2.3.2.1. Vốn từ ngân sách nhà nước
Vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ 3 năm (2009-2011) khoảng 163.413 tỷ đồng, bình quân 54.471 tỷ đồng/năm, chiếm 90,1% tổng vốn đầu tư toàn ngành. Trong đó: vốn trung ương chiếm 61%; vốn địa phương: 39%. So với nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ kỳ lập quy hoạch, thì số vốn trên mới đáp ứng khoảng 61% (nhu cầu vốn đầu tư bình quân kỳ lập quy hoạch là 89.500 tỷ đồng/năm).
Cũng theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, vốn bảo trì quốc lộ bình quân/năm giai đoạn 2008-2011 được cấp khoảng 2.459 tỷ đồng/năm; Trong đó: số tiền dành cho sửa chữa thường xuyên chiếm khoảng 25%, còn lại 75% là sửa chữa định kỳ; vốn bảo trì cấp cho 1 km quốc lộ (2.459 tỷ đồng/17.962 km): 137 triệu đồng/km/năm; trong đó: sửa chữa thường xuyên khoảng 35 triệu/km/năm. Nhận định về những con số trên, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải thừa nhận rằng: “So với vốn bảo trì quốc lộ kỳ lập quy hoạch, thì con số này mới đạt khoảng 55% nhu cầu (nhu cầu vốn bảo trì riêng quốc lộ kỳ lập quy hoạch bình quân là 4.500 tỷ đồng/năm)”.
2.3.2.2. Vốn tài trợ ODA
Qua Bảng 2.4, có thể thấy, nguồn vốn ODA tài trợ cho các dự án đường bộ trong giai đoạn 2006 - 2010 khá lớn, dao động từ 1.200-1800 tỷ đồng/năm.
Bảng 2.4: Nguồn vốn đầu tƣ cho lĩnh vực đƣờng bộ Việt Nam
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Vốn ODA Vốn ngân sách nhà nƣớc
2006 1.829 4.216
2007 1.252 5.511
2008 1.805 4.860
2009 1.598 6.313
2010 1.770 5.417
Theo Bộ Giao thông vận tải, bằng sự kết hợp chủ yếu của 2 nguồn vốn ngân sách và ODA, nhiều công trình đường bộ đã được khôi phục, và nâng cấp, cải thiện phần nào tình trạng yếu kém và không đồng bộ của mạng lưới giao thông đường bộ tại Việt Nam. Cụ thể, năm 2005 đã nâng cấp 40.000 km, duy tu 170.000 km/năm; đến năm 2010, xây dựng mới 7.037 km đường, 1.624 cầu, nâng cấp 10.000 km đường, duy tu 160.000 km đường/ năm. Tuy nhiên, các dự án do khu vực tư nhân thực hiện còn quá ít, nguyên nhân được cho là do môi trường đầu tư hiện tại không hấp dẫn đối tượng tiềm năng này. Các dự án PPP trong lĩnh vực đường bộ hiện nay ở Việt Nam cũng đã được tài trợ thông qua một số lượng hạn chế các ngân hàng thương mại nhà nước (Bảng 2.5).
Lãi suất của các món vay nói chung thấp hơn lãi suất thương mại phản ánh cam kết của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý, hỗ trợ chính sách của Chính phủ phát triển đường bộ. Lãi suất thường là 3,0%-3,6 %/năm và thời hạn thanh toán là 5 năm theo thoả thuận trong Hợp đồng uỷ thác. Một số ngân hàng hoạt động như là một nhà cho vay cũng đồng thời là nhà cung cấp vốn trong một cấu trúc tài trợ dự án. Một số ngân hàng có thể cho vay với thời hạn thông thường là 10-12 năm trong các thoả thuận cho vay ngành đường bộ. Hơn thế, một số ngân hàng đề xuất phát hành trái phiếu để tài trợ các dự án BOT lớn (như đường Hà Nội - Hải Phòng với dự tính đầu tư hơn 1 tỷ USD) và các khoản vay với thời hạn 30 năm trong tương lai sẽ là cần thiết đối với các dự án PPP đường bộ [29].
