TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN

Một phần của tài liệu Chiến lược thị trường của ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ (Trang 34)

2.2.1 Khái niệm

Có nhiều khái niệm khác nhau về thẻ thanh toán:

Ü Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại những điểm chấp nhận thẻ.

Ü Theo Quyết định số 371/1999/QĐ – NHNN1 của thống đốc NHNN, “thẻ ngân hàng” (gọi tắt là “thẻ”) là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khác hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ, “thẻ thanh toán” là loại thẻ được chủ thẻ sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch

vu, rút tiền mặt trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Cũng theo quyết định trên, “thẻ tín dụng” là loại thẻ cho phép chủ thẻ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng phát hành thẻ.

Như vậy, dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa thì bản chất của thẻ thanh toán là công cụ thanh toán cho phép chủ thẻ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt căn cứ trên tài khoản tiền gửi của mình hoặc theo một hạn mức tín dụng đã thoả thuận với ngân hàng phát hành thẻ.

2.2.2 Phân loại thẻ

¬ Phân loại theo công nghệ sản xuất

Cho đến nay thẻ ngân hàng đã trải qua 3 công nghệ sản xuất, ứng với mỗi công nghệ sản xuất là một loại thẻ:

Ü Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card)

Đây là loại thẻ được làm trên kỹ thuật khắc chữ nổi. Các thế hệ thẻ đầu tiên trong lịch sử phát hành thẻ sử dụng công nghệ này. Trên bề mặt thẻ được khắc nổi các thông tin cần thiết. Để sản xuất thẻ người ta dùng máy khắc đặc biệt để khắc các ký tự lên thẻ bán thành phẩm. Hiện nay loại thẻ này không còn được sử dụng vì nó quá thô sơ không còn đảm bảo tính bảo mật, dễ bị lợi dụng làm giả.

Ü Thẻ băng từ (Magnetic Stripe)

Thẻ này được sản xuất theo công nghệ thư tín với hai băng từ chứa thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 25 năm nay nhưng nó đã bộc lộ một số nhược điểm trong quá trình sử dụng, chẳng hạn:

Khả năng lợi dụng cao do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, người ta dễ dàng đọc các thông tin ghi tên thẻ bằng các thiết bị đọc có gắn với máy vi tính.

Thẻ từ chỉ mang những thông tin cố định, phạm vi chứa thông tin hẹp không áp dụng được các kỹ thuật mã hoá đảm bảo an toàn.

Ü Thẻ thông minh (Smart Card)

Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ thông minh dựa trên kỹ thuật vi xử lý (Micro professor). Trên bề mặt của thẻ có gắn một con “chip” điện tử tổng diện tích khoảng 4cm2 có cấu trúc giống như một thiết bị ghi hoàn hảo có khả năng lưu trữ một lượng lớn thông tin và khả năng bảo mật rất cao. Với công nghệ hiện đại này cho phép mang cả một chiếc máy vi tính lên trên thẻ bao gồm:

- Bộ vi xử lý (Micro processor) - Hệ điều hành (Operating System)

- Bộ nhớ chỉ đọc (ROM – Read Only Memory)

- Bộ nhớ có thể lập và nhớ chương trình (EPROM – Erasable and Programable Read Only Memory).

- Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM – Random Access Memory). - Giao diện với bề ngoài (Interface)

Đây là thế hệ tương lai sẽ thay thế thẻ băng từ tuy nhiên vấn đề là ở chỗ khi thay thế loại thẻ này thì sẽ kéo theo việc thay thế dây chuyền công nghệ trong cấp phép, thanh toán thẻ, chi phí vì thế sẽ rất cao. Tuy nhiên, theo đà phát triển của kinh tế xã hội thì các Tổ chức thẻ quốc tế hiện nay đang xúc tiến cho việc ra đời loại thẻ này để thay thế loại thẻ băng từ.

¬ Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ

Đây là loại thẻ được dùng để mua hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt dựa trên một hạn mức tín dụng được cung cấp bởi ngân hàng phát hành và định kỳ nếu khách hàng hoàn trả số tiền tín dụng đã sử dụng thì được miễn phải trả lãi.

