Nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 69)

Bảo đảm tín dụng là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Không nên xem bảo đảm tín dụng là căn cứ để cấp tín dụng, vì việc phát mãi các tài sản thế chấp, cầm cố… tốn thời gian giải quyết chứ không thể nhanh chóng được và ngân hàng mong muốn nguồn thu nợ chính là từ hiệu quả của quá trình kinh doanh từ dự án mà ngân hàng cho khách hàng vay. Tuy nhiên, cần

thiết và tốt hơn nếu cấp tín dụng cho khách hàng mà có bảo đảm tín dụng. Bởi lẽ, bảo đảm tín dụng sẽ tạo trách nhiệm và ràng buộc hơn trong việc trả nợ của khách hàng nhằm thu hồi lại bảo đảm đã thế chấp cho ngân hàng, và cuối cùng bảo đảm sẽ bù đắp lại phần nào mức tín dụng đã cấp khi khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng chi trả hoặc cố tình không trả nợ. Vì vậy, chi nhánh cần phải:

Chi nhánh phải chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo đảm tín dụng, loại bỏ ngay từ đầu những tài sản bảo đảm không thỏa mãn các điều kiện quy định hiện hành. Khi thiết lập các biện pháp bảo đảm ngân hàng cần phải xác định rõ các quyền về tài sản đảm bảo: quyền sở hữu, quyền phát mãi nếu xảy ra tranh chấp giữa ngân hàng với khách hàng. Đối với các tài sản bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm thì phải được thực hiện theo quy định. Chi nhánh cần tăng cường giám sát các tài sản bảo đảm trong thời gian còn thế chấp cho ngân hàng để kịp thời phát hiện những nảy sinh để có biện pháp xử lý kịp thời. Bảo đảm tiền vay có nhiều loại, bao gồm bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của người vay, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Như vậy, tài sản làm bảo đảm tiền vay phải có giá trị lớn hơn mức vay mà ngân hàng cấp cho khách hàng, bản thân nó phải trở thành hàng hoá tức là khi chuyển giao sở hữu thì đồng thời cũng đạt được sự chuyển đổi từ hiện vật thành giá trị để trả nợ ngân hàng.

Chi nhánh nên lập thêm bộ phận định giá tài sản, bộ phận này nên độc lập với bộ phận tín dụng. Từ đó giúp cho việc cấp tín dụng chính xác hơn.

Tránh trường hợp nhân viên tín dụng làm giá tài sản bảo đảm cao, thấp để cấp tín dụng một cách không phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 69)