Sự cần thiết của PPP trong phát triển kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công – tư (ppp) ở việt nam trong phát triển kết cấu hạ tầng (Trang 26)

lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam

1.2.3.1. Nhu cầu thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Tuy chỉ số mật độ đường của Việt Nam ở mức trung bình so với khu vực nhưng chất lượng đường bộ của Việt Nam rất kém. Hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam đã được xây dựng trong một thời gian khá dài và trải qua các cuộc chiến tranh bị xuống cấp nghiêm trọng: nhiều tuyến đường đã bị hư hỏng nặng, hoặc sụt lở, ngập úng, quá nhiều ổ gà ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng của các con đường cũng như tính mạng của người đi đường.

Một thực trạng nữa là hiện tượng tắc đường xảy ra rất nghiêm trọng, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh… Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống nâng cao nên số lượng ôtô ngày càng nhiều. Dự báo đến 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 2,8-3 triệu ôtô các loại và 33-36 triệu xe máy [36]. Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ cũ không thể đáp ứng được nhu cầu.

Trong khi các nước trong khu vực đã có được những lợi thế cạnh tranh từ kết cấu hạ tầng thì Việt Nam vẫn đối mặt với những yếu kém và lạc hậu kéo dài, đang là cản trở lớn nhất đối với tính cạnh tranh quốc gia và kìm hãm tăng trưởng

Trong năm 2009-2010, Chính phủ đã tăng mức đầu tư nhưng chất lượng hạ tầng Việt Nam vẫn chưa được cải thiện, vẫn xếp thứ hạng rất thấp (94/133). Trong đó, thấp nhất là chất lượng hạ tầng giao thông đường bộ

xếp thứ 120/133 [37]. Hiện nay, áp lực của phát triển kinh tế xã hội lên giao thông vận tải rất lớn (đặc biệt là đường bộ đảm nhiệm khoảng 80% nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá cả nước). Bên cạnh đó, thiên tai diễn biến ngày càng thất thường hơn, đe dọa hệ thống giao thông đường bộ quốc gia cũng như tính mạng người dân trong mỗi mùa mưa bão.

Thực trạng trên cho thấy, sự cấp thiết về việc huy động tối đa mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

1.2.3.2. Các đặc trưng của PPP trong đường bộ

- Là sự cộng tác giữa khu vực công và khu vực tư dựa trên một hợp đồng dài hạn để cung cấp tài sản hoặc dịch vụ;

- Phân bổ hợp lý về lợi ích, chi phí, rủi ro và trách nhiệm giữa hai khu vực; - Kết quả mong đợi: hiệu quả về chất lượng hàng hóa/dịch vụ; và sử dụng vốn;

- Đối tác tư nhân thực hiện việc thiết kế, xây dựng, tài trợ vốn và vận hành; - Việc thanh toán thực hiện trong suốt thời gian hợp đồng;

- Quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về khu vực công và khu vực tư nhân sẽ chuyển giao tài sản lại cho khu vực công khi kết thúc thời gian hợp đồng.

1.2.3.3. Lợi thế của PPP

Về phía Nhà nước:

- Ưu điểm lớn nhất của PPP là giảm được gánh nặng cũng như rủi ro đối với ngân sách. Hơn thế, mô hình PPP giúp giải quyết được vấn đề kém hiệu quả. Vì mục tiêu lợi nhuận nên các nhà đầu tư tư nhân phải tìm cách để dự án được vận hành hiệu quả hơn. Thêm vào đó, với việc tham gia của khu vực tư nhân, sự sáng tạo, trách nhiệm giải trình cũng như sự minh bạch có khả năng sẽ được cải thiện.

- Sự ổn định của dòng chi phí đầu tư và Chính phủ chỉ thanh toán khi có dịch vụ.

nhân thiết kế, tài trợ, xây dựng và vận hành dự án đáp ứng các tiêu chí dự án trong dài hạn.

