Tình hình chung

Một phần của tài liệu Chiến lược thị trường của ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ (Trang 45)

Theo đánh giá của Hiệp Hiệp hội Thẻ Ngân hàng, thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam đã có sự bùng nổ trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2004. Với đà tăng trưởng số khách du lịch đến Việt Nam trong vài năm gần đây đã có tác động rất lớn đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng. Không chỉ là sự gia tăng đối với thẻ quốc tế, hoạt động thẻ ghi nợ nội địa cũng đạt được những bước tăng trưởng hết sức nhanh chóng. Điều đó thể hiện tính phù hợp của thẻ ghi nợ đối với người dân Việt Nam.

Trong những năm qua, công nghệ phát triển như vũ bão đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện bước đột phá trên con đường định hướng và phát triển dịch vụ thẻ. Với công nghệ tiên tiến, các ngân hàng có khả năng tự phát triển sản phẩm, chủ động nghiên cứu tìm hướng phát triển và có sách lược riêng để đưa ra những sản phẩm thẻ thanh toán vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế vừa phù hợp với người dân – những người vốn quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán mà vẫn đảm bảo tính bảo mật của thẻ thanh toán để giảm thiểu rủi ro mất mát cho chủ thẻ và ngân hàng.

Chính trong giai đoạn này, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong dịch vụ thẻ rất gay gắt. Các ngân hàng đua nhau đưa ra nhiều sản phẩm thẻ, phong phú, đa dạng để

làm hài lòng mọi nhu cầu của khách hàng và đồng thời cũng hiện đại hoá công nghệ trong hoạt động ngân hàng.

3.1.2 Tình hình phát hành thẻ nội địa tại Việt Nam

Do đặc tính thẻ nội địa phù hợp với phần lớn người Việt Nam nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển nở rộ trong thời gian qua. Việc các ngân hàng bắt tay với nhau tạo thành các liên minh thẻ, tăng cường mở rộng mạng lưới máy rút tiền tự động ATM cũng như mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT) đã tạo thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ thẻ. Ngoài ra, các ngân hàng không ngừng nâng cao tiện ích của thẻ nhằm phục vụ tốt cho khách hàng của mình và người dân đã quen dần với khái niệm ATM. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tổng số thẻ được các ngân hàng phát hành trên toàn thị trường là 3,5 triệu thẻ với gần 60 thương hiệu, 17 ngân hàng phát hành và 20 ngân hàng làm đại lý thanh toán.Bảng dưới đây (bảng 3) cho thấy sự tăng trưởng số thẻ rất cao trong liên tiếp nhiều năm qua.

Bảng 3: Số thẻ nội địa phát hành qua các năm

Năm Số lượng thẻ phát hành Tăng trưởng

2001 20.800 2002 80.400 287% 2003 240.000 199% 2004 760.000 217% 2005 1.136.860 50% 2006 – Ước tính 1.477.930 30%

Chính sự nhận thấy tính chất thẻ nội địa phù hợp với thị trường Việt Nam, các ngân hàng phát hành thẻ đều chú trọng đầu tư và phát triển lĩnh vực này, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh mặc dù việc đầu tư rất tốn kém. Các ngân hàng thương mại cổ phần như ngân hàng Á Châu (ACB) là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong phát hành thẻ, kế đến là một số ngân hàng như ICB, Agribank, EAB cũng đã bắt kịp tốc độ phát hành thẻ của ACB.

Cho đến cuối năm 2006, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank vẫn là ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ phát hành, chiếm hơn 50% thị trường thẻ nội địa. Kế theo sau đó là các ngân hàng EAB, Agribank, ACB, ICB, BIDV… Biểu đồ sau đây (Hình 6) cho thấy thị phần thẻ nội địa của một số ngân hàng như sau:

Hình 6: Thị phần thẻ nội địa tại Việt Nam năm 2005

VCB, 55% EAB, 10% ICB, 9% BIDV, 9% Khác, 4% Agribank , 13%

(Nguồn: Báo cáo Thường niên của Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Trong số thẻ nội địa phát hành, tuyệt đại đa số (98%) là thẻ ghi nợ (Debit card) và thẻ ATM với khách hàng chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức, người lao động

trong các doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Ngược lại, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế với số lượng rất ít.

