3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1.5. Nuôi trồng thủy sản ở KBTB vịnh Nha Trang
Theo số liệu khảo sát đầu năm 2008 của Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang và báo cáo Nuôi trồng thủy sản số 13 được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu: Trương Kỉnh, Hồ
Văn Trung Thu, Võ Duy Triết và Cao Thị Trúc Duyên vào tháng 6 năm 2004, nuôi trồng thủy sản trong KBTB vịnh Nha Trang được đánh giá cụ thể như sau:
Nuôi trồng thủy sản trong vịnh Nha Trang đã bắt đầu từ cuối thập niên 80 trước khi thành lập khu Bảo Tồn Biển vịnh Nha Trang. Thời gian đầu, đối tượng nuôi chủ yếu là cá mú, cá hồng. Sau đó, nhiều người dân đã chuyển sang nuôi tôm hùm lồng vì có lợi nhuận cao hơn. Số lượng lồng nuôi tôm hùm trong vịnh Nha Trang tăng lên rất nhanh,
đến tháng 6/2001 tổng số lồng nuôi tôm cá trong khu Bảo Tồn Biển vịnh Nha Trang là 1.675 lồng. Đến tháng 1/2003 tổng số lồng nuôi tôm hùm trong KBTB vịnh Nha Trang
đã tăng đến 2.438 lồng (tăng gần 46% so với tháng 6/2001), tháng 5/2004 tăng lên đến 5.096 lồng (tăng 204% sau 3 năm) và đến tháng 12/2008 chỉ còn 4.540 lồng (giảm 11% so với tháng 5/2004). Các công nghệ áp dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện vẫn còn lạc hậu, phần lớn người dân địa phương vẫn dùng cá tạp để nuôi thủy sản mà chưa có kiến thức về lượng thức ăn tối ưu để nuôi từng đối tượng. Thực tế này làm tăng chi phí nuôi trồng do thức ăn bị bỏ thừa lãng phí. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) rất thấp, chỉ khoảng 1/ 20 đến 1/ 25 nghĩa là cần 20 đến 25 kg thức ăn mới thu được 1 kg thành phẩm và lượng thức ăn thừa bị đổ thẳng ra môi trường. Mỗi năm, khối lượng
thức ăn đã dùng (chủ yếu là cá tạp) cho nuôi tôm hùm lồng trong vịnh Nha Trang ước tính khoảng 6.650 tấn. Tình trạng nuôi trồng thủy sản không có quy hoạch có thể quan sát thấy ở rất nhiều nơi trong khu vực. Không có quy hoạch chi tiết cho các khu vực phát triển nuôi trồng thủy sản dẫn đến mâu thuẫn giữa các chủ thể khác nhau và lây lan dịch bệnh, chặt phá rừng ngập mặn quý giá, nguồn nước bị ô nhiễm. [4&8]