Bảng 3.6 : Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008 Tuyệt
đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Dư nợ CV DN 10.420 12.844 11.972 +2.424 +23,26 -872 -6,79 1.1 Cty CP NN 2.778 2.778 1.000 0 0,0 -1.778 -64,00 1.2 DN dân doanh, HTX 7.642 10.066 10.972 +2.424 +31,72 +906 +9,00 2 Kinh tế HGĐ 95.975 98.732 110.926 +2.757 +2,87 +12.194 +12,35 2.1 Hộ tư nhân KD, dịch vụ 24.394 25.964 22.389 +1.570 +6,43 -3.575 -13,77 2.2 Kinh tế HSX 61.503 65.729 83.669 +4.226 +6,87 +17.940 +27,29 2.3 Tiêu dùng (CBVC) 10.078 7.039 4.868 -3.039 -30,15 -2.171 -30,84 Tr/đóThấu chi 0 211 +211 Tổng cộng 106.395 111.576 122.898 +5.181 +4,87 +11.322 +10,15
Phân tích dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế là nhằm xác định vai trò, chức năng nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại đầu tư vào thành phần kinh tế nào là chủ yếu. Chi nhánh Nam Thành phố là một chi nhánh loại 3 của NHNo&PTNT Việt Nam nên nhiệm vụ chính là huy động vốn tạo lập qũy tập trung vào tín dụng hộ gia đình nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước về đầu tư vốn cho Tam nông(nông nghiệp, nông dân và nông thôn).
Dư nợ cho vay của chi nhánh chủ yếu tập trung vào dư nợ cho vay kinh tế hộ gia đình chiếm tỷ trọng khoảng 90% trong tổng mức dư nợ cho vay, và có sự tăng mạnh qua các năm. Đạt được kết qủa trên là do đặc điểm hoạt động của địa bàn mà chi nhánh phụ trách chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp
Tổng mức dư nợ năm 2008 là 111.576 triệu đồng. Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp là 12.844 triệu đồng tăng 23,26% so với năm 2007 và dư nợ kinh tế hộ gia đình năm 2008 là 98.732 triệu đồng tăng 2.757 triệu đồng tức tăng 2,87% so với năm 2007. Trong dư nợ cho vay doanh nghiệp thì cho vay Công ty CP nhà nước chiếm mức thấp hơn dư nợ của doanh nghiệp dân doanh, HTX. Dư nợ cho vay Công ty CP nhà nước không tăng, còn doanh nghiệp dân doanh(doanh nghiệp tư nhân) và HTX năm 2008 đạt 10.066 triệu đồng tăng 2.424 triệu đồng tức tăng 31,72% so với năm 2007. Dư nợ kinh tế hộ gia đình, thì dư nợ kinh tế hộ sản xuất(nông, lâm, ngư, diêm nghiệp) chiếm phần lớn, năm 2008 đạt 65.729 triệu đồng tăng 4.226 triệu đồng tức tăng 6,87% so với năm 2007. Tiếp đến là hộ tư nhân kinh doanh, năm 2008 dư nợ đạt 25.964 triệu đồng tăng 1.570 triệu đồng tức tăng 6,43% so với năm 2007; cuối cùng là dư nợ tiêu dùng 7.039 triệu đồng, so năm 2007 giảm 3.039 triệu đồng tức giảm 30,15%.
Tổng dư nợ cho vay năm 2009 là 122.898 triệu đồng; Trong đó dư nợ cho vay kinh tế hộ gia đình 110.926 triệu đồng, chiếm trên 90,26% trong tổng dư nợ
cho vay, so năm 2008 tăng 12.194 triệu đồng, tức tăng 12,35%; Dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 11.972 triệu đồng giảm 872 triệu đồng tức giảm 6,79% so với năm 2008. Trong dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2009, Công ty CP nhà nước giảm mạnh còn 1.000 triệu đồng, giảm 1.778 triệu đồng tương ứng với giảm 64%. Dư nợ cho vay doanh nghiệp dân doanh, HTX đạt 10.972 triệu đồng tăng 906 triệu đồng tức tăng 9% so với năm 2008. Trong kinh tế hộ gia đình thì dư nợ cho vay kinh tế hộ sản xuất tiếp tục tăng mạnh, năm 2009 là 83.669 triệu đồng tăng 17.940 triệu đồng tức tăng 27,29% so với năm 2008. Còn dư nợ cho vay hộ tư nhân và tiêu dùng đều giảm. Cụ thể, dư nợ cho vay hộ tư nhân kinh doanh dịch vụ 22.389 triệu đồng, giảm 3.575 triệu đồng tức giảm 13,77% so với năm 2008; dư nợ cho vay tiêu dùng(cho vay hộ CBVC) 2009 là 4.868 triệu đồng, giảm 2.171 triệu đồng tương ứng giảm 30,84%.
Biểu đồ 3.2: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế.
0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 Triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm
Dư nợ cho vay doanh nghiệp Dư nợ cho vay kinh tế Hộ gia đình
Địa bàn tín dụng của chi nhánh là phía nam Thành phố Tuy Hòa là vùng ven đô, đại đa số người dân sống về ngành nông nghiệp, ngư nghiệp là chủ yếu, thương mại dịch vụ đang từng bước phát triển, các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành mới và hoạt động chưa nhiều. Vì vậy, dư nợ cho vay theo thành
phần kinh tế vẫn là Hộ gia đình: sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Dư nợ cho vay hộ gia đình chiếm 90,21%(95.975 triệu/106.395 triệu) tổng dư nợ cho vay trong năm 2007, năm 2008 đạt tỷ trọng 88,49%( 98.732 triệu/111.576 triệu) tổng dư nợ cho vay; năm 2009 đạt 90,26% (110.926 triệu/ 122.898 triệu). Như vậy, có thể nhận xét rằng nếu có rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng sẽ gặp phải ở thành phần kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, trong đó dư nợ kinh tế hộ sản xuất có nguy cơ rủi ro cao nhất.