TRONG GIAI ĐOẠN 2008

Một phần của tài liệu công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 32)

2.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN NAM ĐÀN2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nam Đàn là huyện nửa đồng bằng nửa đồi núi, có diện tích tự nhiên 29.399,38 ha, có chiều rộng 10Km, chiều dài 30 Km Trung tâm huyện cách Thành phố Vinh 20Km.

Vị trí địa lý: Nam giáp huyện Đức Thọ và Hương Sơn – Hà Tĩnh. Bắc giáp Nghi Lộc và Đô Lương – Nghệ An

Tây giáp Thanh Chương và Đô Lương – Nghệ An Đông giáp Hưng Nguyên – Nghệ An.

Hệ thống giao thông: Nam Đàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện như. Quốc lộ 46, quốc lộ 15A, sông Lam, sông Đào. Cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn cơ bản đã được nhựa hoá và bê tông hoá tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với Thành phố Vinh và các huyện trong tỉnh.

Là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, có nhiều danh thắng đẹp, Nam Đàn được xác định là vùng trọng điểm phát triển du lịch, cùng với Vinh, Cửa Lò tạo thành tam giác phát triển du lịch của Nghệ An và Bắc Trung bộ.

Dân tính đến 1/4/2009 là 155.500 người, cơ cấu theo giới tính gồm nam 75.588 người, chiếm 48,61% và nữ có 79912 người, chiếm 51,39%

tổng dân số.

Cơ cấu theo đô thị và nông thôn gồm dân số thị trấn có người 6.702 người chiếm 4,31% và khu vực nông thôn người 148.798 chiếm 95,69%.

Quy mô dân số giai đoạn 2001-2008 bình quân mỗi năm dân số tăng 0,7%. Mật độ dân số bình quân trong toàn huyện năm 2008 là 501 người/km2. Dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng, cụ thể như vùng bán sơn địa, mật độ dân số bình quân của vùng khoảng 380 người/km2.

Chất lượng dân số ngày càng được nâng lên, tuổi thọ bình quân được tăng dần. Các chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng có nhiều tiến bộ qua các năm.

Dân số trong độ tuổi lao động tính đến 1/4/2009 là 83.615 người, chiếm 53,77 tổng dân số toàn huyện. Nguồn nhân lực tập trung ở khu vực nông thôn, chất lượng được thể hiện qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện tại của huyện đang ở mức thấp.

Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế 83.615 người, trong đó ngành nông - lâm - ngư 68.560 người, chiếm 82%; công nghiệp xây dựng là 4.780 người, chiếm 5,1% %. Dịch vụ là 10.275 người, chiếm 12,29%, trong đó thương mại: 4.997 người .

Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Lao động chủ yếu là lao động thuần nông, trình độ tay nghề thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn ít, nên số người thiếu việc làm thời vụ khá lớn. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là khoảng 80%

* Tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong những năm qua của huyện Nam Đàn cụ thể như sau:

Tổng giá trị sản xuất (giá 1994) năm 2000 đạt 427.689 triệu, đến 2005 đạt 640.715 triêu. Năm 2006 đạt 699.402 triệu, năm 2008 đạt 846.455 triệu, ước thực hiện 2009 : 919.871triệu và dự kiến năm 2010 đạt 1.036.067 triệu.

So với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện khoá 24 nhiệm kỳ 2005-2010, dự kiến 2010 đạt 78%. So với mục tiêu quy hoạch KTXH 2000 – 2010, năm 2011 đạt 113 %.

Giá trị sản xuất phân theo các ngành: Nông lâm, ngư nghiệp; năm 2000 đạt 291.326 triệu, năm 2005 đạt 353.128 triệu, năm 2006 đạt 375.321 triệu, năm 2008 đạt 416.299 triệu, ước năm 2009 đạt 437.038 và dự kiến năm 2010 đạt 461.132 triệu. Tương tự thời gian thì CNXD là: 63.374 triệu; 162.092 triệu; 186.162 triệu; 262.318 triệu; 299.420 triệu và 359.706 triệu. Dịch vụ tương ứng thời gian là: 72.988 triệu; 125.495 triệu; 137.919 triệu; 167.138 triệu; 183.413 triệu và 226.229 triệu.

Tổng giá trị gia tăng (giá 1994) năm 2000 đạt 253.629 triệu, đến 2005 đạt 369.779 triêu. Năm 2006 đạt 399.636 triệu, năm 2008 đạt 463.378 triệu, ước thực hiện 2009 : 496.101triệu và dự kiến năm 2010 đạt 549.198 triệu. So với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện khoá 24 nhiệm kỳ 2005-2010, dự kiến 2010 đạt 80,3%. So với mục tiêu quy hoạch KTXH 2000 – 2010, dự kiến 2010 đạt 112 %.

Năm 2012 Kinh tế tiếp tục tăng trưởng 6,29% so năm 2011. Tổng giá trị sản xuất (Giá so sánh năm 2010) 4.442.236 trđ đạt 83,21%KH, tăng 7,26% so năm 2011. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản đạt 1.564.929 trđ đạt 97% KH, tăng 2,30% so năm 2011; Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 1.990.997 trđ, đạt 75,62% KH, tăng 9,51% so năm 2011; Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 886.647 trđ, đạt 89,36% KH, tăng 11,7% so năm 2011.

Giá trị gia tăng phân theo các ngành: Nông lâm, ngư nghiệp; năm 2000 đạt 193.536 triệu, năm 2005 đạt 232.880 triệu, năm 2006 đạt 246.423 triệu, năm 2008 đạt 266.218 triệu, ước năm 2009 đạt 278.329 và dự kiến năm 2010 đạt 290.782 triệu. Tương tự thời gian thì CNXD là: 25.712 triệu; 58.388 triệu; 67.200 triệu; 92.914 triệu; 104.217 triệu và 124.156 triệu. Dịch vụ tương ứng thời gian là: 34.381 triệu; 78.511 triệu; 86.013 triệu; 104.246 triệu;

113.555 triệu và 133.260 triệu.

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện luôn được đầu tư, nâng cấp. Huyện Nam Đàn huy động tốt nội lực kết hợp với nguồn hỗ trợ của các cấp và hỗ trợ khác, làm tốt xây dựng hạ tầng hạ tầng văn hoá xã hội, có 100% số lớp học được kiên cố hoá, hệ thống thiết chế thể thao ngày càng được đầu tư, hoàn thiện đến nay đã có 6 nhà văn hoá xã hoạt động có hiệu quả, 294 nhà văn hoá xóm; quy hoạch cấp đất cho 307 xóm/330 để hoạt động văn hoá- thể thao.

Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện luôn được giữ vững, đời sống nhân dân trong huyện không ngừng được nâng cao. Các nguồn thu huy động vào Ngân sách trên địa bàn ngày càng cao, đảm bảo đáp ứng kịp thời nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý NSX trên địa bàn huyện Nam Đàn

Việc quản lý tài chính, NSX do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và Ban tài chính tại các xã, thị trấn thuộc huyện thực hiện. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các đơn vị như sau:

Một phần của tài liệu công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 32)