Các yếu tố của môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Chiến lược thị trường của ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ (Trang 70)

4.2.1.1 Các cơ hội (O)

a) Nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng tăng nhanh do ích lợi của thanh toán bằng thẻ đã

được nhận thức đúng và đầy đủ hơn. Thẻ thanh toán đã được gia tăng nhiều tiện ích

không chỉ đơn thuần là rút tiền mặt như thời gian đầu. Hiện nay với thẻ ghi nợ như là thẻ ATM, người sử dụng có thể thanh toán hoá đơn điện lực, điện thoại, phí bảo hiểm nhân thọ, chuyển khoản và thanh toán tại nhiều cửa hàng và siêu thị trong cả nước v..v. Thẻ thanh toán đã giúp cho người sử dụng có được sự thuận tiện trong cuộc sống, đặc biệt khi hệ thống máy ATM đang được lắp đặt ngày càng nhiều trong toàn quốc.

b) Nhà nước có nhiều chính sách ủng hộ việc phát triển phương tiện thanh toán không

dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ thẻ. Hiện nay tại một số

thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đã thí điểm trả hương cán bộ hưu trí qua thẻ ATM. Mô hình này đang được chính phủ Việt Nam khuyến khích áp dụng đại trà trước hết cho khu vực thành thị. Bên cạnh đó chính phủ cũng đưa ra đề án trả lương cho công chức bằng thẻ ATM như là một công cụ để chống tham nhũng và hạn chế các chi phí công bằng tiền mặt.

c) Môi trường chính trị Việt Nam ổn định và an toàn, nền kinh tế phát triển tốt và theo khuynh hướng hội nhập ngày càng sâu vào quá trình toàn cầu hóa là một tiền đề tốt cho việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán. Lượng khách du lịch và nhà kinh doanh

Nam đi ra nước ngoài du lịch, học tập và làm việc. Đó là môi trường xúc tác tốt cho sự phát triển của dịch vụ thẻ tại Việt Nam.

d) Dân số Việt Nam trẻ, số lượng học sinh, sinh viên, người lao động trẻ đông đảo. Đối tượng dân số này đã tiếp cận với khoa học hiện đại, có kiến thức nhất là kiến thức về các phương tiện hiện đại phục vụ cuộc sống. Cho nên, họ chính là nguồn khách hàng tiềm năng rất lớn cho ngân hàng đem những tiện ích của mình đến tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng này.

e) Khoa học công nghệ ngày một phát triển cũng góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho việc

phát triển mạng lưới thẻ và thanh toán bằng thẻ. Hạ tầng công nghệ thông tin của

Việt Nam ngày càng được nâng cấp và cải thiện với tốc độ nhanh đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các hình thức thương mại và thanh toán trực tuyến trong đó có dịch vụ thẻ thanh toán. Nhờ sự phát triển của hạ tầng công nghệ, số cơ sở chấp nhận thẻ cũng như hệ thống ATM đang được phát triển với tốc độ nhanh tạo điều kiện cho sự phát triển của thẻ thanh toán.

f) Các ngành dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong đó dịch vụ du lịch sẽ ngày càng phát triển mạnh hơn. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của

cả cho thẻ quốc tế và thẻ thanh toán nội địa. Dịch vụ du lịch là một thị trường o5ng của thẻ thanh toán. Với tốc độ phát triển hàng năm trên 20% về số lượng khách quốc tế và nội địa, ngành “công nghiệp không ống khói” đã thúc đẩy sự phát triển của thẻ thanh toán đồng thời cũng có được cơ hội tăng trưởng từ sự phát triển đa dạng và hiệu quả của thẻ thanh toán.

g) Trong thời gian tới Vietcomban sẽ tiến hành cổ phần hoá và tiến hành tái cấu trúc

lại cơ cấu quản lý và tài chính. Đây là một điểm rất thuận lợi cho ngân hàng. Khi trở

cấp thẻ, các mức phí liên quan đến việc phát hành và thanh toán. Mặt khác, nhờ cổ phần hoá, ngân hàng có thể kêu gọi được những nguồn vốn đầu tư của các tổ chức nước ngoài, giúp ngân hàng phát triển mạng lưới cơ sở kỹ thuật, nâng cao khả năng quản lý. Nhờ đó, Vietcombank sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường thẻ trong nước.

h) Chính sách ngoại hối ở Việt Nam quá chặt chẽ nên người dân không thể đem nhiều

ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài tiêu xài, vì thế những người có nhu cầu (ví dụ Sinh

viên đi du học và những người đi du lịch hay công tác nước ngoài) sẽ chuyển sang dùng thẻ tín dụng như một phương tiện thay thế.

