Giới thiệu khái quát về KBTB vịnh Nha Trang, Khánh Hòa

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 47)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1.2. Giới thiệu khái quát về KBTB vịnh Nha Trang, Khánh Hòa

Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang là KBTB đầu tiên của Việt Nam. Với sự hỗ trợ

của Dự án thí điểm KBTB Hòn Mun từ năm 2001, KBTB vịnh Nha Trang đã được thành lập và phát triển. Sau 4 năm hoạt động, Dự án đã đem lại nhiều đóng góp cho KBTB vịnh Nha Trang, đồng thời cũng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong việc quản lý KBTB.

Dự án thí điểm KBTB Hòn Mun là “Dự án tổng hợp giữa bảo tồn và phát triển” bắt

đầu hoạt động từ năm 2001, và là dự án hỗ trợ thành lập KBTB đầu tiên của Việt Nam. Dự án đã lôi cuốn tất cả các thành phần kinh tế sử dụng vịnh Nha Trang tham gia vào

quá trình quản lý bền vững và đồng thời triển khai các hoạt động phát triển cộng đồng

để hỗ trợ người dân địa phương sống trong vùng khi hạn chế hoạt động đánh bắt trong vịnh.

KBTB vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 13.000 ha và có nhiều hệ sinh thái quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Rạn san hô nơi đây phong phú hơn bất kỳ nơi nào khác đã được khảo sát ở Việt Nam. Vì tính đa dạng sinh học mà khu vực Hòn Mun được “ưu tiên hàng đầu” bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch gắn liền với các hoạt động du lịch sinh thái.

Để phát triển KBTB vịnh Nha Trang, rất nhiều hoạt động cụ thểđã được thực hiện 4 năm qua và hy vọng rằng các hoạt động này có thể được sử dụng để phát triển các KBTB khác của Việt Nam. Các hoạt động chủ yếu nhằm giải quyết ngay các mối đe dọa đối với hệ sinh thái, sinh cảnh trong vịnh và thực hiện các biện pháp bảo vệ lâu dài.

KBTB vịnh Nha Trang là một trong những KBTB đầu tiên trong hệ thống 15 KBTB được lên kế hoạch thực hiện của Việt Nam cho đến năm 2010. Hy vọng rằng KBTB vịnh Nha Trang sẽ là đầu tàu trong hệ thống 15 KBTB đã và sẽđược thành lập của Việt Nam trong những năm tới.

Hình 3.2: Bản đồ Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang Nguồn: Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang [4]

Lợi ích của Khu bảo tồn biển

• Bảo vệđa dạng sinh học biển.

• Giữ môi trường lành mạnh tạo cơ sở cho việc phát triển du lịch bền vững.

• Tạo kế sinh nhai bền vững cho cộng đồng dân cưđịa phương.

• Bảo vệ các hệ sinh thái, các bãi đẻ nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi sinh vật biển.

• Tạo điều kiện phát triển nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và giải trí.

• Phục hồi những vùng có hệ sinh thái biển bị suy thoái. [4]

Các mối đe dọa chính đối với Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang

• Đánh bắt cá bất hợp pháp.

• Lắng đọng trầm tích: do xây dựng các công trình như cảng, đường xá, khu dân cư, khách sạn…

• Ô nhiễm: do rác thải, chất thải, dầu nhớt,…

• Phì dưỡng: do thức ăn dư thừa từ nuôi trồng thủy sản, do chất thải sinh hoạt, do nước từ sông đổ ra. [4]

Làm thế nào để bảo vệ Khu bảo tồn biển

Để bảo vệ và phát triển bền vững KBTB vịnh Nha Trang, cần có sự hợp tác của các cơ quan chức năng của tỉnh, các công ty du lịch, các câu lạc bộ lặn, ngư dân, cộng

đồng dân cưđịa phương và các bên liên quan khác. Chúng ta cần phải hiểu và tuân thủ

Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển và đặc biệt là:

• Không đánh bắt thủy sản bằng chất nổ, hóa chất độc, xung điện, sử dụng cường

độ ánh sáng quá mạnh.

• Không chặt phá rừng ngập mặn, xâm hại thảm cỏ biển.

• Không neo tàu trực tiếp trên rạn san hô, hoặc làm hư hại san hô.

• Không khai thác, kinh doanh san hô và những sinh vật biển quý hiếm khác.

• Không xả rác, chất thải, nước thải, dầu nhớt xuống biển. [4]

3.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư địa phương trong các Khóm đảo Khóm đảo

Theo số liệu khảo sát về kinh tế – xã hội của KBTB vịnh Nha Trang thực hiện vào cuối năm 2007, trong KBTB vịnh Nha Trang có đến 9 đảo và 6 khóm đảo với khoảng 982 hộ gồm 5.300 cư dân đang sinh sống, tỷ lệ tương đối đồng đều giữa nam và nữ. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các khóm đảo (đảo ít nhất là Vũng Me, có

khoảng 29 hộ và nhiều nhất là Trí Nguyên, có đến 580 hộ) [4]. Hoạt động kinh tế chủ

yếu là khai thác thủy sản (chiếm 80%). Phần lớn các ngư dân này không làm thêm nghề phụ khác, nên thu nhập của họ phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng khai thác. Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. Có khoảng 36% chủ hộ tham gia NTTS, trong đó có khoảng 27% hộ là coi NTTS là hoạt động thu nhập phụ và 9% còn lại là sống chính vào nghề NTTS. Bên cạnh đó, còn có một số hộ

gia đình tham gia vào nông nghiệp và trồng trọt để tạo thêm thu nhập. [8]

