Nợ quá hạn theo nhóm

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 47)

Theo quyết định 636/QĐ-HĐQT- XLRR của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, thì trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, nợ được chia làm 5 nhóm như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn); Nhóm 2( Nợ cần chú ý); Nhóm 3( Nợ dưới tiêu chuẩn); Nhóm 4( Nợ nghi ngờ); Nhóm 5( Nợ có khả năng mất vốn).

Nợ điều chỉnh kỳ hạn là việc ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.

Nợ khoản 3 điều 6 là việc ngân hàng nơi cho vay phải chuyển khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn đối với dư nợ của khách hàng tại ngân hàng. Cụ thể:

Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một NHNo&PTNT nơi cho vay phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai(02) khoản nợ trở lên tại một NHNo&PTNT nơi cho vay mà bất cứ khoản nợ nào bị phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác thì ngân hàng phải phân loại các khoản nợ còn lại vào nhóm nợ có rủi ro cao nhất đó.

Nếu có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT, nếu ngân hàng nơi cho vay có thông tin hoặc được Tổng giám đốc thông báo nhóm nợ có rủi ro cao nhất của khách hàng đó thì chi nhánh có trách nhiệm phân loại toàn bộ dư nợ của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.

NHNo&PTNT nơi cho vay chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào các nhóm theo quy định vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn khi có cơ sở đánh giá các chỉ tiêu tài chính hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục và có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm; ảnh hưởng biến động giá cả thị trường, diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến lĩnh vực, môi trường kinh doanh của khách hàng.

Đối với các khoản vay bị thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh trên diện rộng… do các nguyên nhanh bất khả kháng thì giao cho Tổng giám đốc hướng dẫn phân loại nợ, trích dự phòng và xử lý rủi ro tùy vào điều kiện từng thời kì cụ thể.

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là khoản nợ mà NHNo&PTNT nơi cho vay chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng NHNo&PTNT nơi cho vay có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Bảng 3.11: Nợ quá hạn phân theo nhóm.

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 2008/2007 2009/2008 So sánh Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Nhóm 2 5.747 2.607 7.921 -3.140 -54,64 +5.314 +203,84 2 Nhóm 3 847 2.728 1.368 +1.881 +222,08 -1.360 -49,85 3 Nhóm 4 1.170 2.997 732 +1.827 +156,15 -2.265 -75,58 4 Nhóm 5 6.499 4.415 3.324 -2.084 -32,07 -1.091 -24,71 Tổng cộng 14.263 12.747 13.336 -1.516 -10,63 +589 +4,62

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2007,2008,2009.

Từ bảng 3.11, phân tích nợ quá hạn chi tiết hóa theo nhóm như sau:

Bảng 3.12 :Nợ qúa hạn nhóm 2 chi tiết.

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh

2008/2007 2009/2008 So sánh Tuyệt

đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Nhóm 2 5.747 2.607 7.921 -3.140 -54,64 +5.314 +203,84 1.1 Quá hạn 10-90 ngày 1.494 1.578 5.446 +84 +5,6 +3.868 +245,12 1.2 Điều chỉnh KH lần đầu 1.568 664 385 -904 -57,65 -279 -40,02 1.3 Khoản 3 điều 6 2.685 365 2.090 -2.320 -86,41 +1.725 +472,6

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2007,2008,2009.

Trong nợ quá hạn nhóm 2(nợ cần chú ý) thì các khoản nợ quá hạn từ 10- 90 chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Các khoản nợ quá hạn từ 10-90 ngày năm 2007

khoản nợ quá hạn 10-90 ngày chiếm 60,53% trong tổng 2.607 triệu đồng nợ quá hạn nhóm 2; năm 2009 các khoản nợ này chiếm 68,75% trên tổng 7.921 triệu đồng nợ quá hạn nhóm 2. Đối với các khoản nợ này cần tập trung đôn đốc thu nợ vì trên thực tế khách hàng vì các nguyên nhân khác nhau như chưa thu tiền đối tác, sản phẩm làm ra chưa bán được … từ đó chưa có nguồn thu để trả nợ ngân hàng dẫn đến thời hạn quá hạn ngắn từ 10- 20 ngày, rồi sau đó khách hàng sẽ thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi. Cách phân loại này đã tạo tình trạng “ nợ quá hạn ảo” tại chi nhánh.

Trong nợ quá hạn nhóm 2 có các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu. Năm 2007 là 1.568 triệu đồng, năm 2008 đạt 664 triệu đồng, sang năm 2009 các khoản nợ này đạt 385 triệu đồng. Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn lần đầu này cho thấy dấu hiệu khách hàng bắt đầu suy giảm khả năng trả nợ.

Với các khoản nợ phân theo khoản 3 điều 6( chuyển khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn). Các khoản nợ này là sự chuyển dịch từ nhóm 1 vào nhóm 2 như vậy đã làm tăng nợ quá hạn.