4.2.1.2 Các yếu tố nguy cơ (T)

a) Tâm lý sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn còn rất phổ biến trong cộng đồng.

Sử dụng thẻ để rút tiền mặt hiện vẫn còn chiếm trên 90%û. Người dân vẫn còn xa lạ, e ngại các dịch vụ của ngân hàng cũng như dùng các dịch vụ của ngân hàng cung cấp nhất là vấn đề thẻ và sử dụng thẻ thanh toán. Bảng dưới đây (Bảng 14) phân tích mục đích sử dụng thẻ thanh toán được điều tra tại Vietcombank Tp.HCM trong thời gian gần đây :

Bảng 14 : Mục đích sử dụng thẻ thanh toán tại Vietcombank Tp.HCM

Năm Rút tiền mặt (Tỷ VND) Chuyển khoản (Tỷ VND) % dùng tiền mặt 2003 890,54 36,82 96 2004 2.628,53 200,32 93 2005 6.000,06 491,84 92 Tháng 9/2006 6.000,81 680,51 90

b) Tính an toàn khi sử dụng thẻ cũng làm cho khách hàng quan tâm và lo lắng. Mạng

ngân hàng. Thời gian gần đây đã có những sự cố về thẻ thanh toán được báo chí công bố như thẻ tín dụng giả của các khách du lịch, ăn cắp tiền của khách hàng qua thẻ ATM và do lỗi của bản thân chương trình của các ngân hàng v..v. Mặc dù các ngân hàng đã nhanh chóng khắc phục sự cố, tuy nhiên những vụ việc đó đã ảnh hưởng không ít tới tâm lý của người sử dụng thẻ.

c) Thu nhập bình quân đầu người của đại đa số dân còn thấp. Do vậy, để sử dụng thẻ do ngân hàng cung cấp trong thanh toán có thể xem là vượt quá khả năng của số đông dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn.

d) Đặc biệt hoạt động ngân hàng dự báo sẽ có nhiều cạnh tranh hơn, do sự phát triển với tốc độ nhanh của các ngân hàng TMCP thực hiện tăng vốn và mở rộng qui mô. Các tập đoàn tài chính có khuynh hướng đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cũng như sự tham gia của các tổ chức kinh tế lớn vào lĩnh vực ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói chung như bưu điện, dệt may, bảo hiểm và dầu khí. Có thể nói đây là thách thức lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank Tp.HCM. Như vậy, song song với các nghiệp vụ khác của ngân hàng, kinh doanh thẻ cũng sẽ có sự cạnh tranh nhiều hơn.

Trong lĩnh vực kinh doanh thẻ việc Việt Nam gia nhập WTO có thể chưa tạo ra ảnh hưởng lớn của các ngân hàng nước ngoài do bởi mặc dù các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài từ ngày 1/4/2007, tuy nhiên họ chỉ được phép đặt máy ATM tại trụ sở và chỉ được phép nhận tiền gửi bằng tiền Việt vào năm 2011. Mặc dù vậy sức ép cạnh tranh sẽ đến chủ yếu từ các ngân hàng quốc doanh và đặc biệt là khối TMCP trong nước. Với việc gia tăng đầu tư chiều sâu công nghệ trong đó có công nghệ thẻ và năng lực tài chính ngày càng dồi dào, hầu hết các

ngân hàng thương mại đã tham gia một cách tích cực vào thị trường thẻ và hình thành các liên minh thẻ, hợp tác chia sẻ công nghệ và hệ thống ATM và điểm chấp nhận thẻ để gia tăng thị phần. Hiện nay trên thị trường thẻ đang là sự cạnh tranh của 04 liên minh thẻ lớn :

- Liên minh thẻ do Ngân hàng Ngoại thương đứng đầu tập hợp 9 ngân hàng cổ phần bao gồm : NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Eximbank, NH TMCP Kỹ thương Techcombank, NH TMCP Phương Đông, NH TMCP Quốc tế –VIBBank v..v.

