Khuyến nghị

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 78)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

4.2. Khuyến nghị

Trong thời gian vừa qua, mặc dù Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang đã có rất nhiều nỗ lực nhưng kết quảđạt được vẫn còn nhiều hạn chế do những khó khăn khách quan cũng như chủ quan. Trong đó có một số hạn chế xuất phát từ phía cộng đồng dân cư như: trình độ văn hóa – học vấn còn thấp; chưa có mong muốn thay đổi nghề

nghiệp… Bên cạnh đó cũng có một số hạn chế xuất phát từ Ban quản lý như chưa nhận thức đúng vai trò của cộng đồng dân cư địa phương đối với KBTB (chưa coi trọng những tư vấn của cộng đồng), chưa có những nhà quả lý chịu trách nhiệm với các thành viên trong vùng, chưa có được những nhà lãnh đạo giỏi… Ngoài ra, còn có một số hạn chế khác xuất phát từ cơ chế chính sách của nhà nước (các hoạt động nuôi

trồng thủy sản bị hạn chế); điều kiện tự nhiên (diện tích đất hẹp và chất lượng đất kém,

điều kiện đi lại khó khăn); điều kiện cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm)... Những khó khăn thuộc về các nhóm điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội là những yếu tố rất khó giải quyết, đòi hỏi nhiều nhóm giải pháp khác nhau như tài chính, chính sách hỗ trợ và thách thức lớn nhất là thời gian. Muốn thay đổi về nhận thức, văn hóa và trình độ học vấn đều cần thời gian rất dài và đây cũng chính là khó khăn lớn nhất của Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang. Dưới đây là một số đề xuất ban đầu của tác giả.

4.2.1. Tạo kế sinh nhai thay thế / bổ sung cho cộng đồng dân cưđịa phương ở

các khóm đảo

Theo kết quả đánh giá, kế sinh nhai của cộng đồng dân cư địa phương chỉ ở mức dưới trung bình. Chính vì vậy, vấn đề tạo thu thập thay thế / bổ sung cho cộng đồng dân cư là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay. Bên cạnh đó, qua kết quả phỏng vấn sâu, cộng đồng dân cư cho rằng những chương trình tạo thu nhập thay thế trước

đây của Ban quản lý KBTB chưa hợp lý do việc làm chưa phù hợp với cộng đồng dân cư địa phương, những việc làm chỉ tạo thu nhập thấp, cộng đồng dân cư địa phương quen với những nghề truyền thống, chương trình chưa triển khai rộng và chưa tạo

được những việc làm có thu nhập cao cho người chồng. Để giải quyết được vấn đề này cần phải có nhiều giải pháp kết hợp, sau đây là một số giải pháp:

• Thành lập hợp tác xã khai thác thủy sản cho cộng đồng dân cưđịa phương. Hợp tác xã có nhiệm vụ tổ chức khai thác và tiêu thụ sản phẩm khai thác được nhằm tránh hiện tượng ngư dân bị ép giá như hiện nay. Bên cạnh đó, hợp tác xã hoạt

động theo hình thức góp vốn cổ phần nên cộng đồng dân cư có thể góp vốn bằng sức lao động, các phương tiện, ngư cụ đánh bắt hiện có. Đồng thời, hợp tác xã có tư cách pháp nhân nên dễ dàng vay vốn tín dụng để đầu tư phương tiện đánh bắt hiện đại.

• Có chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn KBTB vịnh Nha Trang, đặc biệt là các doanh nghiệp có cam kết sử dụng lực lượng lao

động địa phương.

• Phát triển nhiều hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng, mang lại nhiều công việc mới cho người dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cư

• Cho phép, hướng dẫn và hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch nhằm tạo nguồn thu nhập bền vững cho các hộ gia đình.

• Khách du lịch thường là đối tượng có khả năng chi tiêu, mua sắm rất lớn. Vì vậy nên cho phép khách du lịch vào tham quan và cư trú ngắn hạn tại các cộng

đồng dân cưđể tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương.

4.2.2. Quảng bá hình ảnh của KBTB vịnh Nha Trang ra thế giới.

Để thu hút khách du lịch đến với KBTB cũng như kêu gọi các tổ chức quốc tế tài trợ cho KBTB vịnh Nha Trang, một trong những công tác rất quan trọng là quảng bá hình ảnh của KBTB vịnh Nha Trang ra thế giới. Hiện nay internet là một môi trường lan truyền thông tin cực kỳ hữu hiệu, để thông tin được lan đi cần có 2 yếu tố là: nội dung và mạng lưới. Về nội dung, chúng ta có thể lập một website, trên đó sưu tập những hình ảnh đẹp nhất, tiêu biểu nhất về KBTB. Ngoài ra trên website này sẽ có cả

