Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 49)

2.3.2.1 Bố trí bộ máy nhân sự

Rủi ro từ CBTD thiếu đạo đức

Đạo đức con người là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế RRTD. Một cán bộ tha hóa đạo đức nhưng giỏi nghiệp vụ khi được bố trí trong bộ phận TD sẽ vô cùng nguy hiểm. Điển hình các vụ vay khống hay vụ chứng thư bảo lãnh, hộ chiếu “ma” sử dụng con dấu NH đóng dấu khống lên phôi giấy trắng có in logo NH, giả mạo chữ ký của lãnh đạo để làm chứng thư bảo lãnh giả nhằm thu lợi bất chính. Đây là hình thức phạm tội mới, có sự câu kết giữa người ngoài NH với nhân viên NH để lừa đảo chiếm

đoạt tài sản, cũng thực sự là hồi chuông cảnh báo đối với các CN MB trong việc quản lý con dấu NH. Không để tình trạng nhân viên NH tự ý đóng dấu mà không kiểm soát. Nhân viên hành chính cần làm hết chức năng nhiệm vụ của mình và có trách nhiệm với công việc.

Tại MB, vẫn còn trường hợp CV QHKH bưng bít hoặc cố tình làm sai lệch thông tin để dễ bề “qua mặt” CVTĐ. Do còn tồn tại tư tưởng Bộ phận quan hệ KH và Bộ phận thẩm định là 2 chiến tuyến, cản trở phát triển dư nợ nên chưa có sự hợp tác chặt chẽ. CVTĐ tại Khu vực sử dụng quá mức quyền hạn được trao trong việc trả hồ sơ hoặc “ngâm” hồ sơ các CN, chưa thực sự lấy việc phát triển KH là mục tiêu chung của MB, chưa xem trọng đúng mức phương châm “KH là thượng đế”.

Từ thực tế cho thấy, việc thành lập các CN, PGD nhằm mở rộng mạng lưới NH cũng tiềm ẩn hàng loạt rủi ro trong quá trình tuyển dụng vị trí quản lý cũng như kiểm tra kiểm soát của Ban lãnh đạo nếu khả năng quản lý kém làm gia tăng nợ quá hạn dẫn đến rủi ro đạo đức như thay vì cố gắng thu hồi nợ lại chọn giải pháp tăng dư nợ để giảm tỷ lệ nợ quá hạn, KH đã đủ tiêu chuẩn để chuyển nhóm nợ vẫn không chủ động thực hiện hoặc cho vay đảo nợ. Điều này đặc biệt xảy ra đối với các CN, PGD ở xa Hội sở.

Rủi ro từ CBTD yếu chuyên môn:

Có thể nhận thấy rõ nét nhất là công tác phân công CBTD quản lý KH hiện nay theo kiểu đa năng, không chuyên môn hoá theo ngành nghề cụ thể, không có nhiều kiến thức chuyên ngành. Trong khi hoạt động phân tích thẩm định hồ sơ KH thường tiếp xúc đa dạng ngành nghề. Đặc biệt là các ngành kinh doanh có điều kiện, chịu sự ràng buộc chặt chẽ nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên không phải CVTĐ nào cũng nắm được điều này trong đánh giá năng lực pháp luật của KH.

Việc bố trí nhân viên thiếu chuyên môn nghiệp vụ và không được đào tạo chuyên ngành liên quan vào bộ phận TD vì lý do cá nhân, riêng tư hoặc mục đích khác là hành vi vô cùng nguy hiểm đặc biệt khi họ thiếu cả đạo đức. Bản

thân từng cán bộ chưa có ý thức tự nâng cao nghiệp vụ. Hơn nữa, do đẩy mạnh mở rộng hệ thống mạng lưới CN, CBTD tại MB được điều chuyển, điều động liên tục, một cán bộ đôi khi kinh qua 4 - 5 đơn vị và vị trí. Mặt khác, nhiều khoản vay trung dài hạn thời gian từ 4 đến 10 năm đặc biệt đối với KH cá nhân. Đến khi nợ xấu xảy ra, CBTD đã không còn làm việc tại vị trí đó, thậm chí đã rời bỏ NH. Cán bộ tiếp nhận chưa từng tiếp xúc KH nên lơ là công tác quản lý. Bên cạnh đó, MB chưa quy trách nhiệm và ra chế tài cụ thể đối với từng CBTD để xảy ra nợ xấu theo từng khoản vay, chỉ xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn trong đánh giá xếp loại cuối kỳ. Biện pháp chưa mạnh, chưa dứt khoát nên CBTD chưa thực sự có trách nhiệm đối với đồng vốn NH.

