Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 36)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.3.1. Các nghiên cứu trong nước

Từ năm 1992 đến năm 1995, một nghiên cứu về hệ thống đảo ven bờ Việt Nam thuộc chương trình nghiên cứu biển đã được Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia phối hợp với Phân viện Hải dương học Hải Phòng, Phân viện Hải dương học Hà Nội, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học Vật liệu, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Cục Địa chất Việt Nam, Ủy ban Thủy đạc Quốc gia, Viện Quy hoạch Lâm nghiệp thực hiện. Mục tiêu của đề tài là: Hình thành một bộ tư liệu ban đầu về hệ thống đảo ven bờ Việt Nam, bao gồm các nội dung vềđiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội; xác định vị trí vai trò các đảo ven bờ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội biển; và có luận chứng khoa học về phát triển kinh tế - xã hội cho một số đảo quan trọng. Đề tài này dừng lại ở việc xây dựng bộ dữ liệu về hệ thống đảo ven bờ

Việt Nam. [1]

“Đặc điểm kinh tế - xã hội ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy”, nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng

(MCD) với sự tài trợ của Cục Tài nguyên Nước và Môi trường thuộc Chính phủ Úc, là một trong những nghiên cứu được thực hiện gần đây nhất về kinh tế - xã hội. Nghiên cứu đã đánh giá được tình hình chung của Vườn Quốc gia Xuân Thủy vềđa dạng sinh học, sử dụng và quản lý tài nguyên khu vực bãi bồi; cơ sở hạ tầng, dân số và giáo dục; các hoạt động kinh tế và thu nhập; các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư địa phương; vấn đề giới; nhận thức của cộng đồng về môi trường và tài nguyên; gia tăng nhu cầu của cộng đồng và thị trường; thách thức đối với sử dụng bền vững và bảo tồn tài nguyên; vấn đề quản lý và bảo tồn. Tuy nhiên, còn nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng chưa được phân tích, đánh giá. [6]

Cũng trong năm 2005, một nghiên cứu về khu bảo tồn biển được thực hiện tại Khánh Hòa “Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý khu bảo tồn biển Rạn Trào xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa”. Đây cũng là một luận văn thạc sĩ với mục tiêu: Điều tra khảo sát tình hình thực tế và các kết quả của Dự án; phân tích đánh giá các kết quả thực hiện của Dự án; và cho ý kiến đề xuất để hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả của mô hình. Tuy nhiên, luận văn chỉ dừng lại đánh giá bốn khía cạnh sau: Nâng cao nhận thức và xây dựng nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường và nguồn lợi ven bờ; phát triển sinh kế bền vững; và cải thiện quyền sử dụng nguồn lợi ven bờ. [18]

1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài

Năm 1996, ICLARM (Trung tâm quản lý nguồn lợi thủy sinh vật quốc tế), một tổ

chức phi chính phủ quốc tế trụ sởđặt tại Philippines và Quỹ Haribon đã thiết lập một nghiên cứu nhằm kiểm tra xem làm thế nào một dự án đồng quản lý nghề cá có thể vận hành được hiệu quả ởđảo San Salvador, tỉnh Zambales. Mục đích của nghiên cứu là: Tìm ra đặc điểm của nguồn lợi và những người sử dụng nguồn lợi; kiểm tra các tiêu chuẩn thi hành một cách bền vững, công bằng và hiệu quảđể xác định ảnh hưởng của chiến lược quản lý đối với con người và hệ sinh thái ven biển; mô tả các điều kiện và yếu tố cần thiết để xác lập một thể chế quản lý nguồn lợi một cách công bằng, lâu bền và chóng phục hồi. Việc xác định đặc điểm của nguồn lợi, người sử dụng nguồn lợi và các sắp xếp quản lý nghề cá tại cộng đồng ngư dân San Salvador là một ví dụ về đánh giá kinh tế - xã hội. Các mục tiêu là cung cấp thông tin cho đánh giá tính hiệu quả của dự án đồng quản lý và cung cấp hiểu biết cho các nhà quản lý nghề cá cấp trung ương và vùng là những người đã theo dõi các chương trình quản lý. Dữ liệu kinh tế - xã hội

cũng như phân tích định lượng, một số thống kê suy luận đã được sử dụng, phân tích thành phần chính, phân tích tương quan và hồi quy. Chính vì vậy, một trong những hiệu quả to lớn nhất của nghiên cứu là đã được công nhận một công trình nghiên cứu