Mức độ nghèo thay đổi tương đối lớn từ khóm này sang khóm khác. Tùy theo từng khóm, số hộ nghèo chiếm từ 10% đến khoảng hơn 50% số hộ trong mỗi khóm. Tất cả

6 khóm đảo đều có trường mẫu giáo và tối thiểu là có trường cấp một. Riêng khóm đảo Trí Nguyên là có trường cấp hai. Trình độ học vấn chỉở mức cơ bản đạt trình độ cấp 1, chỉ biết đọc và biết viết. Số lượng người mù chữ giảm theo thời gian. Số phụ nữ mù chữ cao hơn nam giới. [8]

Phần đông, các hộ gia đình sử dụng các bể chứa nước chủ yếu do UNICEF và UBND phường cung cấp chủ yếu sử dụng vào mùa mưa. Vào mùa khô, người dân phải mua nước ngọt từ đất liền hoặc có thể gánh nước từ các giếng công cộng, công việc này phần lớn do phụ nữ và trẻ em thực hiện.

Các vấn đề môi trường có liên quan đến rác thải là rất nghiêm trọng, phần lớn các hộ dân đều không có nhà vệ sinh riêng và chủ yếu đổ rác xuống biển. Than củi là chất

đốt phổ biến nhất trong các khóm đảo. Phần lớn các hộ gia đình đều lên vùng cao để

nhặt củi, một số hộ thì lại đốt củi lấy than để kiếm sống. Đây cũng là mối lo cho công tác bảo vệ rừng. [8]

3.1.4. Đa dạng sinh học ở KBTB vịnh Nha Trang

Theo báo cáo Đa dạng sinh học số 12 được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu: Võ Sĩ

Tuấn, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Xuân Hòa, Phan Kim Hoàng, Hoàng Xuân Bền, Hứa Thái Tuyến và Lyndon M. DeVantier vào tháng 4 năm 2005, đa dạng sinh học của KBTB vịnh Nha Trang được đánh giá cụ thể như sau:

Đa dạng sinh học

KBTB vịnh Nha Trang có sự hiện diện rất đa dạng của các quần cư dưới triều khác nhau, bao gồm rạn san hô, thảm cỏ biển, các khoảng rừng ngập mặn, bãi cát và bờđá. Nhiều quần cư trong số này vẫn còn có hiện trạng tốt, có độđa dạng sinh học cao và là nguồn nuôi sống cho dân địa phương và nguồn thu nhập cho du lịch. Tuy nhiên, các

quần cư này chịu áp lực sử dụng và phá hủy ngày càng gia tăng bởi hàng loạt các mối tác động của con người và nhiên nhiên, đáng kể là sựđổ đất, sự lắng đọng trầm tích và sự ưu dưỡng, Sao biển gai và ốc Drupella ăn san hô, sự thả neo vô ý thức, nguồn ô nhiễm từ sông và các nguồn gây ô nhiễm khác. Có khoảng 6.000 dân trong KBTB sống phụ thuộc vào nghề cá và / hoặc nghề nuôi trồng thủy sản. Điều này gây ảnh hưởng bất lợi đối với trữ lượng cá và các quần cư do hiện tượng khai thác quá mức, và do mở rộng quy mô NTTS không có kiểm soát.

Các quần cư vùng biển ven bờ của KBTB vẫn nằm trong tình trạng bịđe dọa, và sự

cải thiện các mối đe dọa này đòi hỏi có sự quản lý cụ thể nhằm khôi phục cân bằng sinh thái ở KBTB. Ban quản lý KBTB đang tiến từng bước quan trọng đến mục tiêu này, thông qua các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức, giám sát và thực thi các quy định và điều chỉnh kế hoạch phân vùng, đồng thời kết hợp với các hoạt động khác như thiết lập hệ thống phao neo cố định cho tàu và các chương trình kiểm soát Sao biển gai.

Việc tiến hành phương thức phân vùng phục vụ quản lý đa mục tiêu có thể làm giảm đi nhiều các tác động trong tương lai và thuận lợi cho sự phát triển bền vững sinh thái. Điều này đòi hỏi sự cộng tác cao và sự tuân thủ các quy định của cả dân địa phương và người từ nơi khác đến, được khuyến khích thông qua các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức và cưỡng chế thông qua quá trình giám sát và lập chính sách có hiệu quả. Mức độ phối hợp cao hơn sẽ được yêu cầu giữa các cơ quan chính quyền và các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ, và điều này được xác định như là một tác động chính lên khu bảo tồn. Các dự án quản lý tổng hợp ven bờ hiện đang được phát triển trong khu vực (ví dụ như

PEMSEA 2002), và cách tiếp cận tương tự nên được xem như là một vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với vịnh Nha Trang. [27]