Bảng 3.13: Nợ qúa hạn nhóm 3 chi tiết (nợ xấu)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 2008/2007 2009/2008 So sánh Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Nhóm 3 847 2.728 1.368 +1.881 +222,08 -1.360 -49,85 1.1 Quá hạn 91- 180 ngày 847 1.177 1.303 +330 +38,96 +126 +10,71 1.2 Cơ cấu thời

hạn trả nợ lần đầu 0 0 0 1.3 Khoản 3 điều 6 0 1.551 65 +1.551 -1.486 -95,81

Nợ nhóm 3(nợ dưới tiêu chuẩn) trong 3 năm chủ yếu là nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. Cụ thể, nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày trong năm 2007 là 847 triệu đồng, chiếm 100% nợ quá hạn nhóm 3; năm 2008 là 1.177 triệu đồng, chiếm 43,15% nợ nhóm 3; năm 2009 là 1.303 triệu đồng, chiếm 95,25% nợ nhóm 3.

Trong năm 2008, các khoản nợ phân loại theo khoản 3 điều 6 của quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR là các khoản nợ phân theo nhóm cao hơn do các chỉ tiêu tài chính( khả năng sinh lời, khả năng thanh toán…) của khách hàng bị suy giảm; diễn biến bất lợi tác động đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Các khoản nợ này năm 2008 đạt 1.551 triệu đồng.

Bảng 3.14: Nợ qúa hạn nhóm 4 chi tiết (nợ xấu)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Nhóm 4 1.170 2.997 732 +1.827 +156,15 -2.265 -75,58 1.1 Quá hạn 181- 360 ngày 723 1.339 691 +616 +85,2 -648 -48,39 1.2 Nợ cơ cấu thời hạn lần đầu quá hạn dưới 90 ngày 0 1.658 0 +1.658 -1.658 -100,0 1.3 Nợ cơ cấu lần 2 447 0 0 -447 -100,0 1.4 Khoản 3 điều 6 0 0 41 +41

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2007,2008,2009.

Trong nợ quá hạn nhóm 4(nợ nghi ngờ) thì nợ quá hạn từ 181- 360 ngày chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007 chiếm 61,79% trên tổng 1.170 triệu đồng, năm 2008 chiếm 44,68% trên tổng 2.997 triệu đồng, năm 2009 chiếm 94,4% trên tổng

Trong năm 2007, các khoản nợ cơ cấu lần 2 là 447 triệu đồng. Năm 2008 nợ cơ cấu lần đầu quá hạn dưới 90 ngày là 1.658 triệu đồng. Như vậy, đối với các khoản nợ này sau khi sau khi đã cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu thì khả năng trả nợ vẫn không có dấu hiệu tốt lên.

Bảng 3.15: Nợ qúa hạn nhóm 5 chi tiết (nợ xấu)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 2008/2007

So sánh 2009/2008 Tuyệt

đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Nhóm 5 6.499 4.415 3.324 -2.084 -32,07 -1.091 -24,71 1.1 Qúa hạn trên 360 ngày 383 520 1.228 +137 +35,77 +708 +136,15 1.2 Nợ cơ cấu thời hạn lần đầu quá hạn trên 90 ngày 2.477 99 0 -2.378 -96,0 -99 -100,0 1.3 Nợ cơ cấu lần 2 quá hạn 3.383 0 0 -3.383 -100,0 1.4 Nợ cơ cấu lần 3 256 3.498 0 +3.242 +1266,4 -3.498 -100,0 1.5 Nợ chờ xử lý 0 0 1.926 +1.926 1.6 Khoản 3 điều 6 0 298 170 +298 -128 -42,95

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2007,2008,2009.

Trong năm 2007, nợ nhóm 5(nợ có khả năng mất vốn) chủ yếu là các khoản nợ cơ cấu lần đầu quá trên 90 ngày và nợ cơ cấu lại lần 2. Các khoản nợ cơ cấu lần đầu quá hạn trên 90 ngày đạt 2.477 triệu đồng, nợ cơ cấu lần 2 quá hạn đạt 3.383 triệu đồng. Cho thấy khách hàng của các khoản nợ này vẫn chưa tạo ra nguồn thu để trả nợ ngân hàng theo thời hạn đã cơ cấu. Trong năm 2008, nợ nhóm 5 chủ yếu là nợ đã cơ cấu lần 3, cho thấy tình hình tài chính, khả năng

trả nợ của nhóm khách hàng này đã bị suy giảm trong thời gian dài và liên tục vì khả năng trả nợ trong các lần cơ cấu trước chưa dứt điểm dẫn đến phải cơ cấu lại lần 3. Vì vậy việc cơ cấu lại nợ của ngân hàng cho khách hàng không gắn liền với thay đổi khả quan và tích cực trong khách hàng thì cũng chỉ là “ bình mới,

rượu cũ”, không làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra việc tạo

điều kiện cơ cấu nợ cho khách hàng sẽ làm tăng rủi ro về mặt lâu dài cho ngân hàng do thời gian thu hồi nợ tăng lên.

Trong năm 2009, nợ nhóm 5 chủ yếu là các khoản nợ đã quá hạn trên 360 ngày và nợ chờ xử lý. Cụ thể, nợ nhóm 5 năm 2009 là 3.324 triệu đồng thì nợ quá hạn trên 360 ngày là 1.228 triệu đồng, nợ chờ xử lý là 1.926 triệu đồng. Nợ chờ xử lý này là những khoản nợ được ngân hàng phân thành nhiều kì trả nợ, trong đó có một kì trả nợ quá hạn trên 360 ngày, và đã được chi nhánh trích quỹ dự phòng để xử lý rủi ro nên phần dư nợ còn lại trong các kì sau được chi nhánh chuyển vào nợ chờ xử lý thuộc nợ nhóm 5.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)