định lượng và khoa học các kiến thức về lợi ích của chương trình đồng quản lý đối với cộng đồng. Bằng cách đó, các kết quả nghiên cứu đã làm tăng niềm tin của cộng đồng

đối với dự án và làm tăng sự tham gia của họ trong việc hỗ trợ hệ thống đồng quản lý.

Để cung cấp các thông tin có giá trị cho cộng đồng San Salvador, nghiên cứu này đã

đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức về việc đồng quản lý nghề cá tại Philippines và Châu Á. Các kết quả, đặc biệt là các bài học kinh nghiệm đã được phát hành rộng rãi trong vùng và đã được phối hợp chặt chẽ trong các công trình của ICLARM và quản lý nghề cá của Haribon. [14]

Năm 1995, một đánh giá kinh tế - xã hội về hoạt động du lịch và thủy sản đã được thực hiện tại vịnh Discovery, Jamaica. Đây là một phần của dự án RAMP (Đánh giá nhanh các thông số quản lý) nhằm cung cấp các chỉ tiêu về yếu tố con người tác động lên rạn san hô. Các yếu tố này được hội nhập vào Cơ sở Rạn, một cơ sở dữ liệu về rạn san hô toàn cầu do ICLARM thực hiện. Đánh giá kinh tế - xã hội này nhằm: tìm hiểu các đặc tính kinh tế - xã hội của người dân sử dụng nguồn lợi rạn san hô trong vịnh Discovery; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các phương pháp đã được sử dụng để

thu thập thông tin giúp phát triển phương pháp luận chuẩn cho RAMP; cung cấp cơ sở

dữ liệu về thông tin kinh tế - xã hội cho các nhà quản lý rạn và giúp xác định các cách mà các nhà quản lý chiến lược có thể tác động đến cộng đồng ngư dân và đánh giá các thay đổi theo thời gian dựa trên các nghiên cứu tiếp theo. Pollnac đã tổ chức đánh giá kinh tế - xã hội theo các điều kiện quốc gia, vùng và địa phương. Ông xem xét đất đai và dân số, kinh tế chung và kinh tế ven biển. Tại vịnh Discovery, ông xem xét môi trường sống của biển và mục đích sử dụng rạn san hô chính của người dân cũng như

các biện pháp quản lý, bao gồm cả các kinh nghiệm truyền thống và pháp lý. Đây là một nghiên cứu được thực hiện rất công phu, từ khâu chuẩn bị cho đến thu thập, xử lý, phân tích và báo cáo kết luận. Vì nghiên cứu này là một phần của dự án RAMP nên các kết quả được viết trong một chương của cuốn RAMP (1998). Đây là cuốn sách

được phát hành đi khắp thế giới cung cấp các hiểu biết và hướng dẫn về các chỉ số về

Một công trình nghiên cứu từ năm 1995 đến năm 1997, nghiên cứu về cách vận hành đồng quản lý đối với nghề cá ở quần đảo Spermonde, phía tây nam Sulawesi, Indonesia có hiệu quả hay không. Mục đích là đánh giá nhận thức của ngư dân và chính quyền các cấp ảnh hưởng thế nào đến tình trạng nguồn lợi cá ở Spermonde. Nghiên cứu này cũng là để đánh giá một điều kiện quan trọng đối với quản lý: có sự

thống nhất giữa ngư dân và các nhà quản lý về tình trạng nguồn lợi, chỉ ra được mối quan hệ giữa nguồn lợi cá và các nỗ lực của nghề cá. Với hai câu hỏi nghiên cứu được

đưa ra như sau: Tình trạng của nghề cá và cộng đồng ngư dân ở Spermonde đã thay

đổi vì sự gia tăng các nỗ lực hoạt động của nghề cá?; Ai có thể hiểu và đánh giá được những sự thay đổi đó? Bằng cách kết hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin như

phỏng vấn trực tiếp ngư dân, quan sát các hoạt động nghề cá trên biển… và bằng phương pháp phân tích sâu, tác giả đã tìm ra được những thay đổi về tình trạng nghề

cá và đời sống của cộng đồng ngư dân ở Spermonde vì sự gia tăng áp lực khai thác cá.