Hiện nay, các ngân hàng đang đối mặt với nhu cầu lớn về tài trợ ngành đường bộ. Trong tương lai, các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu tài trợ, ví dụ, đã có Ngân hàng Societe Generale và Calyon Bank của Pháp cam kết tài trợ cho vay đối với dự án cầu Phú Mỹ ở TP. Hồ Chí Minh.
Bảng 2.5: Ngân hàng tài trợ cho các dự án PPP ngành đƣờng bộ
Ngân hàng Các dự án ví dụ
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Cầu Rạch Miễu
Đường An Sương - An Lạc Đường tránh TP Thanh Hóa Đường tránh TP Vinh
QL 2 Hà Nội - Vĩnh Yên
Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ
Ngân hàng Phát triển
Việt Nam (VDB) Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam (VCB)
Cầu Rạch Miễu
Đường tránh TP Thanh Hóa
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Ngân hàng Công thương
Việt Nam (VietinBank)
Quốc lộ 7, Nghệ An
Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ Quốc lộ 51
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
Cầu Rạch Miễu
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.3.2.3. Vốn đầu tư tư nhân và các doanh nghiệp
Trong thời gian vừa qua sự tham gia đầu tư vào lĩnh vực giao thông đường bộ của khu vực tư nhân rất hạn chế, thường thấp hơn 9,0%, chỉ trong năm 2010, tăng lên 16,03% nhờ chính sách kêu gọi mạnh mẽ của chính phủ để bù đắp thiếu hụt nguồn vốn đầu tư cho giao thông đường bộ.
Các quy định hiện nay của Việt Nam về đầu tư trong hình thức PPP đều quy định mức vốn tối thiểu phải tham gia. Do đó, tiềm lực tài chính của các đối tác tư nhân rất quan trọng để hình thức đầu tư PPP thành công. Các cổ đông trong Công ty Dự án PPP được đề cập đến như là “các nhà đầu tư” hoặc “Chủ đầu tư” trong hoàn cảnh Việt Nam. Cho đến nay, các nhà đầu tư gồm chủ yếu các công ty xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước (CIENCO, Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây dựng giao thông, Tổng công ty Vinaconex, Sông Đà...). Rất ít dự án gồm các công ty tư nhân. Khi các công ty tư nhân đã góp vốn trong các dự án, họ thường là các cổ đông thiểu số trong Công ty Dự án do các công ty Nhà nước sở hữu đứng đầu. Mặc dù vậy tiềm lực tài chính của bản thân các công ty do Nhà nước sở hữu cũng yếu.
Đồng thời, với việc thiếu các tổ chức đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm và có tiềm lực tài chính mạnh ở Việt Nam hiện nay cũng là khó khăn lớn đối với nhu cầu về vốn đầu tư trong phát triển hình thức PPP đường bộ. Vì vậy, điều quan trọng nhất là một thị trường như vậy cần được thiết lập sớm, bằng việc tạo nên một môi trường thuận lợi và thị trường này thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
2.4. Tình hình thu hút đầu tƣ theo hình thức PPP trong phát triển kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.1.1. Tình hình chung
Theo ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kiêm Thư ký Ban chỉ đạo của Chính phủ về PPP, trên thực tế, PPP là một hình thức đầu tư chung, trong đó có những dạng thức đầu tư khác nhau, như: xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO); xây dựng - chuyển giao (BT)… Vì thế, có thể khẳng định rằng, PPP hay BOT, BT, BTO… đều là một [35].
Theo cách hiểu như vậy, với thống kê của Ngân hàng Thế giới, trước năm 1994 không có một dự án PPP nào được thực hiện ở Việt Nam.
Từ năm 1994 - 2009 đã có 32 dự án được thực hiện theo hình thức PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng 6,7 tỷ USD, trong đó, hình thức BOT và BOO chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư vào ngành giao thông vận tải chỉ chiếm khoảng 3%, nhưng không có dự án nào về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ.
Trong năm 2010, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được cấp mới là 969 dự án, trong đó có 6 dự án theo mô hình đầu tư BOT, BT, BTO. Tính hết ngày 21/12/2010, các dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 8% trên tổng số dự án; dự án liên doanh chiếm 7% trên tổng số dự án cấp mới đăng ký; hình thức cổ phần và hợp đồng hợp tác vốn đầu tư chiếm lần lượt là 4% và 1% trên tổng số dự án cấp mới. Qua đó thấy được hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO đang phát triển theo chiều hướng tích cực.
