KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 63)

Bảng 3.20: Kết quả hoạt động kinh doanh.

Đơn vị tính:Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh

2008/2007 2009/2008 So sánh Tuyệt

đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

1 Tổng thu nhập 12.963 18.851 17.701 +5.888 +45,42 -1.150 -6,1 1.1 Thu từ tín dụng 12.256 17.131 14.788 +4.875 +39,78 -2.343 -13,68 1.2 Thu nhập khác 707 1.720 2.913 +1.013 +143,28 +1.193 +69,36 2 Tổng chi phí 11.127 18.336 15.763 +7.209 +64,79 -2.573 -14,03 2.1 Chi phí hoạt động tín dụng 6.581 12.516 10.653 +5.935 +90,18 -1.836 -14,88 2.2 Chi phí khác 4.546 5.820 5.110 +1.274 +28,02 -710 -12,2 3 Lợi nhuận 1.836 515 1.938 -1.321 -71,95 +1.423 +276,3

Nguồn: Kết quả HĐKD của chi nhánh trong 3 năm 2007, 2008, 2009.

Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu hiện tại của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, và NHNo&PTNT chi nhánh Nam Thành phố Tuy Hòa

công tác hạn chế rủi ro tại chi nhánh, thì lợi nhuận là con số sẽ thể hiện thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Năm 2008 lợi nhuận chi nhánh đạt 515 triệu đồng, giảm 1.321 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ giảm 71,95%. Năm 2009 lợi nhuận chi nhánh đạt 1.938 triệu đồng, tăng 1.423 triệu đồng, tốc độ tăng 276,3% so với năm 2008. Lợi nhuận của chi nhánh đã phản ánh đúng thực chất tín dụng, rủi ro tín dụng và các nhân tố khác tác động đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Cụ thể:

Trong năm 2008, Việt Nam chịu ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới, một số doanh nghiệp tư nhân, một số hộ kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ, kết quả mang lại lợi nhuận không cao, thậm chí thua lỗ, làm cho nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, phải trích lập chi phí cho qũy dự phòng xử lý rủi ro lớn; làm cho lợi nhuận ngân hàng mang lại thấp. Năm 2008, nợ xấu chi nhánh chiếm tỷ trọng 9,1% trên tổng dư nợ, chi phí trích dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng 3.312 triệu đồng.

Năm 2008, một năm đầy khó khăn đối với ngành ngân hàng. Năm 2007 lãi suất cơ bản ở mức 8,25%/ năm. Tuy nhiên sang năm 2008 lãi suất cơ bản tăng lên 12% vào ngày 19/5/2008 sau đó 14% vào ngày 11/6/2008 và trả về 8,5%/ năm vào cuối năm. Sang năm 2009 lãi suất cơ bản ổn định ở mức 7%/ năm. Như vậy, đã tác động đến chi phí đầu vào của nguồn vốn chi nhánh( chi trả lãi tiền gửi và tiền vay) và nguồn thu từ tín dụng(chủ yếu là thu lãi cho vay).

Qua đây, chi nhánh nên có biện pháp đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ mới của NHNo nhằm khơi tăng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác, không nên tập trung vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III:

Hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đáp ứng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương, đầu tư chủ yếu vào thành phần kinh tế Hộ gia đình và lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản thể hiện vai trò chủ đạo của một ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân phù hợp với chính sách “ Tam nông” của Đảng và Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ vượt quá qui định cho phép. Nợ quá hạn, nợ xấu diễn ra ở tất cả các địa bàn quản lý, mọi ngành kinh tế; trong đó ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và địa bàn phường Phú Thạnh, Phú Đông là cao nhất. Do đó yêu cầu chi nhánh phải nâng cao chất lượng tín dụng.

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HAØNG NÔNG NGHIỆP VAØ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM THAØNH PHỐ TUY HÒA .

