Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 40)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1. Nguồn số liệu

¾ Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang, UBND phường Vĩnh Nguyên, các trang Web Bộ Thủy Sản (nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn), Tổng cục thống kê, các bài báo trong và ngoài nước, các báo cáo khoa học có liên quan, các tài liệu và giáo trình chuyên ngành thủy sản. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiệu quả quản lý KBTB ở Khánh Hòa. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Lý thuyết về khu bảo tồn biển. 2. Lý thuyết về hiệu quả quản lý KBTB.

3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế bản điều tra phỏng vấn. 2. Nguồn số liệu.

3. Phương pháp thu thập thông tin.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Phương pháp thống kê mô tả.

BÁO CÁO KẾT QUẢ - KIẾN NGHỊ

1. Đánh giá hiệu quả quản lý KBTB. 2. Kết luận và khuyến nghị.

¾ Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua mẫu điều tra trực tiếp đối với cộng đồng dân cư địa phương ở KBTB vịnh Nha Trang.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Số liệu được thu thập từ những hộ dân đang sinh sống tại 4 khóm đảo: Bích Đầm, Hòn Một, Đầm Báy và Vũng Ngán bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp các thành viên trong gia đình, để tìm hiểu những thông tin về nhân khẩu và cộng đồng, các nhân tố thành công, kế sinh nhai, an toàn thực phẩm, sự mâu thuẫn về việc sử dụng nguồn lực, sự mâu thuẫn của KBTB, việc tham gia quản lý của KBTB, sự tác động vào quản lý KBTB, an ninh và trật tự, tội phạm, đa dạng sinh học…

Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế dựa trên quy trình đánh giá và các chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả quản lý KBTB theo lý thuyết mới về quản lý KBTB của Robert S. Pomeroy, John E. Parks và Lani M. Watson. Cụ thể, nội dung bảng câu hỏi phỏng vấn bao gồm:

- Thông tin chung: Phần điều tra này thu thập thông tin liên quan đến thời gian phỏng vấn, tên người phỏng vấn và địa điểm phỏng vấn.

- Thông tin về nhân khẩu và cộng đồng: bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng lập gia

đình, nghề nghiệp, số năm đi học và số năm sống ở trong vùng của người được phỏng vấn; số người trong gia đình; hai nghề chính trong gia đình; Hai nguồn thu nhập chính trong gia đình; Thu nhập bình quân tháng của gia đình; Số dân tộc, tôn giáo sống trong vùng; Có những người giàu sống trong vùng không; KBTB Hòn Mun có thành công không; Cộng đồng dân cưđịa phương có ủng hộ KBTB không, lý do ủng hộ.

- Thông tin về các nhân tố thành công: Phần này bao gồm những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của KBTB.

- Thông tin để kiểm tra / thăm dò các nhân tố thành công.

- Các câu hỏi cảm nhận: bao gồm Kế sinh nhai; An toàn thực phẩm; Sự mâu thuẫn về việc sử dụng nguồn lực; Sự mâu thuẫn của KBTB; Việc tham gia quản lý của KBTB; Sự tác động vào quản lý KBTB; An ninh và trật tự; Tội phạm; Mức mâu thuẫn lập trong vùng; Sự phục tùng; Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học.

Quy trình thực hiện điều tra

- Xác định đối tượng điều tra: Liên hệ UBND phường Vĩnh Nguyên, ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang … thu thập dữ liệu về số hộ gia đình đang sinh sống tại các khóm đảo trong KBTB vịnh Nha Trang.

- Chọn địa bàn tiến hành điều tra: Theo kết quả điều tra cuối năm 2007 của ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang, khóm đảo Vũng Me là khóm đảo thuộc diện di dời theo chủ trương của UBND thành phố Nha Trang. Đến thời điểm cuối năm 2007 các hộ dân trong khóm đảo này đã thực hiện việc di dời, chỉ còn lại 9 hộ chưa thực hiện kịp. Xét khoảng cách từ trung tâm KBTB vịnh Nha Trang, Khóm đảo Trí Nguyên là khóm đảo có khoảng cách xa nhất. Bên cạnh đó, theo báo cáo tổng kết của KBTB vịnh Nha Trang, có đến 59% số hộ sống bằng nghề pha xúc là nghề lớn và có khả năng đi

