a) Tâm lý sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn còn rất phổ biến trong cộng đồng.
Sử dụng thẻ để rút tiền mặt hiện vẫn còn chiếm trên 90%û. Người dân vẫn còn xa lạ, e ngại các dịch vụ của ngân hàng cũng như dùng các dịch vụ của ngân hàng cung cấp nhất là vấn đề thẻ và sử dụng thẻ thanh toán. Bảng dưới đây (Bảng 14) phân tích mục đích sử dụng thẻ thanh toán được điều tra tại Vietcombank Tp.HCM trong thời gian gần đây :
Bảng 14 : Mục đích sử dụng thẻ thanh toán tại Vietcombank Tp.HCM
Năm Rút tiền mặt (Tỷ VND) Chuyển khoản (Tỷ VND) % dùng tiền mặt 2003 890,54 36,82 96 2004 2.628,53 200,32 93 2005 6.000,06 491,84 92 Tháng 9/2006 6.000,81 680,51 90
b) Tính an toàn khi sử dụng thẻ cũng làm cho khách hàng quan tâm và lo lắng. Mạng
ngân hàng. Thời gian gần đây đã có những sự cố về thẻ thanh toán được báo chí công bố như thẻ tín dụng giả của các khách du lịch, ăn cắp tiền của khách hàng qua thẻ ATM và do lỗi của bản thân chương trình của các ngân hàng v..v. Mặc dù các ngân hàng đã nhanh chóng khắc phục sự cố, tuy nhiên những vụ việc đó đã ảnh hưởng không ít tới tâm lý của người sử dụng thẻ.
c) Thu nhập bình quân đầu người của đại đa số dân còn thấp. Do vậy, để sử dụng thẻ do ngân hàng cung cấp trong thanh toán có thể xem là vượt quá khả năng của số đông dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn.
d) Đặc biệt hoạt động ngân hàng dự báo sẽ có nhiều cạnh tranh hơn, do sự phát triển với tốc độ nhanh của các ngân hàng TMCP thực hiện tăng vốn và mở rộng qui mô. Các tập đoàn tài chính có khuynh hướng đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cũng như sự tham gia của các tổ chức kinh tế lớn vào lĩnh vực ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói chung như bưu điện, dệt may, bảo hiểm và dầu khí. Có thể nói đây là thách thức lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank Tp.HCM. Như vậy, song song với các nghiệp vụ khác của ngân hàng, kinh doanh thẻ cũng sẽ có sự cạnh tranh nhiều hơn.
Trong lĩnh vực kinh doanh thẻ việc Việt Nam gia nhập WTO có thể chưa tạo ra ảnh hưởng lớn của các ngân hàng nước ngoài do bởi mặc dù các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài từ ngày 1/4/2007, tuy nhiên họ chỉ được phép đặt máy ATM tại trụ sở và chỉ được phép nhận tiền gửi bằng tiền Việt vào năm 2011. Mặc dù vậy sức ép cạnh tranh sẽ đến chủ yếu từ các ngân hàng quốc doanh và đặc biệt là khối TMCP trong nước. Với việc gia tăng đầu tư chiều sâu công nghệ trong đó có công nghệ thẻ và năng lực tài chính ngày càng dồi dào, hầu hết các
ngân hàng thương mại đã tham gia một cách tích cực vào thị trường thẻ và hình thành các liên minh thẻ, hợp tác chia sẻ công nghệ và hệ thống ATM và điểm chấp nhận thẻ để gia tăng thị phần. Hiện nay trên thị trường thẻ đang là sự cạnh tranh của 04 liên minh thẻ lớn :
- Liên minh thẻ do Ngân hàng Ngoại thương đứng đầu tập hợp 9 ngân hàng cổ phần bao gồm : NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Eximbank, NH TMCP Kỹ thương Techcombank, NH TMCP Phương Đông, NH TMCP Quốc tế –VIBBank v..v.
- Công ty chuyển mạch tài chính Banknet là tập hợp của các NH Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, NH Đầu tư Phát triển, NH Công thương v..v.
- Liên minh VNBC do NH TMCP Đông Á đứng đầu, là tập hợp của các ngân hàng : Sài Gòn Công Thương, NH Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long và NH TMCP Phát Triển Nhà Hà Nội.
- Liên minh Sacombank-ANZ bao gồm 02 NH TMCP Sài Gòn Thương Tín và Chi nhánh Ngân hàng ANZ (Úc).
Tuy nhiên cho đến thời điểm này thì BankNet – vốn được xem là mô hình hiện đại phù hợp với tương lai của thị trường thẻ tại Việt Nam – vẫn chưa đi vào hoạt động vận hành chính thức. Trong khi đó các liên minh VNBC hay ANZ-Sacombank vẫn còn quy mô nhỏ chưa có nhiều ảnh hưởng lớn trên thị truờng. Hiện nay liên minh của Ngân hàng Ngoại thương vẫn đang giữ vai trò chủ đạo trên thị trường, tuy nhiên không thể xem thường sức mạnh cạnh tranh của các ngân hàng bạn trên thị trường.