các đoạn phim, file flash hay các dạng thông tin khác... Chúng ta có thể huy động sự đóng góp về nội dung từ rất nhiều nguồn như các nhà nghiên cứu, các nhà nhiếp ảnh gia, v.v… để cùng KBTB tạo ra các tác phẩm thật sự có chất lượng. Tiếp theo là mạng lưới, chúng ta nên tạo cơ hội cho tất cả mọi người dân Việt Nam đều có thể tham gia vào mạng lưới này. Bằng cách cho phép mỗi người đăng ký một email tại website vừa nêu, hằng tháng người quản lý web sẽ gởi cho tất cả các email trong hệ thống thông báo về những hình ảnh, thông điệp, đoạn flash được cập nhật mới nhất về KBTB. Đối với bạn bè quốc tế cũng vậy, nếu thông điệp đẹp, nội dung hay, nó sẽ được nhanh chóng truyền đi khắp nơi trên các forum, website, blog cá nhân, v.v… Mặt khác việc quy tụ hình ảnh KBTB về 1 đầu mối có thể giúp người nước ngoài dễ tìm kiếm thông tin về KBTB hơn, hình ảnh truyền tới họ cũng đã được biên tập, trình bày nghiêm túc.

Đồng thời, người Việt Nam nếu muốn giới thiệu hình ảnh của KBTB cũng có sẵn phương tiện, nội dung để giới thiệu.

4.2.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cưđịa phương tham gia vào quản lý KBTB

Như trên đã trình bày, một trong những mục tiêu của KBTB vịnh Nha Trang là tạo

điều kiện cho cộng đồng dân cư cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, việc tham gia vào quản lý KBTB vịnh Nha Trang của cộng đồng dân cưđịa phương và mức độ ảnh

hưởng của cộng đồng dân cư địa phương lên quản lý KBTB rất hạn chế. Cho nên, KBTB vịnh Nha Trang nói riêng và các KBTB khác ở Việt Nam nói chung cần thay

đổi cơ chế quản lý theo hướng “đồng quản lý” để chia sẻ lợi ích và trách nhiệm nhiều hơn cho cộng đồng dân cưđịa phương. Đồng quản lý sẽ mang lại những lợi ích rõ ràng trong việc quản lý nguồn lợi hải sản. Ngư dân được tham gia và thực hiện quy chế

quản lý, họ sẽ nâng cao trách nhiệm đối với việc bảo vệ nguồn lợi hải sản. Với hình thức này chúng ta có quyền hy vọng trong tương lai nguồn lợi hải sản sẽ được bảo vệ

tốt hơn, đời sống ngư dân sẽ từng bước được cải thiện tốt hơn. Tình trạng vô chủ và cách tiếp cận tự do trong quản lý nguồn lợi hải sản sẽ dần bị xóa bỏ. Các bước triển khai đồng quản lý như sau:

- Tập huấn: Việc tập huấn nhằm giúp cán bộ quản lý ởđịa phương và ngư dân hiểu về

mục đích của đồng quản lý. Đồng thời, giúp họ tự xác định quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia vào đồng quản lý.

- Lựa chọn Ban quản lý cộng đồng: Việc xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ở

KBTB vịnh Nha Trang nên đi từ quy mô nhỏ, sau đó rút kinh nghiệm và mở rộng quy mô. Đầu tiên nên tổ chức đồng quản lý đơn nghề và ở quy mô nhỏ (chia thành các cộng đồng nhỏ). Để điều phối các cộng đồng này, chúng ta nên thành lập Ban điều hành đồng quản lý. Ban điều hành đồng quản lý có trách nhiệm:

+ Tham gia với chuyên gia tư vấn xây dựng quy chế hoạt động đồng quản lý + Tham gia vào việc xác định ranh giới quản lý của các cộng đồng

+ Giám sát việc sử dụng nguồn lợi hải sản

+ Xác lập các khung hình phạt và bồi thường cho các trường hợp vi phạm

+ Giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng và các thành viên trong từng cộng

đồng

+ Xem xét và thông qua kế hoạch nuôi trồng và khai thác hải sản.

- Lựa chọn thành viên cộng đồng: Trước tiên, chúng ta cần lựa chọn các thành viên ban đầu, những người được sử dụng nguồn lợi hải sản trong vùng nước được giao. Khi hoạt động của cộng đồng đã ổn định và có hiệu quả, chúng ta có thể xem xét việc kết nạp thêm một số thành viên thứ cấp, như những hộ nuôi tôm, nuôi sò huyết, sản xuất và buôn bán giống … vì họ cũng sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn tài nguyên từ

- Giải quyết mâu thuẫn và cưỡng chế: Việc vi phạm quy chế của các thành viên và mâu thuẫn nảy sinh giữa các thành viên nên giải quyết thông qua một cơ chế nội bộ

mà mọi thành viên đều đồng tình. Với những người không phải là thành viên cộng

đồng mà vi phạm quy chế sẽ được giải quyết thông qua Thanh tra thủy sản, chính quyền địa phương, biên phòng hoặc cảnh sát biển…

