Những hạn chế

Một phần của tài liệu công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 65)

b. Chi đầu tư phát triển:

2.3.2.1. Những hạn chế

Nghị quyết của HĐND Tỉnh Nghệ An về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách ở địa phương mang tính quy định chung, không cụ thể, nên việc áp dụng tại các địa phương sẽ có sự khác nhau, rất khó kiểm tra, kiểm soát. Đồng thời, nội dung các khoản thu thì được phân cấp ổn định, nhưng việc phân cấp quản lý các đối tượng thu cụ thể chưa ổn định, còn có sự điều chuyển quyền quản lý giữa Tỉnh và cấp huyện trong thời kỳ ổn định ngân sách (việc phân cấp đối tượng thu thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế Tỉnh), ảnh hưởng đến việc phân chia nguồn thu cho ngân sách các cấp (trong đó có ngân sách xã). Đặc biệt, việc không phân cấp cho cấp xã nguồn thu tiền sử dụng đất đã làm cho các xã, thị trấn thuộc huyện không chủ động được nguồn chi đầu tư XDCB để triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

Trong quá trình xây dựng dự toán, nhiều xã vẫn còn chưa nắm hết được các căn cứ xây dựng dự toán, không đánh giá đúng khả năng huy động nguồn thu trên địa bàn cũng như tính toán kỹ các nhiệm vụ chi phát sinh trong năm nên chất lượng công tác xây dựng dự toán chưa được cao, chưa sát thực với thực tế, làm ảnh hưởng đến công tác điều hành ngân sách, điển hình là xã Nam Lộc, Nam Thượng, Nam Hưng, Nam Trung.

Đối với khoản thu khoán quỹ đất công ích, hoa lợi công sản trong quá trình giao dự toán, một số xã đã thực hiện giao khoán trong nhiều năm (thậm crí còn vượt qua cả nhiệm kỳ HĐND xã), thực hiện thu một lần và thực hiện chi hết ngay trong một năm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch thu ngân sách của các năm tiếp theo. Mặt khác, một số xã còn buông lỏng quản lý nguồn thu này, không giao dự toán thu vào ngân sách mà giao cho thôn, hợp

tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thu, gây thất thoát nguồn thu, ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách tại xã.

Hầu hết tại các xã, HĐND cấp xã không đưa ra các chủ trương cụ thể về việc quản lý huy động các nguồn đóng góp của Nhân dân. Thậm chí, một số xã còn giao cả chỉ tiêu thu đóng góp trên địa bàn không đúng quy định của Chính phủ trong giai đoạn hiện hành (Thu tiền đóng góp xây dựng trường học năm 2011 trong khi đó Chính phủ đã bãi bỏ việc huy động nguồn thu này từ năm 2008).

Một số xã còn giao cả số thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên khi chưa được UBND huyện thông báo không đúng quy định Luật NSNN như Nam Kim, Nam Anh, Nam Thanh, Nam Lộc...

Đối với Khoản thu phân chia theo tỷ lệ % được xác lập theo kế hoạch thu của cơ quan Thuế, một số khoản được uỷ nhiệm cho UBND các xã, thị trấn thực hiện thu. Việc giao dự toán đối với các khoản thu này thường mang tính áp đặt, thiếu chính xác, ảnh hưởng rất lớn đến cân đối ngân sách xã.

Định mức phân bổ thường xuyên giao trong giai đoạn 2010 - 2012 được tính theo mức lương cơ bản 730.000 đồng, tuy nhiên trong giai đoạn 2010 - 2012, mức lương cơ bản được nâng lên 1.050.000 đồng, tăng gần 50%, việc cấp bù nguồn thực hiện cải cách tiền lương được thực hiện sau 6 tháng cuối năm, trong khi đó ngân sách cấp xã vẫn phải chi trả đầy đủ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức theo quy định hiện hành, điều này gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành ngân sách xã.

Các xã khi giao dự toán chi đã tính và giao chi thường xuyên theo mức lương cơ bản 1.050.000 đồng, trong khi dự toán HĐND huyện giao theo mức lương cơ bản 750.000 đồng là bất hợp lý, giao tăng chi khi chưa có nguồn đảm bảo, không đúng quy định hiện hành.

Hầu hết các xã, thị trấn thuộc huyện (Nam Anh, Nam Kim, Nam Xuân, Nam Cường ...), việc xây dựng dự toán chi thường xuyên tại xã lại cao hơn số

giao chi của UBND huyện, do việc UBND các xã lấy nguồn vượt thu và kết dư ngân sách năm trước để bổ sung nguồn chi thường xuyên, điều này rất bất hợp lý bởi: Qua kiểm tra nguồn kết dư ngân sách tại các xã, thị trấn thường là nguồn đền bù thu hồi quỹ đất do xã quản lý cho các dự án đầu tư, thu đóng góp tự nguyện để xây dựng hạ tầng. Theo quy định đây là nguồn thu để chi đầu tư XDCB không được sử dụng để chi thường xuyên tại xã. Đối với nguồn vượt thu theo quy định của Nghị quyết Quốc hội được dành 50% để chi thực hiện cải cách tiền lương và 50% chi đầu tư phát triển.