2.3.2.2 Công tác kiểm tra, kiểm soát sau vay

Thiếu giám sát và quản lý khoản vay sau giải ngân:

Trước áp lực chỉ tiêu kinh doanh nên Bộ phận bán hàng thường ít chú trọng đến công tác kiểm soát sau hoặc các điều kiện quản lý khoản vay. Mặc dù yêu cầu kiểm tra quản lý khoản vay sau giải ngân được quy định cụ thể trong quy trình TD cũng như từng phê duyệt khoản vay, tuy nhiên việc kiểm tra giám sát khoản vay chỉ thực hiện chiếu lệ, chưa được xem trọng và thực thi một cánh nghiêm túc trên thực tế. Quản lý khoản vay sau giải ngân cũng là một cách quan tâm KH nhằm tìm kiếm và mở rộng cơ hội kinh doanh mới, bán chéo sản phẩm và sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho KH của nhân viên TD, quản lý số lượng KH quá đông (đặc biệt KH cá nhân), không sắp xếp và phân bổ khoa học thời gian bán hàng và thời gian kiểm soát sau. Mặt khác, hệ thống quản lý thông tin tại các DN quá lạc hậu, không cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin MB yêu cầu dẫn đến trong thời gian qua MB chưa thực hiện tốt công tác này đúng nghĩa, đầy đủ, còn mang nặng tính hình thức và đối phó, cụ thể:

CV QHKH thường đưa mẫu KH ký trước khi thực hiện hồ sơ vay vốn và chỉ liên hệ khi KH chậm trả lãi/gốc hay chuyển nợ quá hạn. Hoặc chỉ đi kiểm soát sau và lập biên bản khi biết có đoàn kiểm tra. Điều này dễ dẫn đến rủi ro

KH cố tình tẩu tán tài sản, trốn nợ hoặc thái độ thiếu hợp tác khi NH tiến hành thu hồi nợ. CV QHKH sẽ khó tìm được KH trong trường hợp chuyển nơi cư trú, không xác định được địa điểm làm việc mới của KH, xấu hơn là trường hợp KH thất nghiệp và mất nguồn trả nợ chính. Thực tiễn cho thấy hầu hết các khoản nợ có vấn đề tại MB đều xuất phát từ mục đích vay mua xe. Phương thức vay nợ này khá dễ dàng do TSĐB là tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, do khoản vay có thời gian dài (4 đến 5 năm) trong khi CBTD thay đổi liên tục dẫn đến không ai quản lý KH trên thực tế, đến khi nợ xấu phát sinh thì việc tìm kiếm TSĐB vô cùng khó khăn vất vả chứ chưa nói đến việc xử lý tài sản. Nhiều trường hợp tài sản bán qua tay 3, 4 chủ do giá trị rẻ nên người mua chấp nhận rủi ro không cần giấy tờ hay KH cầm cố vay nợ “nặng lãi”. Việc xử lý TSĐB mất rất nhiều công sức và cần sự phối hợp từ phía cơ quan chức năng chuyên ngành như công an khu vực, công an giao thông,. rõ ràng ở những nước trình độ dân trí chưa cao cũng làm nảy sinh rủi ro cho NH.

Bên cạnh đó, do yêu cầu cạnh tranh các NH đều muốn “lôi kéo” KH. Điều này có thể dẫn đến cho vay quá nhu cầu KH, đặc biệt hình thức cấp hạn mức TD. Thông thường MB thường ràng buộc lộ trình để KH chuyển toàn bộ giao dịch về MB. Tuy nhiên, trên thực tế bộ phận bán hàng do chạy theo chỉ tiêu thường không quản lý chặt điều kiện này, thiếu sự giám sát TD do thiếu kiến thức về hoạt động lĩnh vực, ngành nghề của KH vay vốn.

Do không thực hiện kiểm soát sau nên việc xếp hạng TD nội bộ định kỳ hàng quý vô cùng khó khăn vì thiếu thông tin, phần lớn dựa vào thông tin thời điểm cấp TD dẫn đến việc xếp hạng không phát huy được tác dụng và chưa phản ánh đúng tình hình hiện tại KH.

Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ

Tại MB, công tác kiểm tra nội bộ thực hiện theo định kỳ 2 lần/năm hoặc từng thời kỳ ở nhiều cấp khác nhau (cấp CN, cấp khu vực, cấp hội sở) theo chỉ thị và công văn chỉ đạo NHNN. Tuy nhiên, ở các CN, PGD vẫn còn tình trạng đưa ra các giải pháp đối phó tạm thời khi có đoàn kiểm tra khu vực/ hội sở. Mặt

khác, trình độ nghiệp vụ của kiểm tra viên tại CN, Khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu về kinh nghiệm TD trên thực tế, chưa nắm vững quy trình quy chế. Việc kiểm tra, rà soát của bộ phận phân tích CN chỉ mang tính hỗ trợ PGD, CN đối phó công tác kiểm soát Hội sở nên mang tính chiếu lệ, chưa có biện pháp chế tài, kết quả kiểm tra thường không được quan tâm đúng tầm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 49)