Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 57)

Đặc điểm chung của nhóm nguyên nhân này là NH khó hoặc không thể kiểm soát trên thực tế mà chỉ có thể theo dõi, đưa ra các cảnh báo, đề ra các giải pháp đối phó nhằm hạn chế mức thấp nhất tổn thất.

2.3.6.1 Nguyên nhân bất khả kháng

Tình hình môi trường ngày càng biến đổi phức tạp là hậu quả việc khai thác quá mức không đi kèm các biện pháp bảo vệ, tái tạo tự nhiên gây nên hậu quả vô cùng nặng nề cho xã hội, kinh tế và nền sản xuất thế giới (thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản,.). Điều này ít nhiều ảnh hưởng gián tiếp đến VN - một nước có nền kinh tế phát triển thấp và phụ thuộc khá nhiều yếu tố giá cả từ nước ngoài - tác động hoạt động kinh doanh các DN xuất nhập khẩu trong nước. Thực tế tần suất các trận bão ở VN đang xảy ra thường xuyên với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn, đặc biệt tại các tỉnh Miền Trung đã ảnh hưởng nhiều cá nhân, DN sinh sống và sản xuất kinh doanh dựa vào tài nguyên biển. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh có thể coi là ít chịu tác động từ biến đổi tự nhiên, nhưng thời gian gần đây đã xuất hiện những trận động đất nhẹ như dấu hiệu cảnh báo trước. Do tính chất không thể dự đoán nên các bên thường lựa chọn cách thức hợp tác để hạn chế thấp nhất tổn thất. Cũng như tên gọi, các nhân tố này không thể nhận biết trước. Vì vậy, MB cần phải

hoạch định chính sách và cân nhắc danh mục ngành nghề cân đối để giảm thiểu nhất hậu quả nếu rủi ro trên xảy ra.

2.3.6.2 Môi trường kinh tế không ổn định

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới

Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dầu thô, may gia công, thủy hải sản. vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Như chất lượng hàng Ngành thủy sản không đáp ứng yêu cầu do nhận thức người chăn nuôi còn thấp. Hơn nữa, xuất khẩu VN vẫn đang chịu thách thức lớn trước những rào cản từ các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn (Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Châu Âu.).

Trong bối cảnh hậu khủng hoảng toàn cầu năm 2008, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự hồi phục cộng thêm những thiệt hại từ thảm họa thiên nhiên làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa toàn cầu tụt giảm, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các luồng vốn đầu tư nước ngoài hạn chế. Với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và hoạt động đầu từ nước ngoài (FDI) như VN, tình hình trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các DN, cá thể kinh doanh, đặc biệt là nhóm KH MB đang hướng tới là hộ kinh doanh và các DN có hoạt động xuất khẩu và nguồn thu từ USD. Mức độ thiệt hại từ loại rủi ro này phụ thuộc vào khả năng nhận biết, kiến thức tổng thể và mức độ quan tâm sâu sát của NH đối với thị trường chung. Do đó, Ban lãnh đạo MB và CBTD cần theo dõi sát sao tình hình thị trường và quản lý tăng trưởng dư nợ các KH để giúp DN chủ động đối phó tình thế.

Rủi ro từ hệ quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế

Sự cạnh tranh giữa các NHTM nội địa và quốc tế trong môi trường hội nhập làm gia tăng nguy cơ nợ xấu do các KH có tiềm lực tài chính lớn bị các NH nước ngoài thu hút. Mặt khác, quá trình mở cửa cũng tạo nên môi trường

cạnh tranh gay gắt đối với các DN trong nước phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ nhất là với tốc độ cạnh tranh cao như khu vực thành phố Hồ Chi Minh - một địa bàn thuận lợi trong kinh doanh nhưng cũng là thị trường với những quy luật chọn lọc khắc nghiệt, đặc biệt đối với DN vừa và nhỏ. Do đó việc đánh giá chính xác năng lực tài chính và phương thức hoạt động KD của đối tượng KH này trong sự biến động ngành và nền kinh tế là vô cùng quan trọng đối với MB.

Sự tấn công của hàng nhập lậu

Địa hình địa lý phức tạp cùng với hàng trăm km biên giới đường bộ và trên biển đã tạo điều kiện hàng lậu tràn lan, đặc biệt tại các thành phố lớn (điển hình mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm.) làm điêu đứng các DN trong nước và các NH đầu tư vốn cho các DN này dẫn đến thiệt hại trong doanh thu, giảm lợi nhuận DN và rủi ro MB khi tài trợ.

Tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn

Tình hình kinh tế thiếu ổn định với lạm phát cao, giá vàng, giá đô la biến động liên tục, xăng dầu tăng giá, thị trường chứng khoán chưa thể hồi phục là dư âm từ hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính chưa được khắc phục. Lãi suất tăng cao và chính sách thắt chặt TD đã đẩy các KH vào tình trạng khó tiếp cận vốn vay, dẫn đến việc vay bên ngoài theo lãi suất “chợ đen” là tất yếu. Sẽ rủi ro cho NH nếu KH sử dụng nguồn vốn này để đảo nợ nhằm dễ dàng vay lại trong hạn mức đã được cấp. Hay những bất ổn trên thị trường biển Đông gây lo ngại đầu vào cho ngành xuất khẩu thủy hải sản. Hàng hóa Trung Quốc giá rẻ (máy móc, thiết bị, phụ tùng, đồ chơi trẻ em, hàng tiêu dùng.) nhập khẩu tăng nhanh đe dọa trực tiếp tới các DN sản xuất nội địa và DN nhập hàng từ các nước khác. Qua đó, tác động đến hiệu quả phương án MB tài trợ. Chu kỳ kinh doanh của DN chịu ảnh hưởng môi trường kinh tế trong nước, gián tiếp gây thiệt hại MB. Tài sản thế chấp là yếu tố đảm bảo chính trong khi thị trường BĐS và thị trường hàng hoá chưa phát triển, nhiều biến động và không theo chuẩn mực chung.

