Thực trạng khung pháp lý về PPP

Một phần của tài liệu hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công – tư (ppp) ở việt nam trong phát triển kết cấu hạ tầng (Trang 48)

Trong thời gian đầu, Chính phủ ban hành 3 văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng một số hình thức PPP tại Việt Nam. Đầu tiên là vào năm 1997 với Nghị định 77/NĐ-CP quy định việc áp dụng hình thức đầu tư BOT, BTO và BT cho đầu tư trong nước. Đến ngày 15/8/1998, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 62/1998/NĐ-CP mở rộng hình thức đầu tư BOT, BTO và BT cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nghị định 62/1998/NĐ-CP sau đó được sửa đổi thành Nghị định 02/1999/NĐ-CP vào ngày 27/1/1999.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo về PPP và thu hút đáng kể các nhà đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài) tham dự. Hầu hết các nhà đầu tư đều bày tỏ mong muốn đầu tư, nhưng còn e ngại phải đối mặt với quá nhiều vấn đề về pháp lý liên quan đến đầu tư tư nhân, từ khung pháp lý, các quy định hiện hành đến chính sách tài trợ. Để khuyến khích đối tượng này, chính phủ đã điều chỉnh và bổ sung nhiều quy định mới theo hướng tạo sự thuận lợi cho các nhà đầu tư để thu hút đầu tư.

Đến tháng 5/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2007/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự thực hiện, các ưu đãi của Nhà nước, và các vấn đề khác áp dụng cho dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT. Khi mới ban hành, Nghị định này được xem là một văn bản quan trọng nhất quy định về hình thức đầu tư BOT, BTO và BT trước khi Nhà nước ban hành một Bộ luật

chính thức về PPP. Tuy nhiên, đến 11/2009 thì Nghị định 78/2007/NĐ-CP đã được thay thế mới bằng Nghị định 108/2009/NĐ-CP, ngày 27/11/2009. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này cũng vẫn chỉ bao gồm 3 hình thức là BOT, BTO và BT. Tháng 4/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 108 nhằm tăng tính hấp dẫn các nhà đầu tư góp vốn thực hiện các công trình dự án đường cao tốc.

Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, ngày 9/11/2010 ban hành Quy chế thí điểm về hình thức đầu tư PPP đã cung cấp một khung pháp lý cho hình thức hợp tác công-tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 15/01/2011 và dự kiến sẽ thúc đẩy phát triển các dự án PPP tại Việt Nam trong 3-5 năm tiếp theo. Đây là một trong những cố gắng gần đây nhất của Chính phủ trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư mới này. Thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và đầu tư giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển khung pháp lý về PPP với mục tiêu cải thiện cơ sở pháp lý cho đầu tư CSHT tại Việt Nam.

Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg được đánh giá là dấu hiệu tích cực trong việc huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng, là một bước đột phá trong tư duy.

Một phần của tài liệu hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công – tư (ppp) ở việt nam trong phát triển kết cấu hạ tầng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)