Đây là kết quả có ý nghĩa trong ứng dụng thực tiễn cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học về hiệu quả quản lý đối với nghề cá. [11]

CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được trình bày trong phần mởđầu, phương pháp nghiên cứu của luận văn này như sau:

2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được mô tả như sau:

2.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Nguồn số liệu2.2.1. Nguồn số liệu 2.2.1. Nguồn số liệu

¾ Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang, UBND phường Vĩnh Nguyên, các trang Web Bộ Thủy Sản (nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn), Tổng cục thống kê, các bài báo trong và ngoài nước, các báo cáo khoa học có liên quan, các tài liệu và giáo trình chuyên ngành thủy sản. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiệu quả quản lý KBTB ở Khánh Hòa. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Lý thuyết về khu bảo tồn biển. 2. Lý thuyết về hiệu quả quản lý KBTB.

3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế bản điều tra phỏng vấn. 2. Nguồn số liệu.

3. Phương pháp thu thập thông tin.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Phương pháp thống kê mô tả.

BÁO CÁO KẾT QUẢ - KIẾN NGHỊ

1. Đánh giá hiệu quả quản lý KBTB. 2. Kết luận và khuyến nghị.

¾ Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua mẫu điều tra trực tiếp đối với cộng đồng dân cư địa phương ở KBTB vịnh Nha Trang.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Số liệu được thu thập từ những hộ dân đang sinh sống tại 4 khóm đảo: Bích Đầm, Hòn Một, Đầm Báy và Vũng Ngán bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp các thành viên trong gia đình, để tìm hiểu những thông tin về nhân khẩu và cộng đồng, các nhân tố thành công, kế sinh nhai, an toàn thực phẩm, sự mâu thuẫn về việc sử dụng nguồn lực, sự mâu thuẫn của KBTB, việc tham gia quản lý của KBTB, sự tác động vào quản lý KBTB, an ninh và trật tự, tội phạm, đa dạng sinh học…

Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế dựa trên quy trình đánh giá và các chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả quản lý KBTB theo lý thuyết mới về quản lý KBTB của Robert S. Pomeroy, John E. Parks và Lani M. Watson. Cụ thể, nội dung bảng câu hỏi phỏng vấn bao gồm:

- Thông tin chung: Phần điều tra này thu thập thông tin liên quan đến thời gian phỏng vấn, tên người phỏng vấn và địa điểm phỏng vấn.

- Thông tin về nhân khẩu và cộng đồng: bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng lập gia

đình, nghề nghiệp, số năm đi học và số năm sống ở trong vùng của người được phỏng vấn; số người trong gia đình; hai nghề chính trong gia đình; Hai nguồn thu nhập chính trong gia đình; Thu nhập bình quân tháng của gia đình; Số dân tộc, tôn giáo sống trong vùng; Có những người giàu sống trong vùng không; KBTB Hòn Mun có thành công không; Cộng đồng dân cưđịa phương có ủng hộ KBTB không, lý do ủng hộ.

- Thông tin về các nhân tố thành công: Phần này bao gồm những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của KBTB.

- Thông tin để kiểm tra / thăm dò các nhân tố thành công.

- Các câu hỏi cảm nhận: bao gồm Kế sinh nhai; An toàn thực phẩm; Sự mâu thuẫn về việc sử dụng nguồn lực; Sự mâu thuẫn của KBTB; Việc tham gia quản lý của KBTB; Sự tác động vào quản lý KBTB; An ninh và trật tự; Tội phạm; Mức mâu thuẫn lập trong vùng; Sự phục tùng; Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học.

Quy trình thực hiện điều tra

- Xác định đối tượng điều tra: Liên hệ UBND phường Vĩnh Nguyên, ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang … thu thập dữ liệu về số hộ gia đình đang sinh sống tại các khóm đảo trong KBTB vịnh Nha Trang.

