TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 74)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHƯƠNGHƯỚNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đàn đến 2015

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Phát huy truyền thống quê hương Bác Hồ Chí Minh anh hùng, Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Đàn đoàn kết, kỷ cương, chủ động, sáng tạo xây dựng huyện Nam Đàn phát triển toàn diện, bền vững, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH. Phát huy tối đa và có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo đột phá về phát triển kinh tế theo hướng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dịch vụ và CN TTCN, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng CHH- HĐH gắn với bảo vệ môi trường bền vững, phấn đấu đến 2020 đạt cơ cấu CN – DV – NN. Tăng nhanh nguồn thu ngân sách, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng Nam Đàn trở thành huyện có kinh tế phát triển, văn hoá xã hội đạt chuẩn Quốc gia, đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Quốc phòng – an ninh vững mạnh.

3.1.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm

+ Phát triển kinh tế theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Huy động, khai thác triệt để các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Coi trọng lĩnh vực phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân.

+ Tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; quản lý tài nguyên - môi trường và trật tự xây dựng.

+ Phát triển văn hóa - xã hội hài hòa với phát triển kinh tế ; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng.

+ Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch phát triển nông thôn, phát triển mô hình nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015, đạt 45% đến 50% số xã thuộc huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, kinh tế phát triển, nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được nâng cao; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực. Đến hết năm 2014, hoàn thành việc lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 100% số xã.

+ Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo quy hoạch, ưu tiên cải thiện hệ thống đường giao thông, điện nông thôn, hệ thống tưới tiêu, thoát nước thải, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nâng cấp các chợ, xây dựng các khu chăn nuôi quy mô lớn và sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm tách khỏi khu dân cư, quy hoạch và quản lý nghĩa trang. Quan tâm xây dựng trường học, trạm y tế; tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, đồng thời tăng cường chỉnh trang hạ tầng nông thôn.

+ Tập trung đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để phát triển sản xuất, dịch vụ. Nhân rộng các mô hình hiệu quả, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, ngành nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động, có chính sách hỗ trợ để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã; phát triển các HTX ngành nghề, dịch vụ, các hội nghề nghiệp ở nông thôn, nhân rộng mô hình các HTX tiên tiến, hoạt động hiệu quả. Có các giải pháp cụ thể đối với các HTX sản xuất, kinh doanh thua lỗ kéo dài, hoạt động kém hiệu quả.

+ Thường xuyên chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho nông dân gắn với phát triển sản xuất hàng hoá và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập cho người dân. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn bình quân 8 - 10%/năm. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Phấn đấu thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 25 triệu đồng/người/năm trở lên; lao động nông nghiệp còn dưới 20% lao động xã hội, đến cuối năm 2015 có trên 80% nhà ở của nông dân được xây dựng kiên cố, 100% số hộ dùng nước bảo đảm vệ sinh, có công trình phụ hợp vệ sinh, 95% số hộ có điện thoại cố định.

+ Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa kiến trúc tiêu biểu các vùng, miền; xây dựng đời sống văn hoá, từng bước xây dựng nếp sống văn minh. Đầu tư phát triển giáo dục, nâng cao dân trí; xây dựng hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ở tuyến huyện và tuyến xã

+ Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực điều hành của chính quyền và chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể.

3.1.1.3. Các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội chính

Phấn đấu đến năm 2015, đạt được các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội như sau:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15% đến 17%/năm, trong đó: Công nghiệp tăng bình quân 16% đến 18%; trong đó, công nghiệp tăng bình quân 16 đến 18%, xây dựng tăng bình quân 17 đến 18%; Dịch vụ tăng bình quân 23 - 25%; Nông nghiệp tăng bình quân 2%.

+ Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp - Xây dựng: 87 đến 89%; nông nghiệp: khoảng từ 5 đến 7%, Dịch vụ từ 5 đến 6%.

+ Tổng thu ngân sách nhà nước các thành phần kinh tế trên địa bàn đạt 2.000 đến 2.500 tỷ đồng.

+ Có 45 - 50% số xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. + Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác bình quân đạt 90 triệu đồng. + Duy trì vững chắc phổ cập giáo dục bậc tiểu học và THCS, phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học phổ thông.

+ Có 95% số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến trường; 40% số trường mầm non, 60% trường tiểu học, 20% trường THCS, 15% trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

+ 100% các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; đạt chỉ tiêu 5 bác sỹ và 20 giường bệnh/1vạn dân.

+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 99-100% + Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức 8 đến 9%.

+ Có 75% số làng được công nhận làng văn hoá, 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 65% các thôn, làng có Nhà văn hóa xây dựng mới, 75% xã có sân vận động; 80% các thôn làng, khu dân cư hoàn thành việc xây dựng hương ước, quy ước.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 23 - 25%, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 2.000 - 2.500 lao động.

+ Giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 5%.

+ Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 25%; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%.

+ Kết nạp đảng viên hàng năm từ 160 - 180 đảng viên.

+ Tỷ lệ Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hàng năm đạt trên 85%.

+ Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh bình quân hàng năm đạt trên 70%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỷ lệ chính quyền, MTTQ, đoàn thể trong sạch vững mạnh bình quân hàng năm đạt 70%

(Trích báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Nam Đàn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015)

3.1.2. Yêu cầu về công tác quản lý NSX trong thời gian tới

3.1.2.1. Nguyên tắc chung trong công tác quản lý NSX trên địa bàn huyệnNam Đàn trong thời gian tới Nam Đàn trong thời gian tới

Quản lý NSX trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý NSX. Hiệu quả thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu ngân sách.

- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc không thể bỏ qua trong quản lý NSX. Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, hiệu quả, hạn chế những tiêu cực, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu.

Một phần của tài liệu công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 74)