3.1.3 Tình hình phát triển mạng lưới ATM

Rõ ràng rằng hoạt động phát hành thẻ nội địa chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự phát triển mạng lưới máy ATM. Do vậy, các ngân hàng đều tập trung đầu tư vào hệ thống ATM nhằm mở rộng mạng lưới dịch vụ, tạo thuận lợi cho khách hàng dùng thẻ. Sự phát triển mạng lưới máy ATM ngược lại có tác động tích cực đến số lượng thẻ nội địa phát hành và doanh số sử dụng thẻ của khách hàng nội địa. Đây là tín hiệu khả quan cho việc phát hành thẻ nội địa trên thị trường vì mục tiêu lớn nhất của việc phát hành thẻ nội địa hiện nay là đưa dịch vụ thẻ đến gần hơn nữa với người dân, tạo thói quen sử dụng thẻ thanh toán. Cho đến nay, việc các ngân hàng chạy đua trong dịch vụ thẻ, sự liên kết các hệ thống máy ATM của một số ngân hàng đã làm cho hệ thống ATM có độ phủ rộng khắp hơn cả về số lượng và thời lượng sử dụng máy.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt nam, tổng số máy ATM đến cuối năm 2006 là 2.154 máy, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2004 và gần gấp 20 lần so với năm 2002 (bảng 4). Dù vậy, các máy ATM một lần nữa cũng như số CSCNT vẫn tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn và một số máy đặt tại hội sở ngân hàng nên thời gian hoạt động của máy không phải lúc nào cũng 24/24 giờ/ ngày. Chính vì điều này mà mặc dù số lượng thẻ không phải là quá nhiều nhưng thật sự đã có sự quá tải về sử dụng máy trong những giờ cao điểm, cuối tuần. Ngoài ra, một số máy chỉ cho phép sử dụng thẻ của riêng ngân hàng đó nên vẫn có tình trạng máy ATM thì quá tải trong khi có máy thì ít sử dụng. Trong tương lai, nếu các ngân hàng cùng bắt tay tích

hợp các máy thành một hệ thống thì việc sử dụng hết công năng của máy ATM sẽ hiệu quả hơn.

Bảng 4: Số lượng máy ATM tại Việt Nam

Năm Số máy Tăng trưởng (%)

2000 5 2001 45 900 2002 61 135 2003 190 311 2004 472 248 2005 546 116 2006 835 153 Tổng cộng 2.154

(Nguồn: Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)

3.1.4 Tình hình phát triển mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ

Biểu đồ dưới đây (Hình 7) cho thấy, nếu nhưng năm đầu mở cửa, có 2.000 Cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT) thì năm 1998 con số cơ sở đã là 3.500. Từ thời điểm đó trở đi, số đơn vị chấp nhận thẻ thanh toán có số nhảy vọt đáng kể. Đến thời điểm năm 2004, số CSCNT đã là 10.000 điểm. Tuy vậy, dù số CSCNT gia tăng đáng kể nhưng chỉ tập trung tại các thành phố lớn và tập trung chủ yếu vào các loại hình phục vụ du lịch, phục vụ khách nước ngoài là chính.

Hình 7: Số lượng CSCNT tại Việt Nam qua các năm 2000 3500 6000 9000 10000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 Số CSCNT 1996 1998 2000 2003 2004

(Nguồn: Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Nếu như các ngân hàng đang tập trung phát triển mạnh thẻ thanh toán nội địa thì việc phát triển mạng lưới CSCNT sẽ dể dàng hơn khi các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ trong mọi loại hình phục vụ đời sống cộng đồng nhận thấy ích lợi của việc chấp nhận thanh toán thẻ như là một mặt của sự cạnh tranh thu hút khách hàng. Tuy nhiên, khi đó các ngân hàng phải quan tâm đến việc phân bổ CSCNT theo ngành cho hợp lý tránh sự phát triển không đều giữa các loại hình dịch vụ.

3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THẺ THANH TOÁN CỦA VIETCOMBANK TP.HCM VIETCOMBANK TP.HCM

3.2.1 Các loại thẻ Vietcombank Tp.HCM phát hành và thanh toán

3.2.1.1 Các loại thẻ Vietcombank TP.HCM phát hành

Tính đến tháng 8 năm 2003 thì Vietcombank Tp.HCMđã chính thức phát hành 3 loại thẻ tín dụng quốc tế, đó là Visa, MasterCard và American Express. Hiện tại Vietcombank Tp.HCM là một trong những ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố được phép phát hành các loại thẻ tín dụng trên và là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực này.

Ba loại thẻ Vietcombank Tp.HCM phát hành được phân ra làm 2 loại: thẻ thường (Standard Card), thẻ vàng (Gold Card) với các hạn mức tín dụng khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng.

