Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 39)

Việc phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế là để xác định ngành kinh tế nào là ngành mũi nhọn và ngành nào có nguy cơ xảy ra rủi ro cao nhất nhằm cơ cấu vốn cho vay và hạn chế cho vay.

Bảng3.7: Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 2008/2007 2009/2008 So sánh Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối I Sản xuất vật chất 71.923 79.113 89.241 +7.190 +10,0 +10.128 +12,80 1 Cho vay ngành nông nghiệp 53.465 61.968 68.732 +8.503 +15,90 +6.764 +10,92 2 Cho vay ngành thủy sản 16.269 11.929 16.287 -4.340 -26,68 +4.358 +36,53 3 Cho vay ngành CN,TTCN,XD 2.189 5.216 4.222 +3.027 +138,28 -994 -19,06 II Lưu thông phân

phối

34.472 32.463 33.657 -2.009 -5,82 +1.194 +3,68

1 Cho vay thương nghiệp, dịch vụ

24.394 25.424 28.789 +1.030 +4,22 +3.365 +13,24 2 Cho vay tiêu

dùng CBVC

10.078 7.039 4.868 -3.039 -30,15 -2.171 -30,84

Tổng cộng 106.395 111.576 122.898 +5.181 +4,87 +11.322 +10,15

Theo chỉ đạo của NHNo cấp trên, chi nhánh hoạt động trên địa bàn gồm 3 phường của thành phố Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông; và xã Hòa Thành của huyện Đông Hòa. Hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt xa bờ và một phần thương mại dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong dư nợ cho vay theo ngành kinh tế thì dư nợ ngành sản xuất vật chất liên tục tăng qua những năm gần đây, chiếm tỷ trọng trên 60%; Đến năm 2009 đạt 89.241 triệu đồng chiếm tới 72,61% trong tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay lưu thông phân phối thì không có sự biến động mạnh. Để thực hiện chính sách “Tam nông” của Đảng, vốn tín dụng đã cho vay bổ sung vốn vào các ngành sản xuất vật chất như:

Ngành nông nghiệp năm 2008 đạt 61.968 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 78,32%, tăng 8.503 triệu đồng tức tăng 15,90% so với năm 2007; Năm 2009 ngành nông nghiệp có dư nợ cho vay đạt 68.732 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,01%, tăng 6.764 triệu đồng tương ứng với tăng 10,92% so với năm 2008. Đã chú ý tới những cây, con chủ lực như cây lương thực, bò lai, heo hướng nạc và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác,…

Trong lĩnh vực ngư nghiệp, dư nợ cho vay năm 2008 là 11.929 triệu đồng, so với năm 2007 giảm 4.340 triệu đồng tức giảm 26,68%; Nguyên nhân, do hộ khai thác không hiệu quả, hộ vay trả nợ gốc và lãi không đúng hạn, ngân hàng buộc phải thắc chặt cho vay nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Đến năm 2009 đã có sự tăng trở lại đạt mức 16.287 triệu đồng, tăng 4.358 triệu đồng, tức tăng 36,53% so với năm 2008. Dư nợ cho vay tăng lên chủ yếu là đầu tư đóng mới, cải hoán thuyền nghề, mua sắm máy móc có công suất lớn từ 90 mã lực trở lên, mua ngư cụ lưới để đánh bắt và cho vay mua bán chế biến thủy sản xuất khẩu. Mặc khác những năm gần đây, giá xăng dầu liên tục biến động tăng đột biến làm cho chi phí cho một chuyến đi khơi tăng lên 40-50%, trung bình khoảng 80 triệu đồng,

một khi ngư dân ra khơi không có thu nhập, hoặc thu nhập thấp dẫn đến nhiều hộ ngư dân gặp khó khăn, thua lỗ không trả được nợ và lãi cho ngân hàng, nợ xấu đối tượng này tăng cao.

Cho vay ngành công nghiệp, xây dựng dư nợ chiếm tỷ trọng không lớn; năm 2008 đạt 5.216 triệu đồng tăng 3.027 triệu đồng tức tăng 138.28% tăng đột biến so với năm 2007, đến năm 2009 thì cho vay trong lĩnh vực này giảm xuống còn 4.222 triệu đồng, tức giảm 19,06% so với năm trước.

Dư nợ trong lưu thông phân phối gồm cho vay ngành thương mại dịch vụ và cho vay cán bộ công nhân viên tiêu dùng; Trong ngành thương mại, gồm các hộ kinh doanh lương thực, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng trang trí nội thất, dịch vụ xăng dầu, cho vay mua phương tiện vận tải hành khách và vận tải hàng hóa. Năm 2008 đạt mức 32.463 triệu đồng giảm 2.009 triệu đồng so với năm trước; Năm 2009 đạt mức 33.657 triệu đồng, tăng hơn năm 2008 là 1.194 triệu đồng, tức tăng 3,68%.

Cho vay tiêu dùng cán bộ viên chức, lấy lương hàng tháng trả nợ hạn chế không mở rộng cho nên có sự giảm sút ở đối tượng này rất mạnh. Dư nợ năm 2008 giảm 30,15% so với năm 2007, năm 2009 giảm 30,84% so với năm trước. Nguyên nhân, ngân hàng đang thực hiện sản phẩm dịch vụ mới, đối tượng vay này phải mở thẻ và phải chi lương qua thẻ; Từ đó ngân hàng chuyển sang hình thức cho vay thấu chi, không còn cho vay thông thường như trước; Đến cuối năm 2009 có dư nợ cho vay thấu chi là 211 triệu đồng.

Trong dư nợ cho vay theo ngành kinh tế thì hoạt động cho vay của chi nhánh đối với ngành nông nghiệp tăng đều qua các năm. Cụ thể, trong năm 2007 nguồn tín dụng cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn chiếm 50,25%; năm 2008 chiếm 55,54%; năm 2009 chiếm 55,93% trên tổng dư nợ cho vay.

Riêng về ngành lưu thông phân phối, dư nợ năm 2007 chiếm tỷ trọng 32,40%; năm 2008 chiếm 29,09%; năm 2009 chiếm 27,38% trên tổng dư nợ.

Biểu đồ 3.3: Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế.

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 Triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm

Cho vay ngành nông nghiệp Cho vay ngành thủy sản

Cho vay ngành CN,TTCN,XD Cho vay thương nghiệp, dịch vụ

Cho vay tiêu dùng CBVC

Như vậy, có thể nhận xét rằng nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng sẽ gặp phải ở ngành sản xuất vật chất là chủ yếu, trong đó cho vay ngành nông nghiệp và thủy sản có nguy cơ rủi ro cao nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam Thành phố Tuy Hòa (Trang 39)