Hình 4 : Minh họa Thẻ Visa – một loại thẻ tín dụng phổ biến nhất

Ü Thẻ ghi nợ (Debit Card)

Thẻ ghi nợ là loại thẻ được dùng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt dựa trên tài khoản vãng lai của chủ thẻ mỗi khi phát sinh giao dịch thanh toán thẻ. Đây là hình thức sử dụng thẻ như một dịch vụ của ngân hàng và phải trả phí dịch vụ, số tiền mà khách hàng gửi trên tài khoản sẽ được hưởng lãi tiền gởi không kỳ hạn, ví dụ như thẻ Connect 24 của Vietcombank , thẻ nội địa của ACB….

Hình 5: Minh họa thẻ ATM – một loại thẻ ghi nợ

¬ Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ:

Theo tính chất này thẻ tín dụng được chia làm hai loại:

Ü Thẻ nội địa (Domestic Card): Loại thẻ này chỉ được sử dụng tại quốc gia mà nó được phát hành. Tại Việt Nam, hiện nay đã có nhiều ngân hàng phát hành loại thẻ này.

Ü Thẻ quốc tế (International Card): đây là loại thẻ cho phép chủ thẻ có thể sử dụng không chỉ tại quốc gia thẻ được phát hành mà còn ở nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới. Hầu hết các loại thẻ tín dụng hiện nay là thẻ quốc tế.

2.2.3 Tính ưu việt của thẻ trong đời sống xã hội

¬ Thuận tiện – nhanh chóng: với thẻ tín dụng chủ thẻ được phép chi tiêu trước,

trả tiền sau. Các NHPH thẻ cấp một hạn mức tín dụng, chủ thẻ được phép chi tiêu trong một hạn mức tín dụng đó mà không phải trả tiền ngay. Như vậy, ngoài chức năng là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ tín dụng còn được xem là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng đối với chủ thẻ. Và hơn nữa, nếu chủ thẻ trả nợ toàn bộ số dư của sao kê đúng hạn thì sẽ không phải trả một khoản lãi nào cho ngân hàng.

Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán có thể được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chủ thẻ không còn phải thực hiện việc mua bán ngoại tệ khi phải di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, mà thay vào đó họ có thể dùng thẻ tín dụng của mình để thanh toán trực tiếp cho việc mua hàng hoá dịch vụ bằng bất cứ loại tiền tệ nào ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chủ thẻ có thể dùng thẻ tín dụng để đặt hàng, mua vé qua mạng Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, chủ thẻ có thể rút tiền mặt bằng nhiều loại tiền tệ tại các máy rút tiền tự động (ATM) tại các ngân hàng, siêu thị lớn, trung tâm thương mại, nhà ga ở khắp

nơi trên thế giới. Thời gian phục vụ của các máy rút tiền tự động là 24/24 giờ kể cả các ngày nghỉ, vì vậy rất thuận tiện cho các nhu cầu rút tiền mặt của chủ thẻ đặc biệt là các trừơng hợp khẩn cấp.

Thời gian để hoàn tất một giao dịch bằng thẻ tín dụng trung bình chỉ mất khoảng 1 phút ở Việt Nam và 40 giây tại các quốc gia phát triển.

¬ Chính xác: thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán trung gian, tiền không xuất

hiện như trong thanh toán bằng tiền mặt, mà chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền kế toán (tiền ghi sổ) và được ghi chép trên các hoá đơn (sale slips), chứng từ, sổ sách kế toán thông qua mối quan hệ thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng thanh toán (NHTT) – Ngân hàng Phát hành (NHPH) – Tổ chức thẻ tín dụng quốc tế (International Credit card Organization) và mối quan hệ của chủ thẻ – Cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT); Chủ thẻ – NHPH; CSCNT – NHTT. Việc thanh toán thông qua hệ thống bù trừ nói trên hầu hết được xử lý tự động hoá với các chương trình kiểm soát chặt chẽ, đối chiếu và kiểm soát lẫn nhau, vì vậy luôn đảm bảo tính chính xác rất cao.

¬ An toàn: thẻ tín dụng có kích thước nhỏ gọn, có thể mang theo trong người một

cách dễ dàng. Với những đặc điểm an toàn và bảo mật của thẻ, chủ thẻ không phải lo lắng đến việc mất tiền. Trong trường hợp mất thẻ, chủ thẻ chỉ cần báo cho NHPH của mình hay báo cho Ngân hàng thành viên thẻ tín dụng nào khác ở mọi nơi để thông báo về tình trạng mất thẻ của mình, ngay lập tức tài khoản của thẻ bị mất sẽ được khoá lại và thông báo trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, số dư tài khoản của chủ thẻ sẽ luôn trong tình trạng an toàn cao.