- Công ty chuyển mạch tài chính Banknet là tập hợp của các NH Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, NH Đầu tư Phát triển, NH Công thương v..v.

- Liên minh VNBC do NH TMCP Đông Á đứng đầu, là tập hợp của các ngân hàng : Sài Gòn Công Thương, NH Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long và NH TMCP Phát Triển Nhà Hà Nội.

- Liên minh Sacombank-ANZ bao gồm 02 NH TMCP Sài Gòn Thương Tín và Chi nhánh Ngân hàng ANZ (Úc).

Tuy nhiên cho đến thời điểm này thì BankNet – vốn được xem là mô hình hiện đại phù hợp với tương lai của thị trường thẻ tại Việt Nam – vẫn chưa đi vào hoạt động vận hành chính thức. Trong khi đó các liên minh VNBC hay ANZ-Sacombank vẫn còn quy mô nhỏ chưa có nhiều ảnh hưởng lớn trên thị truờng. Hiện nay liên minh của Ngân hàng Ngoại thương vẫn đang giữ vai trò chủ đạo trên thị trường, tuy nhiên không thể xem thường sức mạnh cạnh tranh của các ngân hàng bạn trên thị trường.

4.2.2 Các yếu tố của môi trường bên trong:

4.2.2.1 Các điểm mạnh (S)

a) Thương hiệu Ngân hàng ngoại thương rất được đánh giá cao trên thị trường. Với

đạt được trong quá trình mở cửa của đất nước thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank được đáng giá là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam. Đó cũng là lý do giúp cho Ngân hàng Ngoại thương có được nguồn khách hàng dồi dào và ổn định. Là một thương hiệu ngân hàng có uy tín, Vietcombank Tp.HCM có một số lượng lớn khách hàng doanh nghiệp truyền thống và có quan hệ tốt. Đó là những khách hàng quan trọng vì họ sẽ tiến hành mở tài khoản cá nhân cho người lao động và làm thẻ cho nhân viên của mình tại ngân hàng.

b) Hệ thống dịch vụ thẻ của Vietcombank nói chung và Vietcombank Tp.HCM đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng phục vụ. Có thể nói cho đến thời điểm

này hệ thống dịch vụ thẻ của Vietcombank Tp.HCM đã phát triển nhanh về chiều rộng cũng như chiều sâu và đã là sự lựa chọn hàng đầu của người sử dụng thẻ tại Tp. HCM. Số lượng máy lắp đặt ngày một nhiều đã tạo sự thuận lợi cho các chủ thẻ có cơ hội sử dụng thẻ. Đồng thời thẻ của Vietcombank cũng ngày càng được bổ sung nhiều tiện ích giúp cho người sử dụng thẻ có thể thực hiện được nhiều giao dịch mà không cần phải đến ngân hàng.

c) Ngân hàng đã tiếp thu nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ thẻ thanh toán của các tổ

chức thẻ quốc tế như VISA, Master card, American Express… Vietcombank là ngân

hàng đầu tiên kinh doanh dịch vụ thẻ của Việt Nam và là ngân hàng thành công nhất trong lĩnh vực này cho đến nay với hơn 15 năm kinh nghiệm. Những kinh nghiệm và thành công trong quá trình kinh doanh thẻ cho đến nay thực sự là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển trong tương lai của dịch vụ thẻ của ngân hàng. d) Nguồn nhân lực của Vietcombank Tp.HCM năng động và có khả năng tốt với các

kiến thức về khoa học và công nghệ. Yếu tố con người có thể nói là thế mạnh hàng

hàng đã thu hút được nhiều cán bộ và nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, ngoại ngữ giỏi, năng động vào làm việc trong ngân hàng. Bên cạnh đó trong quá trình làm việc đội ngũ nhân viên của ngân hàng cũng được thường xuyên đào tạo và cập nhật kiến thức khoa học và công nghệ để thích ứng kịp thời với sự phát triển và yêu cầu của thị trường.

e) Hệ thống pháp luật thẻ đã hoàn thiện đặt nền móng quan trọng về pháp lý cho phát

triển hệ thống thanh toán nói chung và bằng thẻ ngân hàng nói riêng. Chính điều

này giúp cho Vietcombank Tp.HCM yên tâm và tự tin phục vụ khách hàng của mình tốt hơn. Người dân tin tưởng vào quyền lợi của mình khi giao dịch với ngân hàng dựa trên cơ sở được pháp luật đảm bảo.

