Kinh nghiệm quản trị RRTD từ NHTM các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 32)

Kinh nghiệm của các NHTM Singapore

Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng ngừa nợ quá hạn, nợ xấu thông qua các cơ chế, chính sách cho vay, thành lập ủy ban giám sát NH cũng như mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh hiện đại, Singapore quy định những người ký kết các khoản TD phải chịu trách nhiệm trước tiên trong việc thực hiện phân loại TD chính xác dựa trên những đánh giá về tình hình tổng thể (khả năng thanh toán từ các nguồn thu nhập thông thường, người bảo lãnh, tài sản ký quỹ, dòng tiền các điều kiện về tài chính, triển vọng phát triển, ...) và có thể thay đổi kết quả phân loại trong quá trình phê chuẩn thông thường hay vào bất cứ thời điểm nào khác. Các khoản nợ TD được chia thành 5 nhóm nợ: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Trong đó, nợ các nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay chỉ bao gồm

dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể được xác định theo các tiêu chí: (i) Hoạt động kinh doanh cơ bản và khả năng tài chính vững chắc của khách hàng vay (kiểm tra khả năng tồn tại); (ii) Nguồn tiền mặt của khách hàng vay (bao gồm cả nguồn hỗ trợ của bên thứ ba); (iii) Chất lượng và giá trị có thể bán được của tài sản ký quỹ và tài sản bảo lãnh cho khoản vay TD; (iv) Sự tồn tại của quyền truy đòi hợp pháp có giá trị pháp lý và có thể thi hành đối với khách hàng vay. Đồng thời với các tiêu chí trên, giá trị dự phòng không được nhỏ hơn giá trị tối thiểu theo quy định của Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS). Trong đó: (1) Nợ dưới tiêu chuẩn: 10% giá trị khoản vay; (2) Nợ nghi ngờ: 50% giá trị

khoản vay; (3) Nợ có khả năng mất vốn: 100% giá trị khoan vay.

Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh, các NHTM Singapore được

yêu cầu xây dựng “Danh mục theo dõi” để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về TD. “Danh mục theo dõi” không phải là danh mục phân

loại, mà là danh sách những khách hàng đang tồn tại những vấn đề RRTD tiềm ẩn cần quan tâm. Những khách hàng có tên trong danh sách theo dõi không phải là những khách hàng bị xếp vào loại nợ cần chú ý hoặc thấp hơn, mà đều là những khách hàng được xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp dấu hiệu cảnh báo sớm có chiều hướng có ảnh hưởng bất lợi đối với khách hàng vay, khi đó cần xem xét để có thể xếp loại khách hàng vào nhóm nợ cần chú ý hoặc thấp hơn.

Đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ xấu, thì tối đa trong vòng 30 ngày làm việc, các cán bộ TD phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt để theo dõi để: (i) Xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và tài sản ký quỹ và khi cần thiết có thể sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ và tài sản đó; (ii) Đánh giá khả năng của khách hàng và sẵn sàng thực hiện cơ cấu lại nợ trong một khoảng thời gian thích hợp; (iii) Trường hợp cần thiết sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý thích hợp để thu hồi các khoản TD; (iv) Đưa ra chiến lược thu hồi khoản nợ cũng như phân loại vào các nhóm nợ thích hợp; (v) Tiến hành giám sát chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên hơn đối với các khoản nợ này.

Đối với các khoản nợ xấu được trích lập dự phòng đầy đủ, MAS cho phép các NHTM được xóa nợ xuống còn 1 SGD, bất kể tình trạng có thể thu hồi được khoản nợ như thế nào. Điều này nhằm phục vụ cho các mục đích giám sát. Báo cáo danh mục các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng cụ thể của các NHTM bắt buộc phải được nộp tới Hội đồng quản trị của NHTM và MAS để quản lý.

Với việc quản lý nợ xấu như trên, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Singapore không cao và thông thường nếu phát sinh một khoản nợ xấu ở NHTM thì gần như ngay lập tức khoản nợ đó sẽ được xử lý.

Kinh nghiệm của các NHTM Trung Quốc.

Để phòng ngừa và xử lý RRTD, NH Nhân dân Trung Quốc ( với tư cách là NHTW) đã đưa ra qui định: (i) Bộ phận TD của các NHTM phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu nhập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; (ii) Chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuẩn xác và hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; (iii) Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; (iv) Định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận TD; (v) Căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản TD có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản TD, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

NHTW Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay và yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất (như dự phòng tổn thất cho vay, ...), theo đó, các khoản TD được phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Trong đó, nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu.

Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: (1) Dự phòng chung. Được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% số dư cuối kỳ của các khoản TD; (2) Dự phòng cụ thể. Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dư các khoản TD với tỷ lệ như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 2%; Nhóm 3: 25%, Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Khi phân loại các khoản TD, các NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ, dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của KH, tình hình quản lý TD của NHTM, ... Trong đó, việc phân loại nợ chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo chỉ là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với các khoản cho vay mới, NHTM xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với NH khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập, thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản TD.

Kinh nghiệm của các NHTM Thái Lan

Khủng hoảng tài chính Tiền tệ Châu Á năm 1997 - 1998 đã nâng tỷ lệ nợ khó đòi tại Thái Lan ở mức báo động gần 36% tổng dư nợ. Trước tình hình đó, Chính phủ và các NHTM Thái Lan đã thực hiện một số biện pháp tái cấu trúc lại hoạt động TD như: Áp dụng các tiêu chuẩn kế toán thế giới xác định lại giá trị các khoản vay khó đòi; Thành lập các cơ quan xử lý nợ; Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong hoạt động TD (thông tin KH, mục đích sử dụng vốn, nguồn trả nợ, kiểm soát sau giải ngân); Phân công tách bạch chức năng, nhiệm vụ các bộ phận đảm bảo tính độc lập và khách quan; Thực hiện việc phán quyết TD theo thẩm quyền: một người, một nhóm người, hội đồng quản trị theo mức tăng dần; Tăng cường đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng, cập nhật thông tin thường xuyên cho nhân viên; Áp dụng chính sách cho vay theo từng lĩnh vực ngành nghề, đặc biệt lĩnh vực BĐS.

1.3.2 Bài học đối với NHTM Việt Nam

Từ kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý RRTD thực tế của các NHTM ở một số nước trên thế giới, một số bài học kinh nghiệm sau đây mà các NHTM Việt Nam có thể xem xét và vận dụng:

Thứ nhất, Hoàn thiện quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý

RRTD, đồng thời xây dựng phương án xử lý nợ xấu theo quy định của NH Nhà nước.

Thứ hai, Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư, phương án vay vốn

nhằm mục đích lựa chọn các dự án đầu tư có hiệu quả để cấp TD. Phân tách bộ phận trong quy trình giải quyết cho vay thành hai bộ phận độc lập: bộ phận tiếp nhận hồ sơ và bộ phận thẩm định TD nhằm mục đích thẩm định TD khách quan, chuyên nghiệp, tăng cường biện pháp giám sát khoản vay trước, trong và sau khi cho vay.

Thứ ba, Nâng cao vai trò chủ lực về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, trình

độ công nghệ, khả năng quản trị, điều hành và nâng cao hiệu quả KD đó là mục tiêu số 1 của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Thứ tư, Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực

quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng các quy trình TD hiện đại và sổ tay TD theo chuẩn mực quốc tế, hệ thống chấm điểm, đánh giá xếp loại TD hữu hiệu.

Thứ năm, Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ NH, nhất là hệ thống

thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống NH, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên NH, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.

Thứ sáu, Hoàn thiện hoạt động của các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản

Thứ bảy, Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên NH, đào tạo và đào tạo lại cán

bộ thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn của NH hiện đại, kỹ năng làm việc ngày một tốt hơn.

Kết luận Chương 1

Qua chương 1 tác giả đã làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài như RRTD, QT RRTD và phương thức QT RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế.

Từ kinh nghiệm QT RRTD tại một số nước trên TG, đặc biệt là các nước mới nổi (có nền kinh tế phát triển ở mức VN đang hướng tới trong tương lai không xa) và xuất phát từ nội lực, quy mô của các NH. Tác giả rút ra bài học cho NHTM VN trong việc đảm bảo tuân thủ lý luận đồng thời vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn trong việc quản trị RRTD ngân hàng