4.2.4. Nâng cao trình độ văn hóa, nhận thức cho cộng đồng dân cưđịa phương

Theo kết quả nghiên cứu, trình độ học vấn của cộng đồng dân cư địa phương rất thấp. Trình độ học vấn chỉ ở mức cơ bản đạt trình độ cấp 1, chỉ biết đọc và biết viết. Bên cạnh đó, các khóm đảo chỉ có một trường cấp một, riêng Trí Nguyên mới có một trường cấp hai. Đây cũng là nguyên nhân làm cho trình độ học vấn của cộng đồng dân cư ở các khóm đảo thấp. Để nâng cao trình độ văn hóa cho cộng đồng dân cư địa phương, vấn đề trước mắt là chính quyền địa phương cần phải sớm xây dựng các trường cấp 2 ở một số khóm đảo đông dân và xa đất liền như Bích Đầm, Vũng Ngán. Học sinh các khóm đảo lân cận vào các trường này để học, giảm bớt khoảng cách đi lại cho học sinh. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền nhận thức cho cộng đồng dân cư

cũng cần phải duy trì thường xuyên và liên tục, giúp cho họ nhận thức được sự cần thiết phải thiết lập KBTB để bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển.

4.2.5. Tăng cường xây dựng các cơ sở hạ tầng khác cho các khóm đảo

Điện, nước là hai vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở các khóm đảo, đa số các hộ dân sử dụng bồn chứa nước mưa để sinh hoạt trong những tháng mùa mưa, những tháng còn lại họ phải mua nước ngọt từ đất liền với giá rất cao. Vấn đề thắp sáng thì chỉ có một số ít hộ có điều kiện mới có khả năng sử dụng điện bằng máy nổ, số còn lại phải sử dụng đèn dầu. Bên cạnh đó an ninh lương thực – thực phẩm của cộng đồng dân cư ở các khóm đảo cũng là vấn đề không kém phần quan trọng. Chính vì vậy giải pháp tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng là giải pháp không thể không thực hiện ở các khóm

đảo. Để giảm bớt những khó khăn về cơ sở hạ tầng hiện tại cho cộng đồng dân cư, tác giảđề xuất một số giải pháp sau:

- Ở một số khóm đảo có điều kiện thuận lợi về nguồn nước ngọt từ các khe núi, chính quyền địa phương và Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang cần kết hợp để xây dựng hồ chứa nước cung cấp nước cho cộng đồng dân cưđịa phương. Ở một số khóm

đảo còn lại, chính quyền địa phương và Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang nên có chính sách hỗ trợ hơn nữa như tài trợ cho mỗi hộ gia đình 1 hoặc 2 bể chứa nước mưa

lớn hơn nữa đủ để cộng đồng dân cư địa phương có được nguồn nước sinh hoạt ổn

định.

- Thành lập chợ cung cấp lương thực – thực phẩm cho cộng đồng dân cư địa phương. Trong tất cả 4 khóm đảo được điều tra, chưa có khóm đảo nào có chợđể dân cư mua bán, trao đổi lương thực – thực phẩm nói chung. Đối với 4 khóm đảo này, xét về số lượng hộ dân đang sinh sống trên từng khóm đảo thì có 2 khóm đảo là Bích Đầm (176 hộ) và Vũng Ngán (103 hộ) chúng ta có thể thành lập chợ. Tuy nhiên, để xem xét lựa chọn khóm đảo nào nên thành lập chợ, khóm đảo nào không nên, đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn, xem xét nhiều khía cạnh hơn.

- Thực hiện các chương trình hỗ trợ về giao thông, đi lại cho cư dân trong vùng như mở rộng các con đường đi trong khóm, làm đường quanh biển, làm bờ kè chống xói mòn đất…

4.2.6. Tạo nguồn tài chính ổn định cho Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang

Để phục vụ cho hoạt động của Ban quản lý đồng thời có nguồn tài chính để hỗ trợ

xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thu thập thay thế, … cho cộng đồng dân cư địa phương,

đòi hỏi Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang cần phải có những giải pháp thiết thực, cụ

thể cần đầu tư mạnh hơn nữa để khai thác hết tiềm năng du lịch ở các khóm đảo, sử

dụng đến mức có thể nguồn lao động địa phương cho các hoạt động du lịch. Đồng thời nguồn thu nhập phải được phân phối công bằng giữa cộng đồng dân cưđịa phương và Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang, chỉ dành một phần cho hoạt động của Ban quản lý KBTB, phần còn lại phải dành cho các hoạt động phục vụ cộng đồng dân cư địa phương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)