2.2.4 Điều kiện, quy trình phát hành và thanh toán thẻ

2.2.4.1 Đối với thẻ tín dụng

Thẻ thanh toán quốc tế được Ngân hàng phát hành cho các chủ thẻ là cá nhân hoặc các công ty kèm theo một hạn mức tín dụng. Để có hạn mức tín dụng, chủ thẻ có thể được yêu cầu ký quỹ, thế chấp hoặc tín chấp tuỳ theo lịch sử tín dụng của từng chủ thẻ và chính sách của ngân hàng.

¬ Về điều kiện cấp thẻ

Thẻ Cá nhân :

Có ký quỹ , thế chấp Không ký quỹ

Photo CMND hoặc Passport Photo hộ khẩu

2 tấm hình 3 x 4

Nộp tiền ký quỹ hoặc thế chấp

Photo CMND hoặc Passport Photo hộ khẩu

2 tấm hình 3 x 4

Các giấy tờ cần thiết khác như : bản sao hợp đồng lao động có xác nhận của công ty về mức lương, chức vụ, cam kết bảo lãnh của công ty

Thẻ Công ty:

Có ký quỹ Không ký quỹ

Photo CMND hoặc Passport (có công chứng)

Hai tấm hình 3 x 4

Photo giấy phép thành lập công ty, Văn phòng đại điện (có công chứng)

Tiền ký quỹ

Xác nhận hoặc uỷ quyền của công ty cho cá nhân sử dụng trong giấy đề nghị phát hành thẻ.

Photo CMND hoặc Passport (có công chứng)

Hai tấm hình 3 x 4

Photo giấy phép thành lập công ty, Văn phòng đại điện (có công chứng) Xác nhận hoặc uỷ quyền của công ty cho cá nhân sử dụng trong giấy đề nghị phát hành thẻ.Tuỳ theo tính chất của mỗi công ty, sẽ đề nghị cung cấp giấy tờ như: Báo cáo tài chính, xác nhận không có nợ quá hạn, bảo lãnh ngân hàng,…

¬ Quy trình phát hành

Bước1 : Khách hàng đến chi nhánh phát hành thẻ của Vietcombank Tp.HCM làm hồ

sơ xin phát hành thẻ tín dụng. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng, đánh giá hồ sơ khách hàng sau đó trình giám đốc chi nhánh duyệt.

Khách hàng Chi nhánh phát hành thẻ (2) (4) (3) (1) Trung tâm thẻ

Chủ thẻ Chi nhánh phát hành thẻ Vietcombank

HCM

CSCNT ATM

NHDLTT Ngân hàng thanh toán Trung tâm thẻVietcombank

Bước 2 : Chi nhánh phát hành thẻ gửi hồ sơ đến trung tâm thẻ yêu cầu phát hành

Bước 3: Trung tâm thẻ giao thẻ cho chi nhánh phát hành Bước 4: Chi nhánh phát hành giao thẻ cho khách hàng:

¬ Quy trình thanh toán thẻ tín dụng tại Vietcombank Tp.HCM

(9) (8) (1) (2) (7) (3) (5) (4) (6)

Bước 1: Chủ thẻ thực hiện việc mua hàng hoá dịch vụ bằng thẻ tại CSCNT hoặc rút

tiền tại máy ATM hay NHĐLTTT.

Bước 2: Điểm tiếp nhận thẻ chuyển hàng hoá cho khách hàng và tiến hành lập hoá

đơn.

• Nếu là giao dịch mua hàng hoá dịch vụ, các CSCNT sẽ lập hoá đơn gồm 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên CSCNT lưu giữ, 1 liên gởi cho ngân hàng thanh toán.

• Nếu là giao dịch rút tiền mặt tại máy ATM, máy sẽ tạm ứng tiền mặt theo giá trị giao dịch và truyền dữ liệu về cho ngân hàng thanh toán.

• Nếu là giao dịch rút tiền mặt tại NHĐLTT thì ngân hàng tạm ứng tiền theo giá trị giao dịch, lập hoá đơn gồm 3 liên và lập thêm 1 phiếu chi tiền mặt.

Bước 3: CSCNT hay NHĐLTT tiến hành gởi hoá đơn về NHTT. Đối với máy ATM

thì sẽ truyền dữ liệu về NHTT.

Bước 4: NHTT khi nhận được hoá đơn sẽ thanh toán cho các CSCNT và NHĐLTT. Bước 5: NHTT chuyển hoá đơn cho Trung tâm thẻ Vietcombank .