Khi việc kêu gọi đầu tư hạ tầng của tư nhân theo các hình thức BOT, BT... đã được đẩy mạnh, đặc biệt từ năm 2007, khi Chính phủ ban hành Nghị định 78/2007/NĐ-CP và được thay thế bởi Nghị định 108/2009/NĐ- CP, ngày 27/11/2009 về đầu tư phát triển công trình kết cấu hạ tầng thực hiện theo mô hình BOT, BTO, BT, đã tạo ra một làn sóng nhiều nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn phát triển kết cấu hạ tầng. Có thể kể đến những dự án đã được đề xuất thực hiện, như: đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Rạch Miễu, cầu Cỏ May (trên QL 51), đoạn An Sương - An Lạc thuộc Quốc lộ1A trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, cầu Đồng Nai, cầu Bình Triệu (khu vực TP. Hồ Chí Minh)... Đối với hình thức BT cũng có rất nhiều dự án giao thông lớn như: đường trục phát triển kinh tế Bắc - Nam, đường trục phía Bắc Hà Đông, đường trục phía Nam Hà Tây (cũ)...
Ngay từ khi dự thảo quy chế cho đến khi Quy chế thí điểm về PPP được ban hành (Quyết định 71/QĐ-TTg, ngày 9/11/2010), rất nhiều nhà đầu tư tỏ ra quan tâm và gợi ý nhiều đề xuất triển khai hợp tác. Việt Nam có hy vọng về việc tìm kiếm đủ nguồn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thông qua cơ chế đầu tư trên. Rất nhiều dự án lớn đang được xúc tiến và dự kiến triển khai theo hình thức PPP, có thể kể đến các dự án đường cao tốc như: Mỹ Thuận - Cần Thơ, Dầu Giây - Phan Thiết, Bến Lức - Long Thành, Ninh Bình - Thanh Hóa, Nội Bài - Hạ Long... Và hai dự án phát triển kết cấu hạ tầng thí điểm đầu tiên triển khai theo hình thức PPP đã được Chính phủ chấp thuận là cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) và sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai).
Cụ thể tình hình các dự án như sau:
a/ Các dự án đang hoạt động
Các dự án BOT cầu và đường hầm đang hoạt động
Cầu Yên Lệnh trên quốc lộ 38 Cầu Ông Thìn trên quốc lộ 50
Dự án BOT đường và cầu Bình Triệu II Cầu Cỏ May trên quốc lộ 51
Dự án cầu và đường Nguyễn Tri Phương, TP Hồ Chí Minh
Đường Đèo Ngang trên quốc lộ 1A Các dự án PPP đường cao
tốc đang hoạt động
Chỉ có một dự án đường cao tốc được xác định như là đang hoạt động dưới hình thức PPP là đường cao tốc Hà Nội (Pháp Vân) - Cầu Giẽ, sau khi xây dựng, giờ đang hoạt động trên cơ sở “sở hữu và vận hành” theo đó công ty tư nhân trả một khoản phí cho chính phủ về quyền thu và giữ lại phí đường thu được.
Các dự án BOT quốc lộ đang hoạt động
Quốc lộ 1A, An Sương - An Lạc ở TP.Hồ Chí Minh
Quốc lộ 13, từ TP. Hồ Chí Minh đi Thủ Dầu Một ở Bình Dương
Quốc lộ 1K, TP. Hồ Chí Minh - Biên Hòa, kẻ cả cầu Hóa An
Dự án BOT đường tránh đang hoạt động
Chỉ một dự án PPP đường tránh được xác định là đang hoạt động, đó là đường tránh Vinh ở Nghệ An.
Các dựa án BOT đường đô thị đang hoạt động
Đường Nguyễn Văn Linh, TP. Hồ Chí Minh Đường liên tỉnh 15, TP. Hồ Chí Minh
Dự án đường kéo dài Hùng Vương và đường B, Điện Biên Phủ
b/ Các dự án đang thực hiện
Nhiều dự án BOT đường bộ đang trong nhiều giai đoạn thực hiện khác nhau (tất cả đều đã được chỉ định).
