Các nhà đầu tư cần phải dự tính được hết chi phí và tăng giá cũng như

Một phần của tài liệu hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công – tư (ppp) ở việt nam trong phát triển kết cấu hạ tầng (Trang 88)

cũng như phân bổ rủi ro

Sự tăng giá đáng kể của nhiều dự án cũng là điều cần phải lưu ý. Nguyên nhân là do sự đánh giá thấp giá trị của đất trong giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án, chậm trễ trong đền bù và giải phóng mặt bằng và tác động

của lạm phát do tiến độ xây dựng chậm. Ví dụ, nhiều dự án phải chịu chi phí tăng đến 100% hoặc hơn, như: dự án Cầu và Đường Bình Triệu II, đường Nguyễn Tri, đường An Sương - An Lạc... Quy trình áp dụng để tính toán chi phí xây dựng và giải phóng đất cần được rà soát để đảm bảo rằng dự tính của nghiên cứu khả thi và thiết kế sơ bộ phản ánh chính xác hơn chi phí thực tế.

Bên cạnh đó, hiện chưa có sự xác định rõ ràng và phân bổ rủi ro dự án cho 2 bên. Điều này dẫn đến việc Chính phủ đảm nhận phần lớn rủi ro dự án và tạo nên sức ép về ngân sách đối với Chính phủ trong xây dựng và làm chậm trễ dự án. Vì vậy, các lợi ích cơ bản của PPP có thể không đạt được. Ví dụ như: dự án BOT Cầu Ông Thìn trên quốc lộ 50 và BOT cầu và đường Bình Triệu II, cả 2 trường hợp này, bắt buộc Nhà nước phải vào cuộc và mua lại của các nhà đầu tư do các dự án không khả thi về mặt tài chính.

Trên thực tế, bản thân các nhà đầu tư tư nhân, các nhà tài trợ, các tổ chức tài chính, các nhà cho vay cũng đều nhận thức được những rủi ro này khi tham gia dự án PPP. Tuy nhiên, họ vẫn sẵn sàng chấp nhận rủi ro, nếu Nhà nước đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu và rủi ro được phân bổ hợp lý,

Vì vậy, việc học hỏi các kinh nghiệm thành bại ở những dự án có yếu tố tư nhân của các nước trên thế giới là rất cần thiết giúp các bộ, ngành, địa phương chủ động nắm bắt và kiểm soát được những khó khăn, rủi ro phát sinh trong suốt vòng đời của dự án. Nếu không nhận thức và tiên liệu trước các khó khăn, rủi ro và quy định rõ ràng, mạch lạc ngay từ đầu thì đến lúc xảy ra sự cố sẽ rất khó kiểm soát và xử lý.

Đặc biệt, việc tham khảo kinh nghiệm các dự án PPP do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) thực hiện tại Thái Lan là hữu ích cho Việt Nam. Những kinh nghiệm triển khai dự án và những bài học rút ra từ những thất bại của các dự án PPP đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiểu được mối quan tâm và quan niệm của bên cho vay như thế nào, từ đó mới có thể thiết kế được những dự án PPP có tính khả thi.

Điều quan trọng nhất cần lưu ý, là phân chia rủi ro hợp lý giữa các bên tham gia. Mặc dù có những rủi ro, khu vực tư nhân có thể quản lý tốt hơn, nhưng Nhà nước không thể dồn tất cả rủi ro cho khu vực tư nhân, mà có những rủi ro Nhà nước có thể đảm nhiệm để tránh tăng chi phí.

Chẳng hạn, đối với rủi ro ở giai đoạn hoàn thành công trình là rủi ro lớn nhất, các bên cần phải cẩn trọng. Đó là nhà thầu, nhất là nhà thầu EPC (nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư), có thể chậm tiến độ so với thời gian cam kết. Do đó, cần tính đến các biện pháp xử lý đối với trường hợp nhà thầu chậm tiến độ. Nếu do nhà thầu thì đương nhiên nhà thầu phải chịu trách nhiệm. Nếu vì lý do bất khả kháng như thiên tai… thì công ty bảo hiểm phải chịu trách nhiệm với điều kiện công trình được bảo hiểm. Còn với các lý do khác, thì dự án có thể sử dụng quỹ dự phòng hoặc cam kết vốn bổ sung.

Một phần của tài liệu hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công – tư (ppp) ở việt nam trong phát triển kết cấu hạ tầng (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)