- Chọn địa bàn tiến hành điều tra: Theo kết quả điều tra cuối năm 2007 của ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang, khóm đảo Vũng Me là khóm đảo thuộc diện di dời theo chủ trương của UBND thành phố Nha Trang. Đến thời điểm cuối năm 2007 các hộ dân trong khóm đảo này đã thực hiện việc di dời, chỉ còn lại 9 hộ chưa thực hiện kịp. Xét khoảng cách từ trung tâm KBTB vịnh Nha Trang, Khóm đảo Trí Nguyên là khóm đảo có khoảng cách xa nhất. Bên cạnh đó, theo báo cáo tổng kết của KBTB vịnh Nha Trang, có đến 59% số hộ sống bằng nghề pha xúc là nghề lớn và có khả năng đi

đánh bắt ở những ngư trường khác, nên mặc dù tỷ lệ này khá cao nhưng mức độ ảnh hưởng của việc phân vùng từ dự án đến nghề này là không cao. Những nghề có mức

độ ảnh hưởng cao ở khóm đảo Trí Nguyên thì lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 7% cụ thể

là: nghề câu: 5%; nghề lặn: 0,001%; nghề ba màng: 7% và nghề lưới: 4%) [19]. Vì vậy, căn cứ vào số hộ gia đình đang sinh sống tại các khóm đảo trong KBTB vịnh Nha Trang và căn cứ vào mức độảnh hưởng của KBTB vịnh Nha Trang đối với cộng đồng dân cư ở các khóm đảo, tác giả nhận thấy 4 khóm đảo sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi KBTB vịnh Nha Trang: Bích Đầm, Hòn Một, Đầm Báy và Vũng Ngán. Vì vậy, việc điều tra được thực hiện chủ yếu trên địa bàn 4 khóm đảo trên.

Phương pháp chọn mẫu

Trong phạm vi luận văn này, tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dựa trên thông tin thu thập từ UBND phường Vĩnh Nguyên và ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang về số hộ và địa bàn cư trú của cộng đồng dân cư ở các khóm đảo, tác giả tiến hành thực hiện điều tra tại 4 khóm

đảo trên. Mẫu được điều tra một cách thuận tiện ở những hộ gia đình sẵn lòng cung cấp thông tin, không quan tâm đến hoàn cảnh gia đình hay thu nhập của mỗi hộ gia

đình.

Tuy nhiên, việc điều tra vẫn chú ý đến sự phân bố dân cư tại 4 khóm đảo. Do vậy, mẫu điều tra là mẫu thuận tiện nhưng có xét đến sự phân bố của tổng thể.

Xác định kích thước mẫu

Theo lý thuyết chọn mẫu về hoạt động quan trắc kinh tế xã hội cho các nhà Quản lý kinh tế vùng bờĐông Nam Á, cỡ mẫu quy mô nhỏ có thểđược dùng theo bảng sau:

Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa tổng thể và kích cỡ mẫu Tổng thể (population) Kích cỡ mẫu (Sampling) 100 25 200 40 300 60 400 60 500 80 1000 100

Nguồn: Leah Bunce & Bob Pomeroy [10]

Theo số liệu báo cáo cuối năm 2007 của ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang, tổng số hộ gia đình của 4 khóm đảo trong địa bàn điều tra là 373 hộ. Vì vậy, căn cứ vào lý thuyết chọn mẫu về hoạt động quan trắc kinh tế xã hội cho các nhà Quản lý kinh tế

vùng bờĐông Nam Á, tác giả lựa chọn kích thước mẫu điều tra là 60 mẫu và phân bổ

số mẫu cho các khóm đảo theo tỷ lệ số hộ gia đình trong từng khóm đảo. Cụ thể, tỷ lệ

mẫu ở từng khóm đảo được thể hiện qua hai biểu đồ sau:

15,9% 19,4% 15,5% 15,5% 16,1% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Bích Đầm Đầm Báy Hòn Một Vũng Ngán Tổng cộng

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 36)