đánh bắt ở những ngư trường khác, nên mặc dù tỷ lệ này khá cao nhưng mức độ ảnh hưởng của việc phân vùng từ dự án đến nghề này là không cao. Những nghề có mức

độ ảnh hưởng cao ở khóm đảo Trí Nguyên thì lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 7% cụ thể

là: nghề câu: 5%; nghề lặn: 0,001%; nghề ba màng: 7% và nghề lưới: 4%) [19]. Vì vậy, căn cứ vào số hộ gia đình đang sinh sống tại các khóm đảo trong KBTB vịnh Nha Trang và căn cứ vào mức độảnh hưởng của KBTB vịnh Nha Trang đối với cộng đồng dân cư ở các khóm đảo, tác giả nhận thấy 4 khóm đảo sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi KBTB vịnh Nha Trang: Bích Đầm, Hòn Một, Đầm Báy và Vũng Ngán. Vì vậy, việc điều tra được thực hiện chủ yếu trên địa bàn 4 khóm đảo trên.

Phương pháp chọn mẫu

Trong phạm vi luận văn này, tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dựa trên thông tin thu thập từ UBND phường Vĩnh Nguyên và ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang về số hộ và địa bàn cư trú của cộng đồng dân cư ở các khóm đảo, tác giả tiến hành thực hiện điều tra tại 4 khóm

đảo trên. Mẫu được điều tra một cách thuận tiện ở những hộ gia đình sẵn lòng cung cấp thông tin, không quan tâm đến hoàn cảnh gia đình hay thu nhập của mỗi hộ gia

đình.

Tuy nhiên, việc điều tra vẫn chú ý đến sự phân bố dân cư tại 4 khóm đảo. Do vậy, mẫu điều tra là mẫu thuận tiện nhưng có xét đến sự phân bố của tổng thể.

Xác định kích thước mẫu

Theo lý thuyết chọn mẫu về hoạt động quan trắc kinh tế xã hội cho các nhà Quản lý kinh tế vùng bờĐông Nam Á, cỡ mẫu quy mô nhỏ có thểđược dùng theo bảng sau:

Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa tổng thể và kích cỡ mẫu Tổng thể (population) Kích cỡ mẫu (Sampling) 100 25 200 40 300 60 400 60 500 80 1000 100

Nguồn: Leah Bunce & Bob Pomeroy [10]

Theo số liệu báo cáo cuối năm 2007 của ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang, tổng số hộ gia đình của 4 khóm đảo trong địa bàn điều tra là 373 hộ. Vì vậy, căn cứ vào lý thuyết chọn mẫu về hoạt động quan trắc kinh tế xã hội cho các nhà Quản lý kinh tế

vùng bờĐông Nam Á, tác giả lựa chọn kích thước mẫu điều tra là 60 mẫu và phân bổ

số mẫu cho các khóm đảo theo tỷ lệ số hộ gia đình trong từng khóm đảo. Cụ thể, tỷ lệ

mẫu ở từng khóm đảo được thể hiện qua hai biểu đồ sau:

15,9% 19,4% 15,5% 15,5% 16,1% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Bích Đầm Đầm Báy Hòn Một Vũng Ngán Tổng cộng Tỷ lệ mẫu Tổng số hộ gia đình Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ mẫu ở từng khóm đảo

11,7% 47,2% 26,7% 15,0% 46,7% 27,6% 15,5% 9,7% 0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 30,0% 35,0% 40,0% 45,0% 50,0% Bích Đầm Đầm Báy Hòn Một Vũng Ngán Tỷ lệ mẫu / Tổng số mẫu Tỷ lệ số hộ gia đình/ Tổng số hộ gia đình

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phân bố mẫu và phân bố số hộ gia đình ở từng khóm đảo

Biểu đồ 2.1 và 2.2 cho thấy mật độ phỏng vấn (trên từng khóm đảo so với tổng thể) và sự phân bố mật độ các cuộc phỏng vấn trên từng khóm đảo theo thứ tự. Nhìn chung, mật độ phỏng vấn cho khảo sát hộ gia đình là trên 16%. Để tránh tình trạng phân bố

các cuộc phỏng vấn không đồng đều ở mỗi khóm đảo (chẳng hạn như đối với các khóm đảo ít hộ dân, phỏng vấn rất ít hộ), sự đối chiếu giữa tổng số hộ và số hộ chọn phỏng vấn sẽ được thực hiện theo một tỷ lệ nhất định, không phân biệt nghề nghiệp, hay số người trong hộ. Điều này cho thấy số mẫu được chọn có thể xem là đại diện của tổng số hộ trong 4 khóm đảo.

