Quy định về trích lập dự phòng theo quyết định 636/QĐ-HĐQT-

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 58)

XLRR ngày 22 /06/2007 của NHNo&PTNT Việt Nam ban hành.

Đây là một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ, các loại nợ với mức rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quỹ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất. Việc trích lập dự phòng gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ the.å

Dự phòng chung: Chi nhánh trích lập bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định.

Dự phòng cụ thể: lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% từ nhóm 1 đến nhóm 5. Với công thức được tính như sau:

R = max {0,(A – C)} x r

Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ

C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Việc trích lập dự phòng cụ thể được thực hiện hàng quý từ quý I đến quý IV trong năm, dựa theo dư nợ cuối mỗi quý với tỷ lệ trích lập từng nhóm nợ; riêng quý IV lấy số dư nợ từng nhóm vào ngày 30/11. Dự phòng cụ thể được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng, để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

Thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,55% dư nợ nhóm 1 đến nhóm 4 trong 3 năm 2007, 2008, 2009. Dự phòng chung chỉ được trích lập vào quý IV, không thực hiện trích lập hàng quý như dự phòng cụ thể. Được trích lập nhằm dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng và tình hình khó khăn về tài chính của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 58)