Bảng 5:Các thông tin về hạn mức sử dụng/ ngày của thẻ tín dụng

Hạn mức rút tiền mặt/ngày Hạn mức chi tiêu/ngày Loại thẻ HM tiền mặt Thẻ chuẩn Thẻ vàng Thẻ chuẩn Thẻ vàng Visa 50% HMTD 15.000.000 đ 30.000.000 đ 30.000.000 đ 60.000.000 đ Master 50% HMTD 15.000.000 đ 30.000.000 đ 30.000.000 đ 60.000.000 đ Amex 75% HMTD 25.000.000 đ 35.000.000 đ 50.000.000 đ 70.000.000 đ (Nguồn: Phòng Thẻ Vietcombank Tp.HCM) ¬ Thẻ nội địa:

Ü Thẻ Connect 24 là thẻ ghi nợ nội địa do Vietcombank phát hành có giá trị sử dụng trong phạm vi Việt Nam. Với thẻ này, chủ thẻ chi tiêu và rút tiền mặt trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của mình mở tại ngân hàng. Hạn mức chi tiêu, mua sắm của chủ thẻ không hạn chế, tuỳ vào số dư trên tài khoản của mình. Đối với giao dịch rút tiền mặt tại ATM, lượng tiền rút phụ thuộc vào hạn mức ngày của thẻ. Khi trong tài khoản không có tiền, chủ thẻ không thể sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán hay rút tiền. Nói cách khác, thẻ ghi nợ không có tính chất “tín dụng”. Số dư trên tài khoản của chủ thẻ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Chủ thẻ có thể mua sắm hàng hoá

dịch vụ tại hơn 5000 điểm chấp nhận thẻ của Vietcombank trên toàn quốc. Thẻ Connect 24 của Vietcombank cho phép người sử dụng nhanh chóng tiếp cận với phương thức thanh toán thẻ, là quen với các dịch vụ ngân hàng tự động tại ATM, làm quen với việc chi trả không dùng tiền mặt tại các CSCNT. Đặc biệt, thẻ Connect 24 là công cụ thuận tiện cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh doanh trong việc trả lương qua tài khoản đối với cán bộ công nhân viên.

Bảng 6: Hạn mức rút tiền của thẻ nội địa

Hạng chuẩn B Hạng vàng G Hạng đặc biệt D Số tiền rút tối đa 1 lần 2.000.000 đ 2.000.000 đ 2.000.000 đ

Số tiền rút tối thiểu 1 lần 50.000 đ 50.000 đ 50.000 đ

Số tiền rút tối đa 1 ngày 10.000.00 đ 15.000.000 đ 20.000.000 d9

Số giao dịch rút tiền 1 ngày 10 lần 15 lần 20 lần (Nguồn: Phòng Thẻ Vietcombank Tp.HCM)

Ngoài ra Vietcombank cũng đang chuẩn bị phát hành một loại thẻ mới, với những tính năng nổi trội. Thẻ Vietcombank – MTV là một sản phẩm mới ưu việt nhất trên thị trường hiện nay với một số ưu việt như sau:

- Là thẻ ghi nợ quốc tế. - Ví tiền điện tử an toàn.

- Được rút tiền khắp mọi nơi (trên 600 điểm trong cả nước và trong khu vực), vì nó là sự kết hợp cùng với MasterCard và kênh giải trí MTV Châu Á.

- Không phải đặt cọc tiền bảo lãnh như Visa

- Được tham gia nhưng chương trình mà chỉ giành riêng cho những chủ thẻ ( Giải thưởng của Kênh truyền hình Ca nhạc MTV v..v)

- Được hưởng những ưu đãi giảm giá từ 10%-70% tại các điểm chấp nhận thẻ Thẻ là sự kết hợp của 3 thương hiệu nổi tiếng: MTV, MasterCard và Vietcombank.

3.2.1.2 Các loại thẻ Vietcombank TP.HCM thanh toán

Hiện tại Vietcombank vẫn giữ vững vị trí hàng đầu về thị phần thanh toán và cũng là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới: Visa, MasterCard, JCB, American Express, Dinners Club

Không chỉ là ngân hàng đại lý thanh toán lớn nhất cho các tổ chức thẻ quốc tế ở Việt Nam, Vietcombank còn trực tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Vietcombank MasterCard, Vietcombank Visa và Vietcombank American Express. Trong đó, Vietcombank là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express - một trong những sản phẩm thẻ có uy tín và dịch vụ tốt nhất trên thế giới – tại thị trường Việt Nam

Cùng với 5 loại thẻ quốc tế trên của Vietcombank đang được khách hàng chấp nhận thì thẻ Connect 24 của Vietcombank cũng đang được nhiều tầng lớp công chúng ưa chuộng, trong đó đông đảo nhất vẫn là giới trẻ, giới sinh viên và công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

¬ Biểu phí các loại thẻ của Vietcombank được áp dụng hiện nay Ü Thẻ tín dụng quốc tế Loại phí Vietcombank - MasterCard/Vietcombank -Visa Vietcombank -AmericanExpress Phí thường niên Loại thẻ vàng: + Thẻ chính: 200.000VNĐ + Thẻ phụ: 100.000VNĐ Loại thẻ chuẩn: + Thẻ chính: 100.000VNĐ + Thẻ phụ: 50.000VNĐ Loại thẻ vàng: + Thẻ chính: 600.000VNĐ + Thẻ phụ: 500.000VNĐ Loại thẻ chuẩn: + Thẻ chính: 400.000VNĐ + Thẻ phụ: 300.000VNĐ Phí vượt hạn mức

