Rủi ro tín dụng từ vấn đề thông tin bất cân xứng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 53)

Giữa các ngân hàng thương mại

Ngày nay, do nhu cầu tài chính tăng cao như bổ sung vốn kinh doanh, tiêu dùng cá nhân, vay mua, sửa chữa nhà đất, mua sắm ô tô. Thủ tục vay vốn NH đơn giản, nhanh chóng, tiếp cận dễ dàng. Nên hầu hết người dân VN đủ điều kiện đều tìm đến sự tài trợ NH như một giải pháp tối ưu. Do đó, việc một KH có dư nợ tại nhiều NH cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy để xác định giới hạn tối đa trong khả năng trả nợ của một KH để quản lý tốt nhất mọi rủi ro của các khoản vay liên quan KH đó, các ngân hàng phải có tinh thần, thái độ hợp tác chắt chẽ. Đây là yếu tố cảnh báo giúp các NH nhận diện sớm các đối tượng lừa đảo để có biện pháp giải quyết kịp thời. Tuy nhiên, hầu hết các NH tại VN chưa nhận thức được điều này hay do tinh thần cảnh giác xem các NH khác như là “đối thủ” hơn là “bạn”. Các NH còn ngại ngần trong việc chia sẻ thông tin KH do tiêu chí tôn trọng bí mật cá nhân KH và bí mật kinh doanh NH. Hành động cung cấp thông tin thường diễn ra bằng con đường không chính thức, dựa trên mối quan hệ quen biết hoặc theo yêu cầu cơ quan chức năng.

Trong cùng ngân hàng

Bản thân các CVTĐ đôi khi cũng lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của KH cung cấp mà chưa chủ động hoặc không đủ thời gian và phương tiện tìm kiếm thông tin. Hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa NH và KH vay. Việc thu thập thông tin về KH, ngành nghề, môi trường kinh tế mà KH đang hoạt động, các văn bản pháp luật mới được ban hành, tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành MB đang và sẽ đầu tư, chưa được thực hiện một cách thường xuyên và

có tính hệ thống. Phòng phân tích tại các CN chưa quan tâm và chủ động xây dựng hệ thống thông tin theo ngành nghề với quy mô nhỏ trong phạm vi năng lực mình và chủ động trao đổi thông tin qua lại giữa các CN.

Vai trò CIC chưa phát huy hết hiệu quả

CIC đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định cấp TD hợp lý của NH. Tuy nhiên dữ liệu CIC qua hơn thập kỷ tồn tại vẫn chưa đầy đủ, một số thông tin như tài chính, xếp hạng TD... chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Nếu vậy chất lượng thông tin tại các tổ chức tư nhân mức độ tin cậy càng thấp (PCB). Nguyên nhân chủ yếu là các NH chưa thực sự quan tâm hiệu quả chung khi cung cấp thông tin KH để NHNN tổng hợp và tăng độ phong phú kho dữ liệu. Mặt khác, NHNN chưa có quy định chế tài đối với việc cung cấp thông tin. Hơn nữa, NH khi cung cấp thì là “nghĩa vụ” nhưng khi có nhu cầu phải “mua” thông tin tạo nên sự bất cân xứng trong nguyên tắc hàng hóa thị trường. Cho nên hầu hết các NH không mặn mà hợp tác toàn diện mà “của ai nấy xài”. Thực tế ở VN chưa có công cụ nào có thể thực sự đánh giá được RRTD của người vay vốn. Sản phẩm mới xếp hạng TD thể nhân, DN của Trung tâm CIC, hầu như chưa được các NH tin tưởng mua dịch vụ. Một phần xuất phát từ thói quen, phần khác NHNN cũng chưa có hoạt động nào giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng (NH) về phương thức, tiêu chí xếp hạng cũng như nguồn lấy thông tin. Các NH VN tự xây dựng những hệ thống chính sách và phương thức riêng để đánh giá và lưu trữ mức độ RRTD KH nên mang tính cá biệt thuần túy, lưu hành nội bộ. Dẫn đến việc các TCTD phân loại cùng 1 KH, nhóm KH khác nhau.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 53)