Dư nợ phân theo loại cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 34)

Bảng 3.5 : Dư nợ phân theo loại cho vay.

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 CV thông thường 101.266 107.565 120.115 +6.299 +6,22 +12.550 +11,67 1.1 Dư nợ ngắn hạn 63.606 71.245 79.944 +7.639 +12,01 +8.699 +12,21 1.2 Dư nợ trung hạn 37.660 36.320 40.171 -1.340 -3,56 +3.851 +10,60 2 CV ủy thác 5.129 4.011 2.783 -1.118 -21,80 -1.228 -30,62 Tr/đó:Dư nợ trung hạn 5.129 4.011 2.783 -1.118 -21,80 -1.228 -30,62 Tổng cộng 106.395 111.576 122.898 +5.181 +4,87 +11.322 +10,15

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2007,2008,2009.

Theo thời hạn cho vay thì chi nhánh chỉ có dư nợ cho vay ngắn hạn và trung hạn, không có dư nợ cho vay dài hạn. Năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 63.606 triệu đồng, chiếm 59,78%/ tổng dư nợ cho vay; năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 71.245 triệu đồng, đạt tỷ trọng 63,85%/ tổng dư nợ cho vay, so với năm 2007 tốc độ tăng 12,01%; năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 65,05%/ tổng dư nợ cho vay, đạt 79.944 triệu đồng, cao hơn 12,21% so với năm

2008. Như vậy, ta thấy từ năm 2007 sang năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với dư nợ cho vay trung hạn, và tăng qua các năm; điều này là phù hợp với đánh giá về việc phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn. Tuy nhiên, trong hoạt động huy động vốn thì nguồn vốn huy động dài hạn giảm mạnh hơn nhiều so với việc tăng của dư nợ cho vay ngắn hạn so với dư nợ cho vay trung hạn. Sự chưa cân xứng này chi nhánh cần có giải pháp tích cực để huy động vốn dài hạn; Bởi vì, nguồn thu từ lãi cho vay trung hạn nhiều hơn( lãi suất cho vay trung hạn lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, trong khi đó lãi huy động ngắn hạn thì thấp hơn lãi huy động dài hạn). Mặc khác, sự tương quan này ảnh hưởng phần nào đến đảm bảo an toàn trong hoạt động đầu tư vốn và chi trả khi nguồn huy động đến hạn; đặc biệt là khả năng thanh khoản tại chi nhánh; Đồng thời chi nhánh phải tận dụng tối đa nguồn vốn điều chuyển từ NHNo cấp trên để cho vay trung hạn và phải đảm bảo tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn là 40% theo quyết định 475/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện tại là 30% theo thông tư số 15/2009/TT-NHNN ban hành ngày 10/8/2009.

Biểu đồ 3.1: Dư nợ phân theo loại cho vay

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Triệu đồng

năm 2007 năm 2008 năm 2009 Năm

Dư nợ cho vay truyền thống(thông thường) đầu tư cho dư nợ ngắn hạn, trung hạn bằng nguồn vốn huy động tại chỗ, vốn điều chuyển của NHNo&PTNT Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn(trên 95%) trong tổng dư nợ cho vay; còn lại là dư nợ bằng nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Châu Á( ADB) ủy thác cho NHNo&PTNT Việt Nam cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân ở khu vực nông thôn, các tỉnh miền núi nhằm góp phần phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo. Sau khi nhận nguồn cấp vốn từ NHNo Việt Nam, chi nhánh đã thực hiện cho vay chính vào lĩnh vực nông nghiệp, đúng với các đối tượng hưởng lợi từ mục đích quy định của nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 34)