b. Chi đầu tư phát triển:
2.3.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
Trình độ đội ngũ Trưởng Ban tài chính và công chức làm kế toán ngân sách xã tuy đã được tăng cường, củng cố về mặt chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian qua nhưng vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý ngân sách. Một số đồng chí kế toán nhiều tuổi, làm việc lâu năm nhưng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, không chịu khó học hỏi nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, một số đồng chí trẻ mới nhận công tác lại chưa có kinh nghiệm, học không đúng chuyên ngành ngân sách xã, lại không có sự hỗ trợ từ người đi trước nên không nắm rõ được Luật NSNN, chu trình ngân sách, quy trình hạch toán các khoản thu, chi tài chính phát sinh ở xã. Trên thực tế, một số cán bộ kế toán vẫn chưa sử dụng thành thạo chương trình phần mềm kế toán được trang bị, chưa biết hạch toán đối với các nghiệp vụ kế toán phát sinh, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán chi xây dựng cơ bản, hạch toán các khoản chi, thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán, chi chuyển nguồn, kết chuyển để xác định kết dư ngân sách. Việc khai thác, sử dụng hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính phục vụ công tác quản lý là chưa cao, đặc biệt là việc mở và khai thác các sổ kế toán chi tiết như sổ phải thu, phải
trả, sổ thu hộ, chi hộ, tài sản cố định..
Việc phê chuẩn quyết toán của Hội đồng nhân dân cấp xã còn mang hình thức, phê chuẩn theo nội dung báo cáo do Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo, không có báo cáo thẩm tra quyết toán của Ban kinh tế - xã hội HĐND xã, cũng như chỉ rõ nguyên nhân tăng giảm so với dự toán, chưa quan tâm đến việc thực hiện dự toán do HĐND xã đã quyết định. Thực tế cho thấy, HĐND xã chưa thể hiện hết vai trò của mình trong việc quyết định dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách của địa phương, Ban kinh tế - XH HĐND xã không thực hiện thẩm tra báo cáo phương án phân bổ dự toán, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách của UBND cấp xã để trình HĐND xã phê duyệt. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình xét duyệt dự toán, quyết toán ngân sách xã chưa được đề cao, đa số những người có trọng trách mới chỉ ký mà không duyệt, không cân nhắc cẩn trọng đến tổng số thu, tổng số chi, cơ cấu thu, chi và mức độ của mỗi chỉ tiêu thu, chi đã ghi trong dự toán.
Việc xây dựng dự toán tại các xã, thị trấn chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu của huyện giao mà không nghiên cứu, đánh giá các điều kiện thực tế tại địa phương. Việc kiểm tra, thẩm định dự toán NSX của Phòng Tài chính - KH chưa được sâu, do lực lượng mỏng, không thể nắm hết thực tế của từng xã.
Công tác đào tạo cán bộ còn chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ đảm bảo chuẩn hoá về mặt hình thức chứ chưa thật sự sâu về chất lượng, phòng Tài chính - KH huyện đã mở lớp tập huấn về sử dụng phần mềm kế toán cho NSX xã, tuy nhiên trong giai đoạn 2010 - 2012 chưa mở một lớp tập huấn nào về công tác quản lý tài chính, ngân sách xã cho đội ngũ trưởng ban, chủ tài khoản, kế toán NSX.
Công tác quản lý NSX còn lỏng lẻo, chưa thực sự đi vào nề nếp, các tổ chức Đoàn thể, quần chúng nhân dân, Thanh tra nhân dân chưa thực sự vào cuộc với vai trò giám sát để phát hiện kịp thời những bất hợp lý, những sai phạm trong công tác quản lý NSX kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền.
Việc kiểm tra, kiểm toán thu, chi NSX không thường xuyên, chỉ có tính chất trọng điểm. Việc xử lý sau khi kết luận kiểm tra thực hiện chưa được nghiêm, nhiều xã vẫn dây dưa và chậm thực hiện.
Ngân sách xã hiện vẫn còn nhiều thất thoát do thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng thu chi ngân sách xã.
b. Nguyên nhân khách quan
Công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, mới dừng ở việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ thanh toán, chưa quan tâm đến việc kiểm soát theo dự toán do HĐND xã quyết định.
Việc phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp xã hiện nay của HĐND Tỉnh là chưa phù hợp với thực tế yêu cầu của địa phương, phân cấp nguồn thu NSX được hưởng theo phân cấp thấp, các xã, thị trấn thuộc huyện chủ yếu phải dựa vào thu bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên. Mặt khác, phân cấp quản lý kinh tế - xã hội cho cấp xã rộng, trong khi đó không phân cấp tỷ lệ điều tiết nguồn thu tiền sử dụng đất cho ngân sách xã, nên việc huy động nguồn chi đầu tư XDCB cho các công trình do cấp xã làm chủ đầu tư rất khó khăn, chủ yếu phải huy động từ đóng góp tự nguyện của nhân dân và thu đền bù quỹ đất công ích.
Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu của Tỉnh đề ra hiện nay chưa phù hợp với tình hình thực tế tại cấp xã, dẫn đến việc nguồn thu tài chính của ngân sách xã chi tiêu không hợp lý, khoản mục cần chi thì không được chi hoặc chậm trễ, gây lãng phí và thất thoát ngân sách nhà nước.
Chương 3