Bước 6: Trung tâm thẻ nhận dữ liệu truyền từ NHTT sẽ thanh toán cho NHTT. Nếu

là giao dịch rút tiền mặt, Trung tâm thẻ sẽ thanh toán giá trị giao dịch cộng phí rút tiền cho NHTT.

Bước 7: Trung tâm thẻ chuyển toàn bộ dữ liệu về giao dịch của khách hàng về chi

nhánh Vietcombank Tp.HCM, Vietcombank Tp.HCMsẽ tiến hành ghi Nợ vào tài khoản của khách hàng tại chi nhánh.

Bước 8: Cuối kỳ, Vietcombank Tp.HCMsẽ gửi sao kê cho khách hàng.

Bước 9: Khách hàng trả tiền vào tài khoản thì ngân hàng hoàn tất việc thu nợ của

chủ thẻ.

2.2.4.2 Đối với thẻ ghi nợ (thẻ ATM)

¬ Đối tượng – Điều kiện phát hành thẻ

+ Đối tượng: Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam có nhu cầu sử dụng thẻ ATM.

Khách hàng Boë phận phát hành Bộ phận mở tài khoản Bộ phận in thẻ ¬ Quy trình phát hành thẻ ATM (1) (5) (2) (3) (4)

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu phát hành thẻ ATM liên hệ bộ phận mở tài khoản để mở một tài khoản cá nhân bằng VNĐ hoặc USD.

Bước 2 : Bộ phận phát hành nhận hồ sơ xin phát hành thẻ và trình lãnh đạo phòng ký

duyệt.

Bước 3: Chuyển hồ sơ kèm các thông số để bộ phận in thẻ tiến hành in thẻ. Bước 4: Chuyển thẻ đã in xong cho bộ phận phát hành.

Bước 5 : Khách hàng nhận thẻ của mình bằng cách trực tiếp đến Ngân hàng hoặc yêu cầu Ngân hàng gửi qua đường bưu điện nhưng phải đảm bảo an toàn.

¬ Quy trình thanh toán thẻ ATM

Quy trình này cũng được tiến hành như đối với thẻ tín dụng khi khách hàng rút tiền mặt hoặc thanh toán hàng hoá dịch vụ.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THẺ CỦA VIETCOMBANK TP.HCM

3.1 TÌNH HÌNH CHUNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM

3.1.1 Tình hình chung

Theo đánh giá của Hiệp Hiệp hội Thẻ Ngân hàng, thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam đã có sự bùng nổ trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2004. Với đà tăng trưởng số khách du lịch đến Việt Nam trong vài năm gần đây đã có tác động rất lớn đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng. Không chỉ là sự gia tăng đối với thẻ quốc tế, hoạt động thẻ ghi nợ nội địa cũng đạt được những bước tăng trưởng hết sức nhanh chóng. Điều đó thể hiện tính phù hợp của thẻ ghi nợ đối với người dân Việt Nam.

Trong những năm qua, công nghệ phát triển như vũ bão đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện bước đột phá trên con đường định hướng và phát triển dịch vụ thẻ. Với công nghệ tiên tiến, các ngân hàng có khả năng tự phát triển sản phẩm, chủ động nghiên cứu tìm hướng phát triển và có sách lược riêng để đưa ra những sản phẩm thẻ thanh toán vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế vừa phù hợp với người dân – những người vốn quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán mà vẫn đảm bảo tính bảo mật của thẻ thanh toán để giảm thiểu rủi ro mất mát cho chủ thẻ và ngân hàng.

Chính trong giai đoạn này, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong dịch vụ thẻ rất gay gắt. Các ngân hàng đua nhau đưa ra nhiều sản phẩm thẻ, phong phú, đa dạng để

làm hài lòng mọi nhu cầu của khách hàng và đồng thời cũng hiện đại hoá công nghệ trong hoạt động ngân hàng.

3.1.2 Tình hình phát hành thẻ nội địa tại Việt Nam

Do đặc tính thẻ nội địa phù hợp với phần lớn người Việt Nam nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển nở rộ trong thời gian qua. Việc các ngân hàng bắt tay với nhau tạo thành các liên minh thẻ, tăng cường mở rộng mạng lưới máy rút tiền tự động ATM cũng như mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT) đã tạo thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ thẻ. Ngoài ra, các ngân hàng không ngừng nâng cao tiện

Một phần của tài liệu Chiến lược thị trường của ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ (Trang 34)