Việc phân bổ dự toán chi thường xuyên tại xã thường không lường hết các nhiệm vụ phát sinh trong năm cần giải quyết nên khi xây dựng dự toán không có dẫn đến bị động trong điều hành NS.

Đối với chi đầu tư phát triển: Nguồn giao chi chủ yếu dựa vào nguồn thu đóng góp tự nguyện của nhân dân, nguồn đền bù thiệt hại quỹ đất do xã quản lý khi nhà nước thu hồi đất (Do nguồn thu tiền sử dụng đất ngân sách xã không được hưởng điều tiết). Khi giao dự toán chi đầu tư phát triển các xã thường giao chi quá cao so với khả năng thực tế huy động nguồn thu của địa phương. Mặt khác, dự toán chi đâu tư phát triển không phân bổ chi tiết cho từng công trình cụ thể, điều này trái với quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành của các cơ quan có thẩm quyền.

Hầu hết các xã, thị trấn trước khi trình HĐND xã phê duyệt dự toán đều không có báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - XH thuộc HĐND xã. HĐND xã quyết định dự toán còn mang nặng tính hình thức, chất lượng không cao, thậm chí chỉ quyết định lại những cái mà cấp trên đã quyết định, không đưa ra được những giải pháp cụ thể để triển khai hoàn thành dự toán đã quyết định.

Việc lập dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân xã quyết định còn chậm so với thời gian quy định (chậm nhất là sau 10 ngày kể từ khi Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định dự toán ngân sách huyện), thường là sau ngày 31/12 hàng năm mới Hội đồng nhân dân cấp xã mới tổ chức được hội nghị để

ra nghị quyết. nguyên nhân là do Hội đồng nhân dân cấp trên họp chậm thời gian so với quy định.

Biểu mẫu dự toán lập tại các xã, thị trấn không đầy đủ theo quy định của Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính và hướng dẫn lập dự toán hàng năm của Sở Tài chính. Dự toán thu lập không có dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chỉ lập phần dự toán thu ngân sách xã hưởng.

Hầu hết các xã chưa thực hiện công khai dự toán ngân sách và dự toán các quỹ tài chính khác đã được Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004; Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính. Chưa thực hiện trách nhiệm báo cáo về dự toán ngân sách hoặc dự toán ngân sách điều chỉnh được Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với cơ quan tài chính huyện.

Đối với phí đấu thầu trong lĩnh vực XDCB (mua hồ sơ mời thầu) hiện nay hầu hết các xã, thị trấn chưa thực hiện tốt công tác quản lý thu, nộp, còn để ngoài sổ sách và thực hiện chi luôn cho công tác đấu thầu công trình, như vậy là trái quy định của Luật NSNN

Việc quản lý, sử dụng nguồn thu đóng góp của nhân dân chưa có nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, dẫn đến việc quản lý, sử dụng nguồn thu đóng góp của nhân dân còn tuỳ tiện, việc hạch toán nguồn thu đóng góp vào ngân sách hoặc ngoài ngân sách phụ thuộc chủ yếu vào ý kiến chủ quan của kế toán ngân sách xã.

Việc huy động nguồn thu đóng góp của nhân dân chưa theo mục tiêu, công trình cụ thể theo quy định của Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính Phủ và Thông tư số 85/1999/TT-BTC ngày 7/7/1999 của Bộ Tài chính, một số nội dung huy động còn mang tính bắt buộc (mặc dù có giấy cam kết đóng góp tự nguyện kèm theo), thường gắn liền với việc cung

cấp các dịch vụ công, đặc biệt là việc huy động đóng góp xây dựng quê hương của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, các hộ dân được xét cấp đất hay làm thủ tục chuyển nhượng đất

Hầu hết các xã chưa chấp hành nghiêm túc dự toán chi NSX đã được HĐND xã quyết định. UBND các xã thực hiện điều hành chi theo nhu cầu thực tế phát sinh, còn thực hiện chi những nhiệm vụ không có trong dự toán, một số khoản chi điều hành vượt dự toán được giao mà không có phê duyệt của HĐND xã, không có Quyết định bổ sung dự toán của UBND xã.