Bên cạnh đó, tác giả cũng có những cuộc phỏng vấn sâu nhằm thu thập ý kiến của một số hộ gia đình về những nguyên nhân của một số tồn tại trong công tác quản lý KBTB vịnh Nha Trang được phát hiện thông qua kết quả thu thập được từ bảng câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với 30 hộ gia

đình đang sinh sống trên 4 khóm đảo được chọn làm địa bàn nghiên cứu.

Quá trình phỏng vấn sâu với các hộ gia đình sẽ giúp phát hiện ra những nguyên nhân của một số tồn tại trong công tác quản lý KBTB. Những thông tin này là cơ sởđể đề xuất những khuyến nghịđối với công tác quản lý KBTB vịnh Nha Trang.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu được tiến hành theo hai bước cụ thể sau:

- Nhập dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô: tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 để nhập dữ liệu, sau đó tiến hành xử lý số liệu thô như kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu, kiểm tra dữ liệu trống (missing data)…

- Phân tích thống kê mô tả và phân tích hiệu quả quản lý KBTB: từ dữ liệu đã được xử lý thô, tác giả sử dụng một số phần mềm như Eview 4.0, SPSS 12.0, Microsoft Excel 2003… để phân tích thống kê mô tả và phân tích hiệu quả quản lý KBTB.

CHƯƠNG 3 - KT QU NGHIÊN CU

3.1. Những kết quả đạt được của khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khánh Hòa Hòa Hòa

3.1.1.Giới thiệu khái quát về Khánh Hòa Vị trí địa lý Vị trí địa lý Vị trí địa lý

Khánh Hòa là một trong những tỉnh nằm ở miền duyên hải Nam Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp hai tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ Việt Nam, Khánh Hòa nằm ở tọa độ địa lý từ 108 độ 40 phút 33 giây đến 109 độ 27 phút 55 giây kinh độ Đông và từ 11 độ 42 phút 50 giây đến 12 độ 52 phút 15 giây độ vĩđộ Bắc. Diện tích tự

nhiên của tỉnh Khánh Hòa cả trên đất liền cùng với hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2. [22]

Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ mũi Đại Lãnh (cap Varella) tới cuối vịnh Cam Ranh và có

độ dài khoảng 385 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, với hàng trăm đảo lớn, nhỏ và nhiều vùng biển rộng lớn. Đặc biệt huyện

đảo Trường Sa là nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của cả nước.

Biển Khánh Hòa có nhiều tài nguyên phong phú, với nhiều loại hải sản như: tôm, cua, mực,

các loại cá… đặc biệt là yến sào, một loại đặc sản quý hiếm, được coi là “vàng trắng”, có giá trị xuất khẩu rất cao.

Sông ngòi ở Khánh Hòa không lớn nhưng mật độ sông suối khá dày. Toàn tỉnh có khoảng trên 40 con sông trong đó có hai sông chính là sông Cái Nha Trang (sông Cù) dài 75km và sông Cái Ninh Hòa (sông Dinh) dài 49km. Khánh Hòa có 8 cửa lạch lớn nhỏ, nhìn chung dài và nông (trừ Cam Ranh), các cửa lạch dễ thay đổi diện mạo sau mỗi kỳ mưa cho nên không thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản và xây dựng cầu cảng. [22]

Khánh Hòa có 10 đầm, vũng vịnh với diện tích 70.000 ha, trên các vũng vịnh có nhiều bãi triều và vùng nước nóng có khả năng xây dựng các công trình nuôi trồng thuỷ sản và đặc sản có giá trị kinh tế cao. Với 7 bán đảo lớn và trên 200 đảo nhỏ tạo

Hình 3.1: Biển Khánh Hòa Nguồn: Hình được chụp bởi tác giả

thành nhiều đầm, vịnh kín gió tạo điều kiện cho các đàn cá di cư đến sinh sản. Ven bờ

có nhiều rạn san hô là nơi có đa dạng hải sản sinh sống với giá trị kinh tế cao. [22]

