1.4.1 Thực thi chiến lược
Sau khi hình thành và lựa chọn được chiến lược cho doanh nghiệp, công việc tiếp theo sẽ là thực hiện các chiến lược đó. Đây là giai đoạn quan trọng nhất vì nó quyết định đến sự thành công của chiến lược. Và tất nhiên nếu chiến lược không đưa lại
kết quả mong đợi thì có thể nói việc phân tích và hình thành chiến lược là sai lầm. Do vậy, việc thực hiện chiến lược đòi hỏi sự quan tâm và đóng góp hết mình của từng nhân viên và từng lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Thực thi chiến lược là việc thực hiện ở mức độ kết hợp giữa thị trường và nguồn lực của doanh nghiệp trong đó có sự quan tâm đặc biệt dành cho nhân lực do đây là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược.
Khi thực thi chiến lược có nghĩa là doanh nghiệp phải đưa ra được các mục tiêu dài hạn hoặc tương đối dài hạn, thường là hàng năm. Đồng thời có các chính sách đi kèm để phát huy năng lực của nhân viên và động viên tập thể nhân viên hướng vào các mục tiêu của doanh nghiệp. Các nguồn lực của doanh nghiệp cũng phải được tính toán và phân phối hợp lý để bảo đảm sự thành công của chiến lược.
1.4.2 Kiểm soát chiến lược
Sau khi thiết lập chiến lược thì sẽ bắt đầu việc kiểm soát chiến lược. Nhìn chung kiểm soát chiến lược bao gồm 03 thành phần: giám sát chiến lược, rà soát chiến lược và kiểm tra việc triển khai chiến lược.
Giám sát chiến lược là việc xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo sớm. Hệ thống này sẽ theo dõi các chỉ thị của những tiền đề cốt yếu, nhưng do không thể xem xét hết mọi tiền đề, nên vẫn có rủi ro là sự phát triển không như kỳ vọng. Rà soát chiến lược, thành phần thứ hai của kiểm soát chiến lược, do vậy được hình thành nhằm giảm thiểu rủi ro này. Rà soát chiến lược đòi hỏi sự quan sát có tính trực giác toàn cục về môi trường và do đó, có thể bao quát mọi tiền đề một cách ẩn tàng.
Kiểm tra triển khai chiến lược, thành phần cuối cùng của giai đoạn kiểm soát, phải được đề cập đến nhằm đảm bảo các biện pháp chiến lược được thực thi theo đúng như hoạch định và mong muốn.
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ VIETCOMBANK TP.HCM 2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển 2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển
¬ Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Vào những năm đầu 1960, khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xã Hội, làm hậu thuẫn cho công cuộc giải phóng cách mạng miền Nam, thống nhất đất nước, thì vấn đề thành lập một định chế tài chính chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đã được đặt ra một cách khẩn trương. Ngày 30/10/1962, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị định 115/CP thành lập Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trên cơ sở bộ máy của Cục ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngày 01/04/1963 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức được thành lập.
Có thể nói hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam gắn liền với các thời kỳ cách mạng vẻ vang của đất nước, của ngành ngân hàng. Đến nay, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được xem là ngân hàng phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam với vốn điều lệ tính đến năm 2003 là gần 3031 tỉ đồng. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được xem là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đây cũng là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế,
kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng. Hiện nay Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là thành viên của các tổ chức, các hiệp hội bao gồm: Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card, là ngân hàng thương mại đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, master Card và là đại lý thanh toán 5 loại thẻ thông dụng nhất trên thế giới: Visa, American Express, Master Card, JCB, Diners Club.
Liên tục trong 4 năm 2000, 2001, 2002, 2003 Vietcombank là ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam, được tạp chí “The Banker”, một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh Quốc, bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Riêng trong năm 2003, ngân hàng được tạp chí Euromoney bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhận giải thưởng “Người đứng đầu về chiến lược 2003” của Visa, được trao giải Sao Vàng Đất Việt cho sản phẩm Connect 24. Tính đến hết năm 2005, ngân hàng có 25 chi nhánh trong cả nước, 26 chi nhánh cấp 2, 1 công ty tài chính, 3 văn phòng đại diện nươc ngoài., 1 công ty chứng khoán, 1 công ty thuê mua tài chính, 1 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, có góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp và 7 ngân hàng, tham gia 4 liên doanh với nước ngoài. Đồng thời ngân hàng đã thiết lập đại lý với hơn 1500 ngân hàng tại gần 100 nước trên thế giới.
Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại Thương luôn phát huy vai trò là một ngân hàng uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế, do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì Ngân hàng Ngoại Thương vẫn giữ vững được thị phần ở mức cao và ổn định.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhân sự
địa phương. Vietcombank Trung Ương đặt trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh được đặt tại các tỉnh thành, được gọi là các chi nhánh cấp I. Ở các địa bàn trọng điểm thường xuyên diễn ra các giao dịch kinh tế đối ngoại, ngân hàng đã xây dựng các chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh cấp I.