- Các rủi ro liên quan đến thiết kế và xây dựng; nhu cầu thị trường; chi phí vận hành và bảo dưỡng được chuyển từ Nhà nước sang tư nhân một phần hoặc toàn phần.

- Xác định lại vai trò trực tiếp của nhà nước đối với nền kinh tế: các nhà nghiên cứu cho rằng PPP giúp nhà nước tập trung tốt hơn vào chức năng chính của mình: đại diện người dân và quản lý các dịch vụ không thể chuyển giao cho tư nhân. Trong suốt thời kỳ suy thoái khía cạnh này rất quan trọng đối việc phục hồi kinh tế của một nước.

- Tác động tích cực đối với tài chính công: từ kết quả nghiên cứu cho thấy, PPP tác động đáng kể lên tài chính công thông qua: (a) tạo ra các nguồn thu mới, (b) phát triển các kết cấu hạ tầng hiện đại (c) thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển và tăng thu nhập tài chính, và (d) sử dụng ngân sách công tốt hơn. Ngoài ra, PPP còn góp phần giảm thuế, một trong các biện pháp nhà nước cần áp dụng trong thời kỳ nhạy cảm này. Vì vậy, các nguồn lực được phát triển hoặc tái cấu trúc nhằm kích thích nhu cầu và góp phần vào sự giàu có của đất nước.

- Tạo việc làm: Các hợp đồng PPP giúp tạo việc làm trung và dài hạn, đây là yếu tố quan trọng trong các chương trình chống khủng hoảng. Điển hình như năm 2009, Mỹ đã chi gói giải cứu phục hồi nền kinh tế 900 tỷ USD với mục đích giải quyết 2,5 triệu việc làm thông qua đầu tư các dự án PPP.

Về phía tư nhân:

- Doanh nghiệp dự án (tư nhân) sẽ nhận được khoản thanh toán trong suốt vòng đời của hợp đồng PPP (trung bình 25 năm) theo một thỏa thuận trước và không trả thêm cho phần vượt dự toán.

- Khi dự án đã được phê duyệt nhà đầu tư PPP (nếu là doanh nghiệp) hoặc doanh nghiê ̣p dự án (nếu thành lập) được hưởng các ưu đãi về thuế thu

nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngoài ra, nhà đầu tư PPP được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.

- Tham gia PPP, tư nhân được chia sẻ bớt rủi ro thông qua những hỗ trợ của chính phủ như: được kinh doanh không gian dự án, miễn thuế, bảo lãnh tỷ giá... được tạo điều kiện thuận lợi để vận hành dự án hoàn vốn và thu lợi nhuận hợp lý. Hơn nữa, đối tác mà tư nhân kinh doanh cùng lại là Nhà nước - một đối tác bảo đảm sự bền vững trong hợp tác làm ăn.

1.2.3.4. Hạn chế của PPP

- Nhược điểm lớn nhất của mô hình PPP là chi phí lớn hơn do các nhà đầu tư tư nhân yêu cầu một suất sinh lợi cao hơn. Trong nhiều trường hợp việc thiết kế cơ chế tài chính và cơ chế phân chia trách nhiệm, xác định mức thu phí hay phần trợ cấp của nhà nước là vô cùng phức tạp.

- Hơn nữa, mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân cũng là một vấn đề. Vì một mục tiêu nào đó (ví dụ muốn có một khu đất hay dự án khác) mà nhà đầu tư tư nhân vẽ ra những dự án mà sau khi xây dựng rất ít, thậm chí không có người sử dụng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

- Để đòi hỏi có sự bình đẳng tuyệt đối trong làm ăn kinh doanh giữa 2 bên ở một dự án PPP là khó đạt được vì sự hợp tác này thiếu sự tương đồng quyền lực và quyền hạn. Một bên là quyền lực tuyệt đối (Nhà nước) trong khi một bên là quyền lực tương đối (khối tư nhân). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công – tư (ppp) ở việt nam trong phát triển kết cấu hạ tầng (Trang 26)