Kỳ cuố iI (telophase I)

Một phần của tài liệu giáo trình Di truyền học (Trang 38)

III. NHIỄM SẮC THỂ VÀ SỰ PHÂN BÀO

d. Kỳ cuố iI (telophase I)

Ở hầu hết các sinh vật, sau khi các nhiễm sắc thể di chuyển tới các cực thì màng nhân hình thành xung quanh chúng và tế bào này phân chia thành 2 tế bào con. Tuy nhiên, các chi tiết chính xác về mặt tế bào học của kỳ cuối I vẫn còn nhiều sai biệt, đặc biệt ở thực vật.

III.5.1.2. Giảm phân II

Giữa giảm phân I và giảm phân II có một kỳ trung gian rất ngắn gọi là interkinesis, không xảy ra sự tổng hợp ADN, mỗi tế bào chứa một bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), trong đó mỗi nhiễm sắc thể chứa hai chromatid chị em. Kỳ trước II thường xảy ra rất nhanh và không rõ nét; các kỳ còn lại tương tự như trong nguyên phân. Cụ thể, ở kỳ giữa II, các tâm động dính vào các sợi thoi và di chuyển về mặt phẳng xích đạo; vào đầu kỳ sau II, các nhiễm sắc thể tách nhau ở tâm động và sau đó các nhiễm sắc thể con phân ly về các cực đối diện; kỳ cuối II bắt đầu khi tại mỗi cực có một bộ nhiễm sắc thể đơn bội đơn (n) và màng nhân hình thành xung quanh chúng.

III.5.2. Sự phát sinh giao tử

Giảm phân là thời kỳ quan trọng nhất của quá trình phát sinh giao tử ở động vật và phát sinh bào tử ở thực vật. Hai quá trình này về căn bản là giống nhau nhưng cũng có sự khác nhau cơ bản.

III.5.2.1. Sự phát sinh giao tử ở động vật

Ở động vật, sự tạo thành giao tử đực hay tinh trùng gọi là sự sinh tinh xảy ra trong tinh hoàn-cơ quan sinh sản đực. Quá trình này bắt đầu với sự sinh trưởng của một tế bào lưỡng bội chưa biệt hoá gọi là tế bào mẹ tinh trùng. Tại pha sinh sản, tế bào này thực hiện nhiều lần nguyên phân để gia tăng số lượng tế bào mẹ tinh trùng (2n). sau đó, các tế bào này chuyển qua pha sinh trưởng, biệt hoá thành một tinh bào sơ cấp (2n kép). Kế đó, tế bào này trải qua pha trưởng thành với hai lần phân chia liên tiếp của giảm phân. Sau giảm phân I, một tinh bào sơ cấp cho ra hai tinh bào thứ cấp (n kép). Sau giảm phân II, mỗi tế bào này phânc hia thành 2 tinh tử (n). Bước cuối cùng là sự biệt hoá tinh tử thành các tế bào tinh trùng có cấu tạo đầy đủ các bộ phận như đầu, cổ và đuôi dài.

Sự sinh trứng ở động vật xảy ra trong các buồng trứng, cơ quan sinh sản cái. Quá trình này cũng bắt đầu bằng một tế bào mẹ của trứng (2n). Sau khi trải qua pha sinh sản, mỗi tế bào sinh noãn này biệt hoá thành noãn bào sơ cấp (2n kép) ở pha sinh trưởng với kích thước tăng trưởng một cách đặc biệt. Tại pha trưởng thành, sau giảm phân I, từ noãn bào sơ cấp tạo ra một noãn bào thứ cấp (n kép) và thể cực thứ nhất. Sau lần giảm phân II, từ oãn bào thứ cấptạo ra một noãn tử (n) và một thể cực, còn thể cực kia tạo ra hai thể cực thứ hai. Kết quả của cả quá trình nói trên là từ một tế bào sinh noãn tạo ra 1 noãn có kích thước rất lớn và 3 thể cực kích thước rất nhỏ.

Hình 2.22. Sơ đồ minh hoạ quá trình sinh tinh và sinh trứng ở động vật. III.5.2.2. Sự phát sinh giao tử ở thực vật

Ở thực vật bậc cao, sự hình thành các giao tử được gọi là sự hình thành hạt phấn hay phát sinh tiểu bào tử. Sự hình thành noãn còn gọi là sự hình thành túi phôi hay phát sinh đại bào tử. Các quá trình này tương tự như giảm phân ở động vật, nhưng sản phẩm của chúng có sự khác nhau đáng kể.

Hình 1.23. Vòng đời của hoa Lys, một đại diện của thực vật bậc cao. a. Sự hình thành hạt phấn

Trong các bao phấn của cơ quan sinh sản đực (nhị), mỗi tế bào mẹ hạt phấn hay tế bào mẹ tiểu bào tử (2n) trải qua giảm phân với 2 thoi vô sắc thẳng góc nhau tạo ra một cụm bốn

tiểu bào tử hay 4 hạt phấn non (n). Sau đó mỗi tiểu bào tử nguyên phân lần thứ nhất cho ra hai nhân đơn bội, gồm một nhân sinh dưỡng (n) và một nhân sinh sản (n); kế đó, nhân sinh sản nguyên phân lần thứ hai cho ra 2 nhân sinh sản con, gọi là các tinh tử. Cấu trúc hạt phấn với 3 nhân đơn bội như vậy gọi là hạt phấn chín có khả năng tham gia vào quá trình thụ phấn.

Một phần của tài liệu giáo trình Di truyền học (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w