Các dự án cầu Cầu Rạch Miễu, TP Hồ Chí Minh
Cầu Phú Mỹ, TP Hồ Chí Minh
Các dự án đường cao tốc Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Đường cao tốc HCMC - Trung Lương Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ
Đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn Đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt
Đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Các dự án đường quốc lộ QL 13, Cầu Thủ Dầu Một -Tham Rớt , Tỉnh
Bình Dương
QL 13, CầuTham Rớt - An Lạc, Tỉnh Bình Phước
QL 2 Mở rộng đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
QL 5, Quyền thu phí trên đường Hà Nội - Hải Phòng
QL 51, Quyền thu phí trên đường Biên Hoà - Vũng Tàu
Các dự án đường tránh Thanh Hóa¸ đường tránh thành phố, QL 1, Tỉnh Thanh Hóa
Đường tránh Vĩnh Yên, QL 2, Tỉnh Vĩnh Phúc
c/ Các dự án theo kế hoạch triển khai
Có nhiều dự án theo kế hoạch thực hiện dưới các hình thức BOT đang ở các giai đoạn khác nhau. Các dự án chính theo kế hoạch bao gồm gồm: Các dự án cầu Cầu Nhị Bình, cũng được biết là cầu Phú
Long II
Đường Nhơn Trạch và cầu Đồng Nai nối quận 9 TP Hồ Chí Minh đi Nhơn Trạch/ Đồng Nai
Cầu Bình Khánh giữa quận Nhà Bè và quận Cần Giờ ở TP Hồ Chí Minh
Đường Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ Đường tránh Lăng Cha Cả đi cầu Thị Nghè II ở TP Hồ Chí Minh
Các dự án đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, ở các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang và Lang Son
Hà Nội (Nội Bài) -Hạ Long, qua Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh Hạ Long - Móng Cái ở tỉnh Quảng Ninh Nội Bài - Mai Dịch từ sân bay quốc tế Nội Bài/ Hà Nội
Ninh Bình -Thanh Hóa; Thanh Hóa - Vinh; Quảng Trị - Đà Nẵng; Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt) ở Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng
Biên Hoà - Vũng Tàu; Dầu Giây - Nha Trang
Bến Lức - Long Thành
Đường vành đai 3 ở TP Hồ Chí Minh Các dự án đường quốc lộ QL từ Ba La đi Xuân Mai ở Hà Tây và
Hòa Bình
QL 18 giữa Mông Dương và Móng Cái ở Quảng Ninh
QL 21 từ Phủ Lý đi Nam Định ở các tỉnh Hà Nam và Nam Định
QL 1 (miền trung) từ Đông Hà đi Quảng Trị qua các tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị
QL 20 từ Dầu Giây ở Đồng Nai đi to Liên Khương ở Lâm Đồng
QL 51 từ Đồng Nai đi Vũng Tàu ở Bà Rịa - Vũng Tàu
QL 14 từ Đồng Xoài đi Chơn Thành ở Bình Phước
QL 14 giũa Gia Lai và Kon Tum thuộc Gia Lai và Kon Tum
Các dự án đường tránh quốc lộ Đường tránh thành phố Hà Tĩnh trên QL 1 ở Hà Tĩnh
Đường tránh thành phố Đồng Hới trên QL 1 ở Quảng Bình
Đường tránh thành phố thị trấn La hà & Đức Phổ trên QL 1 ở Quảng Ngãi
Các dự án tỉnh lộ Hà Nội - Sơn Tây (song song QL 32) từ
Hà Nội đi Hà Tây (cũ)
- Đỗ Xá - Quan Sơn ở Hà Tây (cũ)
2.4.1.2. Các dự án PPP thực tế đã và đang triển khai
Theo ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đầu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầutư), với hình thức PPP trong Quyết định 71, tính đến hết tháng 8/2013, các địa phương đã đề xuất 180 dự án đầu tư theo mô hình PPP, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét 10 dự án khả thi. Hiện tại, trong 3