Việc theo dõi, điều hành, cấp phát các nguồn kinh phí chưa giao chi tiết cho các đơn vị đầu năm như: Chi khác, sự nghiệp kinh tế, mua sắm tài sản, dự phòng, đóng góp tự nguyện, tiền đền bù thu hồi đất, vượt thu ... chưa khoa học, chưa thực hiện theo dõi chi tiết khi điều hành ngân sách, cũng không báo cáo, xin ý kiến HĐND xã theo quy định. Việc sử dụng nguồn chi đầu tư để bổ sung các khoản chi thường xuyên tại xã sai quy định còn phổ biến ở nhiều xã (Nam Xuân, Nam Cường, Nam Thái, Nam Tân..).

Về sử dụng nguồn dự phòng, tăng thu đều không có quyết định bổ sung của UBND cấp xã, mặt khác trước khi phân bổ UBND xã cũng không tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND xã theo quy định, và báo cáo tại các kỳ họp của HĐND xã. Theo chế độ quy định, nguồn tăng thu phải sử dụng 50% để thực hiện nhiệm vụ cải cách tiền lương (không tính nguồn thu từ tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp), nhưng trong thực tế, các xã đều sử dụng nguồn tăng thu để phục vụ các nhiệm vụ chi đột xuất của xã, không dành nguồn để thực hiện nhiệm vụ cải cách tiền lương cho những năm sau theo chế độ quy định.

Hiện tượng vay nợ cá nhân để bù đắp chi thường xuyên, chi trả nợ chi thường xuyên từ HĐND khoá trước vẫn còn diễn ra ở một số xã làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch điều hành ngân sách trong năm.

Hầu hết các xã, thị trấn chưa thực hiện ghi chi đối với các khoản chi được quản lý qua ngân sách theo quy định.

Cuối năm, hầu hết UBND các xã, thị trấn chưa thực hiện chi chuyển nguồn đối với các khoản chi đã giao cho các đơn vị trong dự toán theo quy định phải chuyển nguồn, các khoản chi tạm ứng đầu tư XDCB chưa thực hiện thanh toán tạm ứng trong năm.

Xử lý số dư trên tài khoản tiền gửi tại các xã, thị trấn còn chậm thực hiện. Chưa thực hiện kiểm kê tài sản, quỹ tiền mặt tại xã vào cuối năm theo quy định, một số xã còn để tồn các khoản tạm thu ngân sách, chưa thực hiện thu nộp Kho bạc NN ngay trong năm mà để tồn tại Quỹ tiền mặt.

UBND các xã chưa tổng hợp, báo cáo Phòng Tài chính - KH huyện thực hiện chuyển nguồn đối với các nguồn đã giao dự toán cho các đơn vị nhưng chưa thực hiện trong năm mà phải thực hiện chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp, nhất là các khoản chi tạm ứng thanh toán vốn đầu tư XDCB.

Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm lập và trình Hội đồng nhân dân cấp xã phê chuẩn chưa đầy đủ theo quy định của Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, nội dung quyết toán chưa quan tâm đến thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn phân cấp cho ngân sách xã. Việc nộp báo cáo quyết toán ngân sách xã cho phòng Tài chính - KH huyện thẩm định còn chậm theo quy định, chất lượng báo cáo chưa cao. Số quyết toán chi tiết thu, chi theo mục lục ngân sách không khớp với quyết toán thu, chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước. Thuyết minh quyết toán chưa thể hiện được khó khăn, thuận lợi trong qua trình điều hành ngân sách, cũng như nguyên nhân tăng, giảm trong việc thực hiện các chỉ tiêu thu, chi ngân sách; Việc thuyết minh tình hình sử dụng nguồn dự phòng, tăng thu và tăng, giảm chi quản lý nhà nước, đảng đoàn thể chưa rõ ràng.

Việc phê chuẩn quyết toán của Hội đồng nhân dân cấp xã còn mang hình thức, phê chuẩn theo nội dung báo cáo do Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo, không có báo cáo thẩm tra quyết toán của Ban kinh tế - xã hội HĐND xã, cũng như chỉ rõ nguyên nhân tăng giảm so với dự toán, chưa quan tâm đến

việc thực hiện dự toán do HĐND xã đã quyết định.

Một số cán bộ kế toán vẫn chưa sử dụng thành thạo chương trình phần mềm kế toán được trang bị, chưa biết hạch toán đối với các nghiệp vụ kế toán phát sinh, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán chi xây dựng cơ bản, hạch toán các khoản chi, thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán, chi chuyển nguồn, kết chuyển để xác định kết dư ngân sách. Việc khai thác, sử dụng hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính phục vụ công tác quản lý là chưa cao, đặc biệt là việc mở và khai thác các sổ kế toán chi tiết như sổ phải thu, phải trả, sổ thu hộ, chi hộ, tài sản cố định....

Một phần của tài liệu công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w