+ Vượt hạn mức từ 01 đến 05 ngày: 8%/năm trên số tiền vượt hạn mức. + Vượt hạn mức từ 06 đến 15 ngày: 10%/năm trên số tiền vượt hạn mức + Vượt quá hạn mức trên 15 ngày : 15%/năm trên số tiền vượt hạn mức

Phí chậm t.toán 3% số tiền chậm thanh toán ( tối thiểu là 50.000VNĐ)

Phí rút tiền mặt 4 % số tiền giao dịch

Nguồn: www.vcb.com.vn

Ü Thẻ ghi nợ (ATM) Biểu phí hiện hành:

- Phí phát hành nhanh : 200.000VNĐ/thẻ - Phí phát hành lại thẻ: 50.000VNĐ/thẻ

- Phí phát hành thẻ phụ: 100.000VNĐ/thẻ

- Phí rút tiền: không

- Phí chuyển khoản: không

- Phí vấn tin, xem sao kê tài khoản: không - Phí thanh toán tại các CSCNT: không - Phí thanh toán tại các NHĐL: không

Ü Thẻ MTV-Vietcombank

Loại phí Mức phí

Phí phát hành bình thường 200.000 VNĐ/thẻ

Phí dịch vụ phát hành nhanh 100.000 VNĐ/thẻ( chưa bao gồm phí phát hành/ phí phát hành lại thẻ)

Phí phát hành lại thẻ 50.000 VNĐ/thẻ

Phí cấp lại PIN 30.000 VNĐ/thẻ

Phí thông báo thẻ mất cắp/ thất lạc 200.000 VNĐ/lần

Phí giao dịch ATM trong hệ thống Vietcombank

Miễn phí

Phí giao dịch ATM trong hệ thống NHĐL + Rút tiền mặt + Chuyển khoản + Thanh toán 4.000 VNĐ/giao dịch 3.000 VNĐ/giao dịch 3.000 VNĐ/giao dịch

Phí giao dịch ATM ngoài hệ thống Vietcombank NHĐL

+ Rút tiền mặt + Kiểm tra số dư

5.000 VNĐ/giao dịch 5.000 VNĐ/giao dịch

3.2.2 Đánh giá doanh số phát hành và thanh toán thẻ của Vietcombank Tp.HCM Tp.HCM

3.2.2.1 Số lượng thẻ được phát hành

Thẻ được phát hành tại Vietcombank TP. Hồ Chí Minh trong năm 2005 (Hình 8 và

bảng 7 ) chủ yếu là thẻ nội địa. Điều này cũng chứng tỏ sức hấp dẫn rất lớn đối với

thẻ ghi nợ nói chung và thẻ ATM nói riêng trong điều kiện hiện nay tại thị trường thẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2005, đã có hơn 100.464 thẻ nội địa được phát hành vẫn là con số quá nhỏ bé so với lượng khách hàng tiềm năng (khoảng hơn 20 triệu dân thành thị). Đây quả là cơ hội rất lớn cho Ngân hàng Vietcombank Tp.HCM nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại nói chung trong việc phát hành thẻ nội địa trong những năm tiếp theo.

Hình 8: Sự phát triển vượt trội của thẻ nội địa Vietcombank Tp.HCM năm 2005

Connect 24 95% Tín dụng 5% (Nguồn: Phòng thẻ tín dụng, Vietcombank TP.HCM. Tháng 4/2006)

Bảng 7: Doanh số phát hành thẻ qua các năm của Vietcombank Tp.HCM 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Thẻ tín dụng 1.054 1.308 1.604 1.881 2.786 3.416 4.826 Tăng truởng(%) 24 23 17 48 23 41 Connect24 35.716 71.458 100.464 Tăng truởng (%) 100 41

Qua bảng trên, ta thấy số lượng phát hành thẻ tín dụng tăng trưởng không đồng đều qua các năm, đỉnh điểm là năm 2002 số lượng sụt giảm đáng kể. Điều đó chứng tỏ bộ phận Marketing đã lơi lỏng việc tiếp thị thẻ, đang còn bị động trông chờ vào sự quyết định của Vietcombank Trung Ương cũng như chưa tiếp cận được với những kỹ năng marketing tiên tiến đang được áp dụng trên thế giới. Mặt khác cũng một phần do tác động của nền kinh tế và chính trị trên thế giới thời điểm đó có những diễn

Một phần của tài liệu Chiến lược thị trường của ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ (Trang 45)