GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu Chiến lược thị trường của ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ (Trang 84)

Dưới đây là một số giải pháp đề xuất để thực hiện các chiến lược được nêu ở trên trong khuôn khổ của đề tài. Những giải pháp ở đây mang nhiều tính thực tiễn và tương đối cụ thể với mong muốn trước hết khắc phục được những điểm yếu và phát huy được sự quan tâm của các cấp quản lý của Vietcombank Tp. HCM.

1) Gia tăng đầu tư cho công nghệ và thiết bị về thẻ thanh toán. Đặc biệt là nhanh chóng nâng cấp hệ thống đường truyền đảm bảo không gây ra nghẽn mạch hay quá tải vào những thời gian cao điểm. Lắp đặt thêm nhiều máy ATM để đảm bảo luôn có máy ATM trong bán kính 1 km ở quận nội thành của Tp. HCM và trong vòng 5- 10 km ở các khu vực ngoại thành. Các máy ATM cần phải được lắp đặt tại các Trường Đại học, Ký túc xá, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng để phục vụ cho nhu cầu của giới trẻ và tầng lớp tiểu thương và nhân viên văn phòng. Bên cạnh đó cần đầu tư những máy ATM có chức năng gửi tiền qua máy và có hướng dẫn bằng âm thanh cho người sử dụng.

2) Đẩy mạnh các hoạt động marketing quảng bá dịch vụ thẻ trong đó chú ý nâng cao sự nhận biết của người dân nói chung về thẻ thanh toán. Ngân hàng cần xây dựng một đội ngũ nhân viên marketing chuyên trách về dịch vụ thẻ để đảm nhiệm vai trò làm PR, quảng bá, tiếp thị và thực hiện các buổi giới thiệu về thẻ cho các phân khúc thị trường khác nhau.

3) Ngân hàng cần cải tiến và hợp lý hóa quy trình phát hành thẻ, bố trí hợp lý các bộ phận nghiệp vụ để có thể giảm thời gian chờ đợi và thủ tục giấy tờ trong việc phát

hành thẻ. Ngoài ra ngân hàng cần phải xem xét lại các yêu cầu về tiền ký quỹ cũng như các loại phí có liên quan để thẻ thanh toán, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế, để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thẻ.

4) Ngân hàng cần nghiên cứu để phát triển thêm nhiều lại hình thẻ mới cũng như bổ sung thêm chức năng của thẻ chẳng hạn như :

- Phát hành « thẻ liên kết » với các công ty tài chính hoặc chủ thể thương mại. Những loại thẻ liên kết này sẽ có tính kích thích thu hút khách hàng hơn thẻ thông thường.

- Phát hành « thẻ thông minh » có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

- Phát hành « thẻ tín dụng ảo » phục vụ cho thương mại điện tử, mua sắm qua mạng. - Kết hợp với dịch vụ M-Banking (dịch vụ ngân hàng thông qua điện thoại di động) với dịch vụ thẻ, nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng thẻ.

KẾT LUẬN

Mặc dù có nhiều giới hạn về thời gian thực hiện, giới hạn về phương pháp nghiên cứu, giới hạn phương pháp phân tích tình hình kinh doanh thẻ thanh toán tại Vietcombank Tp.HCM nhưng đề tài đã đưa ra một số chiến lược và các giải pháp thực thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của thẻ thanh toán tại Vietcombank Tp.HCM.

Hiện nay Vietcombank Tp.HCM đang dẫn đầu về số lượng, tính đa dạng và tiện ích của thẻ nhưng nếu không thực hiện kinh doanh thẻ theo những chiến lược lâu dài thì có thể sẽ gặp khó khăn trong tình trạng ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần – nơi mà cơ chế hoạt động linh hoạt và nhanh chóng hơn, phù hợp với nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập.

Các chiến lược nhằm phát triển dịch vụ thẻ thanh toán đã nêu ra như ở trên thì chiến lược thâm nhập thị trường và khác biệt hoá có thể được thực hiện dễ dàng hơn nhờ sự chuyên nghiệp của bộ phận Marketing của Vietcombank Tp.HCM. Trong khi đó chiến lược phát triển thị trường với việc tăng đầu tư trang thiết bị, tăng số máy ATM, tăng cường đầu tư công nghệ cũng như tăng sự liên kết với các ngân hàng khác phần lớn phụ thuộc vào chính sách và quyết định của Vietcombank Trung ương. Do vậy, việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường sẽ chậm hơn do phải được sự chấp thuận và hỗ trợ của Vietcombank Trung ương.