Tiềm năng nguồn lợi thuỷ hải sản ở tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là một trong những vùng đất địa hình thuận lợi và thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa. Ngoài lợi thế về du lịch, Khánh Hòa còn có một thế mạnh khác đó là nguồn lợi thuỷ sản phong phú đa dạng, bao gồm những loài như: Cá, Giáp xác, Nhuyễn thể, Thân mềm, Rong biển … Cụ thể các loài có giá trị kinh tế cao gồm: Cá Thu, Cá Mú, cá Hồng, cá Đổng, Tôm hùm, Bào ngư, Rong biển …

Các hệ sinh thái rạn san hô lớn và phong phú, với khả năng sinh sản rất cao đã tạo cơ sở dinh dưỡng hữu cơ phong phú, cung cấp thức ăn không chỉ cho sinh vật trong hệ

rạn mà cả vùng biển xung quanh, đồng thời là nơi trú ẩn của các loài cá nhỏ và các loài cá khác trong mùa sinh sản.

Nguồn lợi sinh vật phong phú và đa dạng về thành phần loài, đã phát hiện ở vùng biển Khánh Hòa tới 600 loài cá khác nhau, trong đó dự tính có hơn 50 loài có giá trị

kinh tế. Cá nổi chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lượng, trữ lượng cá vùng ven bờ được

đánh giá vào khoảng 55.000-116.000 tấn và sản lượng khai thác hợp lý tối đa 38.000 tấn. Khoảng 405 số loài khai thác mang tính vãng lai, tức là có tính sinh thái biển và biển khơi di cư theo mùa và khoảng 105 số loài mang tính tại chỗ hay mang đặc trưng sinh thái cửa sông - rừng ngập mặn. Ngoài ra còn có các nguồn lợi giáp xác khác như

tôm hùm, tôm mũ ny, các loại cua, các nguồn lợi thân mềm nhưốc nhảy, bào ngư; các nguồn lợi rong biển tất cả đều có giá trị kinh tế cao. Khánh Hòa còn được quản lý, khai thác quần đảo Trường Sa, đây là một vùng đảo san hô đầy tiềm năng để tỉnh vươn ra làm chủ biển khơi. [24]

3.1.2. Giới thiệu khái quát về KBTB vịnh Nha Trang, Khánh Hòa

Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang là KBTB đầu tiên của Việt Nam. Với sự hỗ trợ

của Dự án thí điểm KBTB Hòn Mun từ năm 2001, KBTB vịnh Nha Trang đã được thành lập và phát triển. Sau 4 năm hoạt động, Dự án đã đem lại nhiều đóng góp cho KBTB vịnh Nha Trang, đồng thời cũng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong việc quản lý KBTB.

Dự án thí điểm KBTB Hòn Mun là “Dự án tổng hợp giữa bảo tồn và phát triển” bắt

đầu hoạt động từ năm 2001, và là dự án hỗ trợ thành lập KBTB đầu tiên của Việt Nam. Dự án đã lôi cuốn tất cả các thành phần kinh tế sử dụng vịnh Nha Trang tham gia vào

quá trình quản lý bền vững và đồng thời triển khai các hoạt động phát triển cộng đồng

để hỗ trợ người dân địa phương sống trong vùng khi hạn chế hoạt động đánh bắt trong vịnh.

KBTB vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 13.000 ha và có nhiều hệ sinh thái quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Rạn san hô nơi đây phong phú hơn bất kỳ nơi nào khác đã được khảo sát ở Việt Nam. Vì tính đa dạng sinh học mà khu vực Hòn Mun được “ưu tiên hàng đầu” bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch gắn liền với các hoạt động du lịch sinh thái.

Để phát triển KBTB vịnh Nha Trang, rất nhiều hoạt động cụ thểđã được thực hiện 4 năm qua và hy vọng rằng các hoạt động này có thể được sử dụng để phát triển các KBTB khác của Việt Nam. Các hoạt động chủ yếu nhằm giải quyết ngay các mối đe dọa đối với hệ sinh thái, sinh cảnh trong vịnh và thực hiện các biện pháp bảo vệ lâu dài.

KBTB vịnh Nha Trang là một trong những KBTB đầu tiên trong hệ thống 15 KBTB được lên kế hoạch thực hiện của Việt Nam cho đến năm 2010. Hy vọng rằng KBTB vịnh Nha Trang sẽ là đầu tàu trong hệ thống 15 KBTB đã và sẽđược thành lập của Việt Nam trong những năm tới.

Hình 3.2: Bản đồ Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 40)