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân Đội

NH TMCP Quân Đội (MB) thành lập và đi vào hoạt động ngày 4/11/1994 với quy mô ban đầu chỉ có duy nhất một điểm giao dịch là Hội sở chính, nguồn nhân lực 25 thành viên và vốn pháp định 20 tỷ đồng. Cũng như tên gọi, MB được thành lập với vai trò, chức năng đặc thù theo yêu cầu phát triển đất nước bước sang thời kỳ đổi mới khi nhiều nhà máy, xí nghiệp trong quân đội đã chuyển sang làm kinh tế với khó khăn về tài chính, vốn kinh doanh. Sau khi nghiên cứu mô hình hoạt động MB một số nước trên thế giới, được sự đồng ý của NHNN VN, lãnh đạo Bộ Quốc phòng quyết định thành lập một NH theo mô hình cổ phần với nguồn vốn góp chủ yếu là của các DN quân đội. Năm 2011 là một năm đánh dấu nhiều sự kiện nổi bật với MB. Trong năm, MB đã thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) từ ngày 1/11/2011, khai trương thành công Chi nhánh quốc tế thứ hai tại PhnomPenh – Campuchia sau một năm hoạt động thành công chi nhánh quốc tế đầu tiên tại Lào. Triển khai mô hình chiến lược 2011 – 2015, mô hình tổ chức kinh doanh và triển khai chiến lược phía Nam và miền Trung – Tây Nguyên. Nâng cấp thành công hệ thống Core T24 từ R5 lên R10.

Sau hơn 17 năm hoạt động, MB đã mở rộng mạng lưới với 176 điểm giao dịch với 2 chi nhánh tại Lào và Campuchia, số lượng cán bộ, công nhân viên lên tới 4.439 người, chưa kể các công ty trực thuộc NH. Tổng số vốn điều lệ hiện tại 10.000 tỷ đồng

Trong quá trình hoạt động MB nhận được nhiều giải thưởng lớn: là 1 trong 2 NH TMCP đạt cờ thi đua của Chính phủ trong 02 năm liền 2009 -2010, thương hiệu mạnh VN, được NHNN xếp hạng A. Năm 2010, MB được tổ chức

Moody’s đánh giá và xếp hạng mức E+, mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất đối với các NH VN.

2.1.2 Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động của MB qua các năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 %

Thay đổi 2011

% Thay đổi

Tổng tài sản Tỷ đồng 69,008 109,623 58.86% 138,831 26.64%

Lợi nhuận trước

thuế Tỷ đồng 1,505 2,288 52.03% 2,625 14.73% Huy động vốn Tỷ đồng 58,279 96,954 66.36% 120,954 24.75% Tổng dư nợ Tỷ đồng 29,588 48,797 64.92% 59,045 21.00% ROE % 26.6 29.0 9.02% 28.34 -2.28% ROA % 2.7 2.5 -7.41% 2.11 -15.60% Vốn điều lệ Tỷ đồng 5,300 7,300 37.74% 7,300 0.00%

Nguồn : Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của MB năm 2009 – 2011

Thị trường trong vài năm gần đây có sự cạnh tranh gay gắt và xáo động mạnh. Với chính sách điều hành hợp lý linh hoạt, nguồn huy động vốn của MB luôn ổn định, tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2011, tổng vốn huy động MB đạt 120.954 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 89.548 tỷ đồng, chiếm trên 74% tổng vốn huy động.

Với phương châm định hướng tăng trưởng vững chắc, quản lý tốt, coi trọng chất lượng TD, kiểm soát tốt nợ xấu. Đồng thời, tận dụng cơ hội, chuyển kinh doanh theo hướng chủ động, phát triển mạnh khách hàng. Tổng dư nợ TD đạt 59.045 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2010. Cùng với phát triển TD, song song quản lý chất lượng TD chặt chẽ, MB luôn theo sát mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 1,9%. Theo đó, tỷ lệ nợ từ xấu cuối năm 2011 là 1,59% và thấp hơn nhiều so với nợ xấu chung của ngành ngân hàng Việt Nam (3,39%). Các chỉ tiêu an toàn hoạt động luôn tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước

Như vậy, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường biến động, MB chủ động có những quyết sách kịp thời, tạo kết quả cuối năm

2011 cao với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.625 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2010. Điều này giúp MB tiếp tục khẳng định vị thế là 1 trong 4 NH TMCP hàng đầu tại VN có lợi nhuận kinh doanh cao nhất.

2.1.3 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Định hướng phát triển MB trong năm 2012 “Tăng trưởng hợp lý, tái cơ cấu, hiệu quả” và tiếp tục hoàn thiện theo phương châm “Ngân hàng thân thiện và chuyên nghiệp”. Mục tiêu năm 2012 với vốn điều lệ đạt 13.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 175.500 tỷ đồng, lợi nhuận 3.680 tỷ đổng và tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,9%, triển khai các chiến lược chiếm lĩnh và mở rộng thị phần phía Nam và Miền Trung.

Trong thời gian tới, MB dự kiến phát triển theo mô hình NH thân thiện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 32)