Hình 2: Sơ đồ tổ chức của Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (Vietcombank Tp.HCM) mà tiền thân là Ngân hàng Việt Nam Thương tín được thành lập sau ngày miền Nam giải phóng (1-11-1976). Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank Tp.HCM đã có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Nói đến chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là nói đến chi nhánh có bề dày thành tích lớn nhất, chi nhánh số một của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Với một đội ngũ khách hàng đa dạng và đông đảo nhất, Vietcombank Tp.HCM đứng đầu hệ thống Vietcombank cả về huy động vốn và dư nợ cho vay, thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh Ngoại tệ, phát triển mạng lưới cũng như các nghiệp vụ liên quan đến bán lẻ. Không chỉ đứng đầu hệ thống về qui mô và phạm vi họat động mà Vietcombank Tp.HCM còn đứng đầu về chất lượng họat động, quản trị rủi ro và hiệu quả kinh doanh.
Vietcombank Tp.HCMlà một chi nhánh cấp I có gần 10 chi nhánh cấp II trực thuộc. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Tp.HCM hiện nay được thực hiện theo mô hình phân chia theo bộ phận. Cấp trên cùng gồm 1 giám đốc và các phó giám đốc, cấp giữa là các phòng ban đứng đầu là các trưởng phòng, trưởng ban và bên dưới là các kiểm soát viên được xem như cấp điều hành trực tiếp, chuyển tải chỉ thị, mệnh lệnh từ các cấp trên thành hành động. Các phòng ban gồm có:
• Phòng tín dụng và bảo lãnh • Phòng kế toán tài chính • Phòng kế toán giao dịch • Phòng kinh doanh ngoại tệ • Phòng thanh toán xuất khẩu
• Phòng quan hệ quốc tế • Phòng ngân quỹ
• Phòng công nợ và khai thác tài sản • Phòng thanh toán thẻ
• Phòng vi tính
• Phòng quan hệ đại lý • Phòng tiết kiệm • Phòng hối đoái
• Phòng kiểm tra nội bộ • Phòng quản lý nhân sự • Phòng hành chính quản trị • Phòng nghiên cứu tổng hợp
¬ Phòng thẻ Vietcombank Tp.HCM
Phòng thẻ Vietcombank Tp.HCM hiện nay có 75 cán bộ gồm trưởng phòng, 4 phó phòng và 70 nhân viên. Cơ cấu nhân sự hiện nay đang được trẻ hoá sau đợt tuyển dụng vào tháng 5/2000. Với một đội ngũ cán bộ lành nghề có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán thẻ, và một đội ngũ những người trẻ được đưa đi đào tạo nước ngoài, phòng Thẻ được xem là phòng năng động nhất tại Vietcombank Tp.HCM. Dưới đây là sơ đồ tổ chức của Phòng Thẻ Vietcombank Tp. HCM.
2.1.3
Chức năng – nhiệm vụ của Phòng Thẻ Vietcombank TP.HCM
¬ Tìm kiếm khác hàng là các cá nhân, công ty có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ trong và ngoài nước để giới thiệu và mời họ sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard, thẻ ATM và các sản phẩm khác do Vietcombank phát hành.
¬ Tiếp thị nơi đặt máy ATM, ký hợp đồng đặt máy, thuê dịch vụ bảo vệ đối với các máy ATM nằm ngoài trụ sở.
¬ Bằng nhiều phương thức khác nhau, thông qua các kênh thông tin, cán bộ tiếp thị tìm kiếm các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, các điểm bán vé máy bay, cửa hàng, siêu thị,…nơi cung cấp hàng hoá dịch vụ có vị trí và tiềm năng tuận tiện cho việc chi trả bằng thẻ tín dụng để giới thiệu và mời làm CSCNT cho Vietcombank.
¬ Nghiên cứu đề xuất các chính sách khách hàng thích ứng với điều kiện thực tế, môi trường cạnh tranh nhằm củng cố và duy trì quan hệ khách hàng truyền thống,
TRƯỞNG PHÒNG Bộ phận t.toán thẻ TD Quốc tế PHÓ PHÒNG PHÓ PHÒNG PHÓ PHÒNG PHÓ PHÒNG Bộ phận phát hành thẻ ATM Bộ phận tra soát Bộ phận kỹ thuật ATM Bộ phận phát hành thẻ MTV Bộ phận p/hành thẻ Quốc tế Bộ phận Tiếp thị
tăng cường mở rộng mạng lưới CSCNT mới, khuyến khích việc phát hành và sử dụng thẻ.
¬ Thực hiện các chiến dịch khuyến mãi, hậu mãi, hướng dẫn nghiệp vụ, trang bị máy móc thiết bị, thăm hỏi giao nhận hoá đơn ấn chỉ,…phục vụ khách hàng.
¬ Quản lý khách hàng (về máy móc thiết bị, về doanh số thanh toán, tình trạng hoạt động, về sự cạnh tranh và về các ngân hàng cạnh tranh,…).
