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn giảm mạnh so với năm 2009, Năm 2011, mặc dù tỷ trọng nợ quá hạn và tỷ trọng nợ xấu tăng so với năm năm 2010 nhưng tỷ lệ Nợ xấu được kiểm soát và luôn thấp hơn 2% và thấp hơn so với bình quân ngành

(3,39%). Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả công tác QT RRTD của MB. Bảng 2.4 : Tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu của MB giai đoạn 2009 - 2011

Chỉ tiêu ( tỷ đồng) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng dư nợ 29,588 48,797 59,045 Nợ quá hạn 1,286 1,239 3,341 Tỷ trọng nợ quá hạn 4.35% 2.54% 5.66%

Nợ xấu 467 613 936

Tỷ trọng nợ xấu 1.58% 1.26% 1.59%

Nguồn : Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất MB năm 2009 - 2011

Chất lượng nợ vay: Tại MB, việc phân loại nợ thực hiện căn cứ Điều 7/ Quyết định 493/QĐ-NHNN, theo đó nợ quá hạn MB chủ yếu tập trung nhóm nợ cần chú ý chiếm 4,07% tổng dư nợ năm 2011. Nợ có khả năng mất vốn năm 2011 có sự gia tăng so với năm trước. Nợ xấu hiện tại chủ yếu tập trung ở một số lượng KH đã phát sinh từ 2010 chưa giải quyết xong. Các khoản nợ xấu này MB đang tiếp tục xử lý và bán nợ cho MB AMC. Số lượng nợ quá hạn tập trung khoảng 77% là KH cá nhân, tuy nhiên dư nợ quá hạn DN chiếm gần 90%.

Bảng 2.5 : Phân loại nợ MB qua các năm ( 2009 – 2011)

Nhóm nợ ( tỷ đồng) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nhóm 1 25,778 44,043 54,766 Nhóm 2 818 626 2,405 Nhóm 3 213 125 305 Nhóm 4 77 71 111 Nhóm 5 177 417 520 Tổng dư nợ 29,588 48,797 59,045

Đặc điểm các khoản quá hạn cá nhân là nợ gốc + lãi phân kỳ nên số tiền chuyển quá hạn không lớn. Tuy nhiên lại liên tục phát sinh sau khi đã xử lý, thu hồi được phần nợ quá hạn kỳ trước. Nguyên nhân bắt nguồn chủ yếu từ công tác thẩm định TD chưa đạt yêu cầu, chưa đánh giá đúng nguồn thu nhập của KH cũng như chưa kiểm soát mục đích sử dụng vốn trong khi bản chất tài chính KH yếu kém. Ngoài ra đối với một số KH vay có dấu hiệu lừa đảo như thổi phồng các khoản thu nhập cá nhân để chứng minh năng lực tài chính, thường không hợp tác trong việc thanh toán nợ gây nhiều khó khăn cho Bộ phận xử lý nợ.

Việc tồn đọng khoản nợ quá hạn kéo dài của các KH tổ chức xuất phát từ việc thẩm định thiếu chính xác nguồn trả nợ của phương án kinh doanh đầu ra KH cũng như các phương án trả nợ dự phòng. Mặt khác, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã có tác động mạnh và làm suy giảm khả năng trả nợ của nhiều KH. Ngoài ra những rủi ro tất yếu không thể tránh khỏi trong hoạt động TD là nguyên nhân khiến việc kiểm soát chất lượng TD khó dự đoán.

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành, khi NH tiến hành khởi kiện ra Toà án để thu hồi nợ, thời gian từ giai đoạn khởi kiện đến ngày thi hành án thực tế từ 2 đến 4 năm. Trong khoản thời gian này NH thường mất nhiều thời gian công sức để theo đuổi vụ kiện. Ngoài ra xuất phát từ phong tục tập quán của người Á Đông luôn coi trọng tình cảm (trọng tình không trọng lý). Đồng thời xã hội VN thường xem những vụ kiện ra toà giữa NH và KH là sự kiện quan trọng (được thông tin trên báo chí và truyền hình) gây ảnh hưởng đến uy tín của NH khởi kiện. MB là NH có nguồn gốc từ quân đội nên càng thận trọng trong việc áp dụng hình thức khởi kiện. Từ những cách nghĩ và vướng mắc thực tế MB chưa từng sử dụng con đường tố tụng mà thường mất rất nhiều thời gian, công sức trong việc “bám theo” KH để thu hồi nợ.

Với kết quả nêu trên, có thể kết luận toàn hệ thống NH TMCP Quân Đội đã quản trị tốt chất lượng TD, dư nợ vay quá hạn luôn trong giới hạn an toàn cho phép của NHNN. Kết quả này được đánh giá phù hợp với chính sách TD

thận trọng cũng như định hướng chiến lược của Hội đồng quản trị trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn do lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)