4.2.2.2 Các điểm yếu (W)

a) Hạn chế về lạc hậu kỹ thuật và công nghệ, đội ngũ quản lý và vận hành hệ thống

theo tiêu chuẩn quốc tế và bố trí mặt bằng làm việc còn chật chội và chưa thuận lợi cho khách hàng. Mặc dù là ngân hàng có công nghệ thẻ hàng đầu tại Việt Nam tuy

nhiên những hạn chế về hạ tầng viễn thông nói chung đã và đang ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ thẻ. Hạ tầng viễn thông chưa theo kịp nhu cầu phát triển của mạng lưới ATM và số lượng thẻ phát hành là nguyên nhân chính gây ra các sự cố nghẽn mạch hoặc quá tải vào các ngày cuối tháng và ngày nghỉ tại hệ thống ATM của Vietcombank. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của khách hàng. Mặt khác đội ngũ nhân viên của Phòng Thẻ cũng cần phải được tiếp tục đào tạo và nâng cao trình độ để có thể theo kịp sự phát triển của dịch vụ thẻ. Nơi làm việc của phòng thẻ còn rất chật chội và luôn trong tình trạng quá tải do số lượng khách hàng ngày càng tăng.

b) Tiện ích của thẻ thanh toán chưa nhiều. Chức năng của thẻ thanh toán nói chung của Vietcombank vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của khách hàng trong việc thay thế sử dụng tiền mặt.

c) Mạng lưới ATM và CSCNT còn mỏng và co cụm tại các khu trung tâm. Người sử

dụng thẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận máy ATM và CSCNT tại các quận và huyện nằm ngoài trung tâm thành phố. Tại nhiều khu vực thẻ thanh toán hoàn toàn không sử dụng được.

d) Tiềm lực tài chính luôn là vấn đề trong việc đầu tư tăng số lượng máy và công nghệ

phát hành thẻ. Các máy ATM đều nhập từ nước ngoài và chi phí mua, lắp đặt và vận

hành máy khá cao như thể hiện ở bảng dưới đây (Bảng 15) :

Bảng 15 : Chi phí lắp đặt và duy trì máy ATM

Hạng mục chi phí Trị giá

1. Chi phí cố định : a) Giá trị một máy ATM b) Chi phí xây dựng cơ bản

510.000.000

480.000.000 30.000.000

2. Chi phí hàng tháng

a) Thuê bao đường truyền b) Điện

c) Mặt bằng và bảo vệ d) Bảo trì và vệ sinh

e) Lương nhân viên vận hành máy

6.100.000 1.100.000 1.000.000 2.000.000 1.000.000 1.000.000

e) Đội ngũ marketing chưa thật sự làm tốt, giới thiệu hết tất cả các tiện ích của thẻ

cho khách hàng, nhất là nhóm khách hàng tiềm năng. Nhìn chung nhân viên

marketing của Vietcombank nói chung và của chi nhánh Tp.HCM nói riêng còn thụ động và chưa có kết hợp tốt với các bộ phận dịch vụ của ngân hàng trong đó có dịch

vụ thẻ. Chi phí đầu tư cho Marketing còn rất hạn chế và chưa thực sự có hiệu qủa trong việc phát triển các dịch vụ của ngân hàng.

4.2.3 Ma trận SWOT thẻ thanh toán tại Vietcombank Tp. HCM

Qua phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài như ở trên, chúng tôi sử dụng ma trận SWOT nhằm thực hiện các kết hợp để khai thác thế mạnh và khắc phục những điểm yếu, tận dụng những cơ hội kinh doanh đi đôi với giảm thiểu các nguy cơ đe dọa đến sự phát triển của dịch vụ thẻ thanh toán tại Vietcombank Tp.HCM. Từ phân tích này (bảng 16), chúng tôi sẽ đề xuất những chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng Vietcombank Tp.HCM. Những đề xuất chiến lược sẽ được phân tích kỹ hơn trong các mục tiếp theo.

Bảng 16: Ma trận SWOT thẻ thanh toán tại Vietcombank Tp.HCM

SWOT

Các cơ hội (O):

1. Nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng tăng nhanh.

2. Nhà nước có nhiều chính sách ủng hộ việc phát triển phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Chiến lược thị trường của ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)