¬ Đảm bảo trực cấp phép phục vụ các chủ thẻ và CSCNT chấp nhận thanh toán thẻ 24/24 giờ kể cả ngày lễ và chủ nhật.
¬ Nhận và giải quyết các thông tin từ chủ thẻ, các CSCNT liên quan đến việc sử dụng, chấp nhận và thanh toán thẻ (hệ thống xử lý cấp phép thanh toán, vấn đề thanh toán của chủ thẻ, hướng dẫn xử lý các trường hợp bất thường,…)
¬ Nhận các thông báo của Trung tâm thẻ về tình trạng hoạt động của máy ATM và phối hợp xử lý sửa chữa hoặc khắc phục sự cố.
2.2 TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN 2.2.1 Khái niệm 2.2.1 Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về thẻ thanh toán:
Ü Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại những điểm chấp nhận thẻ.
Ü Theo Quyết định số 371/1999/QĐ – NHNN1 của thống đốc NHNN, “thẻ ngân hàng” (gọi tắt là “thẻ”) là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khác hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ, “thẻ thanh toán” là loại thẻ được chủ thẻ sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch
vu, rút tiền mặt trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Cũng theo quyết định trên, “thẻ tín dụng” là loại thẻ cho phép chủ thẻ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng phát hành thẻ.
Như vậy, dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa thì bản chất của thẻ thanh toán là công cụ thanh toán cho phép chủ thẻ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt căn cứ trên tài khoản tiền gửi của mình hoặc theo một hạn mức tín dụng đã thoả thuận với ngân hàng phát hành thẻ.
2.2.2 Phân loại thẻ
¬ Phân loại theo công nghệ sản xuất
Cho đến nay thẻ ngân hàng đã trải qua 3 công nghệ sản xuất, ứng với mỗi công nghệ sản xuất là một loại thẻ:
Ü Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card)
Đây là loại thẻ được làm trên kỹ thuật khắc chữ nổi. Các thế hệ thẻ đầu tiên trong lịch sử phát hành thẻ sử dụng công nghệ này. Trên bề mặt thẻ được khắc nổi các thông tin cần thiết. Để sản xuất thẻ người ta dùng máy khắc đặc biệt để khắc các ký tự lên thẻ bán thành phẩm. Hiện nay loại thẻ này không còn được sử dụng vì nó quá thô sơ không còn đảm bảo tính bảo mật, dễ bị lợi dụng làm giả.
Ü Thẻ băng từ (Magnetic Stripe)
Thẻ này được sản xuất theo công nghệ thư tín với hai băng từ chứa thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 25 năm nay nhưng nó đã bộc lộ một số nhược điểm trong quá trình sử dụng, chẳng hạn:
Khả năng lợi dụng cao do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, người ta dễ dàng đọc các thông tin ghi tên thẻ bằng các thiết bị đọc có gắn với máy vi tính.
Thẻ từ chỉ mang những thông tin cố định, phạm vi chứa thông tin hẹp không áp dụng được các kỹ thuật mã hoá đảm bảo an toàn.
Ü Thẻ thông minh (Smart Card)
Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ thông minh dựa trên kỹ thuật vi xử lý (Micro professor). Trên bề mặt của thẻ có gắn một con “chip” điện tử tổng diện tích khoảng 4cm2 có cấu trúc giống như một thiết bị ghi hoàn hảo có khả năng lưu trữ một lượng lớn thông tin và khả năng bảo mật rất cao. Với công nghệ hiện đại này cho phép mang cả một chiếc máy vi tính lên trên thẻ bao gồm:
- Bộ vi xử lý (Micro processor) - Hệ điều hành (Operating System)
- Bộ nhớ chỉ đọc (ROM – Read Only Memory)
- Bộ nhớ có thể lập và nhớ chương trình (EPROM – Erasable and Programable Read Only Memory).
- Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM – Random Access Memory). - Giao diện với bề ngoài (Interface)
Đây là thế hệ tương lai sẽ thay thế thẻ băng từ tuy nhiên vấn đề là ở chỗ khi thay thế loại thẻ này thì sẽ kéo theo việc thay thế dây chuyền công nghệ trong cấp phép, thanh toán thẻ, chi phí vì thế sẽ rất cao. Tuy nhiên, theo đà phát triển của kinh tế xã hội thì các Tổ chức thẻ quốc tế hiện nay đang xúc tiến cho việc ra đời loại thẻ này để thay thế loại thẻ băng từ.
¬ Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ
Đây là loại thẻ được dùng để mua hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt dựa trên một hạn mức tín dụng được cung cấp bởi ngân hàng phát hành và định kỳ nếu khách hàng hoàn trả số tiền tín dụng đã sử dụng thì được miễn phải trả lãi.
Hình 4 : Minh họa Thẻ Visa – một loại thẻ tín dụng phổ biến nhất
Ü Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Thẻ ghi nợ là loại thẻ được dùng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt dựa trên tài khoản vãng lai của chủ thẻ mỗi khi phát sinh giao dịch thanh toán thẻ. Đây là hình thức sử dụng thẻ như một dịch vụ của ngân hàng và phải trả phí