Qua đề tài này, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của người dân về một xã hội văn minh, trong đó thanh toán không cần dùng tiền mặt….nhưng cần mất nhiều thời gian, công sức và kinh phí để làm được điều này. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, ngân hàng nào tiếp xúc càng nhiều với phân

khúc khách hàng tiềm năng, giáo dục cho khách hàng hiểu biết càng nhiều, càng rõ ràng về chức năng và ích lợi của thẻ thanh toán thì việc kinh doanh thẻ của ngân hàng đó càng thành công và sẽ có nhiều cơ hội đễ giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường.

Ngoài việc gia tăng đầu tư, phát triển công nghệ tiên tiến thì quan tâm đến tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm việc trong Vietcombank Tp.HCM là một yếu tố cũng rất quan trọng, góp phần quyết định thành công khi thực thi các chiến lược đề ra. Sự chuyên nghiệp của đội ngũ quản lý và nhân viên sẽ có được thông qua những chương trình đào tạo bài bản, ngắn hạn và lâu dài, nhất là cho bộ phận marketing cần được quan tâm và đầu tư thích đáng của các nhà quản lý. Yếu tố con người luôn quyết định sự thành công của mọi Công ty và tổ chức kinh doanh.

Cuối cùng, đề tài này đã đề ra những chiến lược nhằm phát triển dịch vụ kinh doanh thẻ tại Vietcombank Tp.HCM. Tuy nhiên, trong khi thực thi các chiến lược, cần theo dõi và đánh giá kết quả kịp thời để có thể điều chỉnh chiến lược cho phù hợp hơn nữa với sự thay đổi của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài Vietcombank. Sự đánh giá kết quả đạt được, hiệu chỉnh chiến lược kịp thời cũng là một trong những yếu tố quyết định thành công về lâu dài cho Vietcombank Tp.HCM.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để đưa những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn nhưng do thời gian thực hiện luận văn không nhiều và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế do đó chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng các bạn học có quan tâm để luận văn này được hoàn thiện hơn.

1. Trần Minh Đạo (2006), Marketing, Nhà xuất bản Thống Kê, tr. 26.

2. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách

kinh doanh, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

3. Michael E. Porter (1996), biên dịch Phan Thủy Chi, Ngô Minh Hằng, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Văn Tuấn, Trần Phương Lan và Trần Kim Thu,

Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật.

4. Fred R. David (2006), biên dịch Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc và Trần Thị Tường Như, Khái Luận về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống Kê, tr. 94, 260.

5. Tài liệu “30 năm Vietcombank TP. HCM (1976 – 2006)”

6. “Quy trình nghiệp vụ thẻ thanh toán” tại Vietcombank Tp.HCM 7. Michael L.Port (1996), Havard Business Review.

8. http://www.vietcombank.com.vn

9. http://www.vcbhcm.com.vn

10.http:/www.QuickMBA.com/Strategy/Ansoff 11.http:/www.chungta.com

1) Bạn có dùng thẻ ngân hàng không

Có (hãy trả lời tất cả) Không (hãy trả lời các câu 6,7,9,10) 2) Nghề nghiệp của bạn?

Kinh doanh Công chức nhà nước Nhân viên Công ty nước ngoài Sinh viên

Ngành nghề khác:……… 3) Bạn dùng loại thẻ gì?

Thẻ tín dụng (Visa, Mastercards etc) Thẻ ghi nợ (ATM, Connect 24) 4) Bạn có dùng thẻ của ngân hàng nào?

NH Ngoại thương NH Đông Á

NH Á Châu NH Đầu tư Phát triển Ngân hàng khác:………

5) Yếu tố nào làm bạn thích sử dụng thẻ:

An toàn Để chứng tỏ mình sành điệu Thuận tiện

6) Bạn sử dụng thu nhập dư ra của mình như thế nào?

Đi mua sắm Để dành Nạp vào tài khoản

7) Bạn thích chức năng nào của thẻ ngân hàng

Rút tiền tự động 24/24 Chuyển khoản Thanh toán hóa đơn (điện, điện thoại…)

Chức năng khác:………. 8) Bạn có hài lòng với chức năng của thẻ mang lại không?

Có Không

9) Bạn có yêu cầu gì đối với dịch vụ thẻ ngân hàng hiện tại?

……… ………

10) Bạn có ý định sử dụng thẻ không?

VIETCOMBANK SỬ DỤNG THẺ ATM

1. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 2. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 3. Ngân hàng TMCP Quân đội (Military Bank)

4. Ngân hàng TMCP Phương Đông (Oricom Bank) 5. Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) 6. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB Bank)

7. Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina Bank 8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

Một phần của tài liệu Chiến lược thị trường của ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)