2.3.6.3 Cơ chế, chính sách của Nhà nước

Các cơ quan quản lý còn đưa ra các giải pháp mang tính tình thế, thụ động, thiếu sự minh bạch và nhất quán. Năng lực dự báo kém cộng với biện pháp ứng phó với diễn biến nền kinh tế chưa hiệu quả cũng là những hạn chế trong vấn đề quản lý vĩ mô, đặc biệt hoạch định ngân sách tài chính công. Đôi khi nhiều khoản nợ xấu phát sinh do việc chậm cấp ngân sách Nhà nước để giải ngân theo tiến độ dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ bản dẫn tới nợ đọng vốn của NH. Điển hình gần đây nhất là dự án đường Hồ Chí Minh dừng cấp ngân sách đã đẩy MB đứng trước nguy cơ nợ xấu gần 13 tỷ đồng do tài trợ cho công ty 623 dưới sự bảo lãnh của Tổng Sáu.

2.3.6.4 Môi trường pháp lý

Rủi ro đến từ hoạt động các cơ quan ban ngành liên quan

Hoạt động các cơ quan ban ngành liên quan đến lĩnh vực TD NH hiện nay có thể nói còn nhiều vấn đề cần bàn luận như quản lý DN của sở kế hoạch đầu tư còn lỏng lẻo, cấp phép tràn lan; Nhiều trường hợp công chứng tài sản thế chấp chưa đúng về mặt pháp luật.

Sự can thiệp không chính thức của các cơ quan công quyền trong việc cho vay cộng thêm tâm lý ỷ lại của NH làm giảm chất lượng công tác thẩm định điển hình vụ vỡ nợ công ty Vinasin, MB phải trích lập dự phòng cho khoản vay. Ở MB không thực hiện việc cho vay theo chính sách thuần tuý, các dự án liên quan phục vụ quốc phòng an ninh đều được thẩm định thẩm tra đầy đủ trước khi cấp TD nên hạn chế phần nào nguyên nhân rủi ro trên.

Rủi ro đến từ văn bản pháp luật

Hệ thống văn bản pháp luật triển khai vào hoạt động NH chậm chạp và còn nhiều vướng mắc bất cập, điển hình như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ với quy định: Trong những hợp KH không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay. Trên thực tế, NH là một tổ chức kinh tế, không có chức năng cưỡng chế buộc KH bàn giao TSĐB hay việc xử lý TSĐB qua con đường khởi kiện mất nhiều thời gian, chi phí và hiệu quả thi hành không cao.

dẫn đến tình trạng NH không thể giải quyết tài sản tồn đọng.

Mặt khác, chính sách ban hành đột ngột, thường xuyên thay đổi ảnh hưởng đến kế hoạch, khả năng dự báo sức tiêu thụ trên thị trường của các DN. Như các chính sách tăng thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng mà trước đó NH đã mở L/C hay các quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo đột ngột để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện đúng tiến độ các hợp đồng xuất khẩu đã ký của các DN, ảnh hưởng kế hoạch trả nợ NH.

2.3.6.5 Quản lý thông tin và ứng dụng công nghệ

Hệ thống quản lý thông tin còn bất cập

Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công khai minh bạch thông tin đầy đủ về DN và NH. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan chủ quản. Trung tâm thông tin TD NH (CIC) của NHNN mặc dù đã gia tăng số lượng xử lý và rút ngắn thời gian hồi đáp nhưng thông tin cung cấp còn đơn điệu chủ yếu là lịch sử TD và TSĐB của KH tại các TCTD khác. Các yêu cầu về thông tin tài chính DN chưa đáp ứng về mặt thời gian và chất lượng. Tháng 8/2011, CIC đã có các sản phẩm mới về xếp hạng TD cá nhân và DN song công tác triển khai, giới thiệu và phổ biến sản phẩm đến các NH còn yếu dẫn đến sản phẩm có, nhu cầu có nhưng hầu như không được khai thác sử dụng. Mặt khác, thông tin CIC cung cấp chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin tại các tỉnh thành lớn. Trong khi các đối tượng lừa đảo có thể xuất hiện đa dạng như lợi dụng sự dễ dàng và đơn giản trong việc thành lập DN, chiếm đoạt tài sản NH dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó cũng là thách thức cho MB trong việc mở rộng và kiểm soát TD trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng.

Ứng dụng công nghệ rút ngắn quá trình vay vốn còn hạn chế

Đối với việc QT RRTD thể nhân, ở các nước tiến bộ đã sử dụng công cụ xếp hạng hết sức gọn nhẹ, nhanh chóng. Việc vận dụng công nghệ, tự động hóa

trong phân loại TD đã loại bỏ tối đa rủi ro phát sinh từ sai sót và thiên vị chủ quan trong hệ thống xếp hạng. Do đó, NH rút ngắn thời gian, tăng độ tin cậy TD, tạo cảm giác thỏa mãn cho KH. Trong khi MB vẫn xếp hạng TD thực hiện trong quá trình thẩm định sau khi KH cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết. Đó là chưa kể việc xếp hạng TD đôi khi còn thiếu chính xác. Bởi lẽ xếp hạng TD thủ công tùy thuộc vào năng lực và cảm tính của nhân viên TD, do vậy dễ dẫn đến tiềm ẩn rủi ro về con người.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)