4.1 NỘI DUNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM THAØNH PHỐ TUY HÒA.

Để quản lý rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Nam Thành phố Tuy Hòa có tính khả thi cao. Trên cơ sở bảo đảm thực hiện mục tiêu vĩ mô của NHNo&PTNT Việt Nam đề ra đến năm 2020 như sau:

Nguồn vốn huy động tăng bình quân 16%-18%/năm. Dư nợ tín dụng tăng 14%-16%/năm.

Dư nợ tín dụng trung, dài hạn đạt tỷ lệ 40%/tổng dư nợ tín dụng năm. Nợ xấu dưới 5%/ tổng dư nợ tín dụng.

Dư nợ cho vay đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 220.000 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2010 sau đó tăng 18%-20% hàng năm. Giữ vững cho vay nông nghiệp, nông thôn mức 70%/ tổng dư nợ cho vay, trong đó dư nợ cho vay hộ gia đình chiếm 55%/ tổng dư nợ cho vay.

Duy trì số hộ có quan hệ tín dụng, thanh toán với NHNo&PTNT như hiện nay. Tăng suất đầu tư hiện tại trung bình 20 triệu đồng/hộ gia đình lên 50 triệu đồng/ hộ gia đình vào năm 2020.

Trên cơ sở mục tiêu vĩ mô đề ra, chi nhánh đề ra mục tiêu dài hạn, đến năm 2015 như sau:

Tốc độ tăng nguồn vốn huy động tại địa phương hàng năm 18%- 23%/năm.

Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân chiếm 70%-75%/ tổng dư nợ cho vay.

Dư nợ cho vay trung dài hạn 40%-45%/ tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu dưới 5%/ tổng dư nợ tín dụng.

Theo Em cần quan tâm đến các nội dung sau:

Một là: Phân tích và nhận ra những mối đe dọa từ môi trường kinh doanh

bên ngoài có tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng; Ví dụ như: Theo dõi và dự đoán được diễn biến lãi suất thị trường, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ, diễn biến xuất nhập khẩu trên địa bàn, diễn biến thị trường tiêu thụ trong nước về những cây, con chủ lực mà ngân hàng cho vay. Đánh giá chuẩn mực tiềm lực cũng như mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ở địa bàn kế bên... Đồng thời, phân tích tìm ra những điểm mạnh, yếu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Thành phố Tuy Hòa nói riêng. Điều đó giúp Chi nhánh thấy được lợi thế cạnh tranh của mình hiện nay là gì?

Hai là: Từ những phân tích ở chương III, đề ra biện pháp cụ thể như xây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng đề án kinh doanh, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, ký thỏa thuận với các cơ quan hữu quan như Uỷ ban nhân dân địa phương, Hội nông dân xã, phường...để thu hồi .

Để làm tốt nhiệm vụ và các mục tiêu đề ra NHNo&PTNT Nam Thành phố cần phải xác định được 3 yếu tố: Khách hàng của NHNo là ai? Nhu cầu của khách hàng là gì? Làm thế nào để thỏa mãn được nhu cầu đó?

Ba là : Tiến hành điều tra thị trường, thị phần, phân đoạn thị trường dựa

trên một số chỉ tiêu chính như doanh số hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh, hình thức sở hữu. Khi đó ngân hàng sẽ tiến hành lựa chọn các thị trường

mục tiêu phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của ngân hàng đã xác định.

Bốn là: Nhận dạng và đo lường mức độ rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong

hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt rủi ro trong đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Năm là: Sau khi đã nhận dạng và đo lường mức độ rủi ro tín dụng có thể

gặp phải, kế tiếp ngân hàng phải có kế hoạch làm thế nào để hạn chế những rủi ro này.

Sáu là: Phân tích đánh giá và so sánh kết quả của sự vận dụng những kế

hoạch phòng chống và xử lý rủi ro ở quỹ dự phòng so mục tiêu đề ra. Từ đó có các bước điều chỉnh và có giải pháp mới cho phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 63)