Dư nợ cho vay quá hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 46)

Bảng 3.10: Dư nợ cho vay quá hạn theo ngành kinh tế.

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 2008/2007

So sánh 2009/2008

Tuyệt

đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

I Sản xuất vật chất 13.032 11.444 10.403 -1.588 -12,19 -1.041 -9,10 1 Cho vay ngành nông nghiệp 4.569 4.711 8.263 +142 +3,11 +3.552 +75,40 2 Cho vay ngành thủy sản 8.463 6.733 2.140 -1.730 -20,44 -4.593 -68,22 3 Ngành CN, TTCN,XD 0 0 0 II Lưu thông phân phối 1.231 1.303 2.933 +72 +5,85 +1.630 +125,10 1 Thương nghiệp ,dịch vụ 506 348 2.134 -158 -31,23 +1.786 +513,22

2 Cho vay tiêu

dùng CBVC 725 955 799 +230 +31,72 -156 -16,34

Tổng cộng 14.263 12.747 13.336 -1.516 -10,63 +589 +4,62

Nguồn: Kết quả HĐKD của Chi nhánh trong 3 năm 2007,2008,2009.

Ngành nông nghiệp nợ quá hạn năm 2008 là 4.711 triệu tăng 142 triệu so với năm 2007. Nợ quá hạn năm 2009 là 8.263 triệu đồng tăng cao so với năm 2008. Sở dĩ như vậy vì ngành nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lớn tàn phá mùa màng, cây trái; dịch bệnh ở ngành chăn nuôi diễn ra phức tạp.

Ngành thủy sản có tỷ lệ nợ quá hạn giảm năm sau so với năm trước. Cụ thể năm 2008 giảm 1.730 triệu đồng so với năm 2007; năm 2009 giảm mạnh,

giảm 4.593 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân giảm là do nhân viên tín dụng đã tăng cường công tác đôn đốc thu hồi nợ đến từng hộ, phối hợp chặt chẽ với các tổ trưởng tổ vay vốn, chính quyền địa phương, hội nông dân,.. mời những hộ có nợ quá hạn làm việc nên làm cho nợ quá hạn ngành ngư nghiệp giảm. Nguyên nhân nữa là trong năm 2009, thì sản lượng đánh bắt thủy sản tăng, ngư dân thu được lãi tương đối. Vì vậy đã trả bớt đi phần nào nợ quá hạn.

Ngành thương nghiệp, dịch vụ nợ quá hạn năm 2008 là 348 triệu đồng, giảm 158 triệu đồng so với năm 2007. Tuy nhiên, sang năm 2009 lại tăng đột biến, tăng 1.786 triệu đồng, tức tăng 513,22%. Tỷ lệ tăng quá cao, sở dĩ chính vì nguyên nhân vì giá xăng dầu tăng cao làm cho doanh nghiệp vận tải hàng hóa, hành khách tăng chi phí đầu vào dẫn đến thu lợi nhuận thấp.

Cho vay tiêu dùng có dư nợ quá hạn năm 2007 là 725 triệu đồng, tỷ trọng 5,1% nợ quá hạn. Năm 2008: 955 triệu đồng, tăng 31,72% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 7,5% nợ quá hạn. Năm 2009 là 799 triệu đồng, giảm 16,34% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 6% nợ quá hạn. Nguyên nhân do khách hàng chậm trả, cá biệt có khách hàng ốm đau bất thường, vay nợ nhiều ngân hàng, khó khăn trong việc trả nợ theo kỳ hạn; có bộ phận cán bộ viên chức vay đầu tư vào bất động sản, trong tình hình bất động sản đóng băng nên khó khăn trong việc trả nợ trả lãi vay đến hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 46)