Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công – tư (ppp) ở việt nam trong phát triển kết cấu hạ tầng (Trang 45)

Đánh giá chung hiện nay, chất lượng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ của nước ta còn chậm phát triển, thiếu đồng bộ, quy mô nhỏ bé, hầu hết chưa đạt chuẩn kỹ thuật, chưa tạo được sự kết nối liên hoàn. Đặc biệt, so với các nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Việt Nam chỉ ở mức dưới trung bình. Trên thực tế, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam nói chung, đường bộ nói riêng đang là một “điểm nghẽn”, trở lực lớn cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện qua các mặt sau:

2.1.2.1. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông còn thiếu, đầu tư dàn trải

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năm 2012, xếp hạng chất lượng kết cấu hạ tầng đường bộ của Việt Nam đứng thứ 120/144 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng (Bảng 2.2), giảm 18 bậc so với 2009 (102/144) (ở vị trí thấp nhất từ khi tham gia xếp hạng). Chất lượng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 2,7/7,0 điểm (thang điểm từ 1-7, với 1 là chất lượng kém nhất và 7 là tốt nhất) thấp hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực và trên thế giới (Hình 2.2).

Bảng 2.2: So sánh chất lƣợng kết cấu hạ tầng đƣờng bộ của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới

Quốc gia Xếp hạng chất lượng đường bộ

Việt Nam 120 Trung Quốc 54 Singapore 3 Malaysia 27 Thailand 39 Mỹ 20 Thụy Sỹ 6

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới 2012-2013

Hình 2.2: Chất lƣợng kết cấu hạ tầng đƣờng bộ ở một số quốc gia

Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, Diễn đàn kinh tế thế giới 2012-2013

Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ của nước ta vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật ở mức thấp và lạc hậu, tốc độ phát triển chậm, thiếu đồng bộ, thiếu liên kết giữa các chuyên ngành, thậm chí trong cùng chuyên ngành; các tuyến đường liên vùng, hướng tâm, vành đai chưa hoàn chỉnh; mạng đường cao tốc còn sơ khai. Tính đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thong đường bộ vẫn chưa được nâng cấp đồng bộ.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, đã xuất hiện nhiều “nút thắt cổ chai”, dẫn đến tình trạng ùn tắc thường xuyên, đặc biệt tại các đô thị lớn, như: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; hệ thống đường giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các địa phương và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Nhiều con đường xuống cấp nhưng chưa được duy tu, bảo dưỡng, bảo trì kịp thời.

2.1.2.2. Chất lượng quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông chưa cao

Quy hoạch tổng thể toàn quốc và vùng chưa được hoàn thiện để làm cơ sở cho quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế thiết yếu; thiếu sự kết nối tạo nên tổng thể cho phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển chưa bảo đảm, thiếu đồng bộ, tính khả thi thấp. Công tác quản lý sau quy hoạch yếu, thiếu sự chỉ đạo tập trung, sự phân công, phối hợp chưa ăn khớp. Quỹ đất dành cho giao thông đô thị thấp. Công tác giải phóng mặt bằng chậm, kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và làm tăng chi phí đầu tư.

2.1.2.3. Nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa hợp lý

Chi phí đầu tư cho các công trình, nhất là công trình giao thông khá lớn. Nguồn vốn đầu tư hằng năm và việc phân bổ nguồn vốn này cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chưa có cơ chế chính sách thuận lợi, minh bạch để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, tư nhân trong nước tham gia xây dựng các dự án giao thông. Việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà tài trợ để cung cấp vốn cho các dự án mất nhiều thời gian trong khi các quy định về hình thức hợp tác đầu tư giữa PPP vừa mới hình thành. Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí, thất thoát khá phổ biến đang làm giảm hiệu quả, ứ đọng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

2.1.2.4. Triển khai dự án chậm, năng lực quản lý còn hạn chế

Nguyên nhân là do chưa có sự minh bạch cả từ phía: chính quyền, chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu. Vấn đề đền bù, giải tỏa, thu hồi đất, phương pháp, cách thức tiến hành còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Công tác bảo hành, bảo trì và sửa chữa thiếu kinh phí, chưa được coi trọng đúng mức...

Một phần của tài liệu hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công – tư (ppp) ở việt nam trong phát triển kết cấu hạ tầng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)