THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HAØNG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 42)

VAØ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM THAØNH PHỐ TUY HÒA.

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 22/04/2005 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Trên cơ sở quyết định này, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Theo đó nợ trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được chia làm 5 nhóm như sau: Nhóm 1( Nợ đủ tiêu chuẩn); Nhóm 2( Nợ cần chú ý); Nhóm 3( Nợ dưới tiêu chuẩn); Nhóm 4( Nợ nghi ngờ); Nhóm 5( Nợ có khả năng mất vốn).Việc phân loại cụ thể từng nhóm nợ được trích dẫn ở phần Phụ lục.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5.

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 theo quy định. Tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Hiện tại chi nhánh chỉ có hai hình thức cấp tín dụng đó là cho vay và bảo lãnh. Đối với hoạt động bảo lãnh, chỉ có loại bảo lãnh dự thầu đang thực hiện tại chi nhánh; trong đó khách hàng muốn được chi nhánh bảo lãnh phải kí quỹ 100% giá trị bảo lãnh tại chi nhánh. Như vậy, rủi ro ở hoạt động bảo lãnh là không có, bởi vì khi bên được bảo lãnh vi phạm trong dự thầu, thì chi nhánh sẽ lấy số tiền kí quỹ của khách hàng( bên được bảo lãnh) để trả cho bên nhận bảo lãnh( chủ đầu tư) khi bên nhận bảo lãnh yêu cầu. Vì vậy, rủi ro tín dụng của chi nhánh là rủi ro ở hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 42)