Sự phục hồi các rạn san hô

Qua đánh giá sự phục hồi của các rạn san hô đã cho thấy độ phủ san hô duy trì ở

mức ổn định trên khắp phạm vi KBTB và ở hầu hết các điểm giám sát kể từ năm 2002. Ngoại trừ Điểm Hòn Vung có độ phủ san hô suy giảm, các điểm còn lại và ngay cả

trên phạm vi KBTB không có khác biệt vềđộ phủ san hô ở mức có ý nghĩa. Nhưđã đề

cập ở trên, ở phía tây nam và tây bắc Hòn Mun, độ phủ san hô sống duy trì ở mức cao trong khi độ phủ san hô chết lại thấp đã cho thấy thành công của sự can thiệp vào việc

điều chỉnh nghề cá (có các phương pháp đánh bắt hủy diệt), lắp đặt hệ thống phao neo, tiến hành các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức của khách du lịch và người

điều khiển ghe tàu, giảm thiểu hiện tượng hủy diệt san hô bởi neo tàu tại các khu vực du lịch trọng điểm. Tương tự Hòn Mun, tại Bãi Bàng và Đông bắc Hòn Tre là hai điểm

ở xa nhưng có độ phủ san hô duy trì ở mức cao, và có thểđây là kết quả của việc thực thi các qui định của KBTB đối với hoạt động đánh bắt hủy diệt tại các điểm này. Từ

năm 2002, nhiều chương trình kiểm soát số lượng Sao biển gai được triển khai bởi Ban quản lý KBTB đã giúp giảm thiểu sự suy giảm độ phủ san hô trong KBTB. Tuy nhiên công tác này cần được tăng cường hơn nữa. Nếu không có những can thiệp quản lí thành công trên, độ phủ san hô chắc chắn đã suy giảm nhiều trên khắp phạm vi KBTB thay vì duy trì ổn định như hiện nay. Đồng thời, Điểm Hòn Vung rất đáng quan tâm khi Điểm này nằm trong Vùng lõi nhưng độ phong phú của cá lại giảm ở mức có ý nghĩa. [27]

Sự gia tăng ở mức ý nghĩa các loài cá kinh tế và các loài động vật không xương sống

Độ phong phú của cá, động vật không xương sống, các loài cá kinh tế, các động vật Thân mềm và Giáp xác giảm trên phạm vi toàn KBTB và tại hầu hết các điểm giám sát, mặc dù giảm ở mức không ý nghĩa ngoại trừ điểm Hòn Vung. Độ phong phú của cá trong KBTB đã tăng vào năm 2003, sau đó giảm vào các năm 2004 và 2005, và

điều này chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi của nhóm cá kích thước nhỏ chiều dài cơ thể

< 10cm), nhóm chiếm phần lớn trong tổng độ phong phú của cá trong năm 2002 cũng như các năm tiếp theo. Như trên đã trình bày, độ phong phú của cá kích thước lớn duy trì ở mức cực thấp từ 2002 – 2005, có khă năng do sức ép của hoạt động đánh bắt, thiếu nguồn bổ sung, và chưa đủ thời gian cho cá nhỏ phát triển đạt kích thước lớn nhất. So sánh giữa vùng lõi và các vùng còn lại cho thấy rằng độ phong phú của cá ở

vùng lõi cao hơn (mặc dù ở mức không ý nghĩa), đặc biệt năm 2003, và đặc biệt ở Hòn Mun, nơi tập trung sự giám sát và thực thi các qui định của KBTB. Các biến đổi độ

phong phú của hầu hết các họ cá theo thời gian đều ở mức không ý nghĩa ngoại trừ sự

suy giảm độ phong phú của cá Dìa Siganida. Các họ cá kinh tế sống trên rạn như họ cá Mú Serranidae và cá Hồng Lutjanidae duy trì ở mức cực hiếm và cá Hè Lethrinidae không tìm thấy trên các mặt cắt ở các vị trí giám sát. [27]

Số lượng các loài ốc Đụn (giống Trochus), Da gai (Hải sâm) và các loài Giáp xác (Tôm hùm Panulirus) tồn tại ở mức hiếm ở tất cả các điểm. Nguyên nhân có khả năng xuất phát từ áp lực của hoạt động đánh bắt liên tục và có lẽ nguồn bổ sung ít. Tuy nhiên, độ phong phú của ốc Đụn Trochus đã tăng từ 2002 – 2005 trong khi Sao biển gai ăn san hô lại giảm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ chương trình điều chỉnh được tổ chức bởi Ban quàn lý KBTB. Sự biến mất của loài trai lớn Tridacna maxima và độ

phong phú của loài Tôm Bác sĩ Stenopus hispidus có thể đã phản ảnh áp lực khai thác liên tục vì mục đích thực phẩm và buôn cá cảnh. Ví dụ, các ngư dân lặn ống khai thác các loài động vật không xương sống trong đó có các loài trai, ốc tại Bãi Nghéo ngay trước khi các cán bộ khoa học tiến hành chuyến khảo sát năm 2005. Loài ốc Tù và

Charonia tritonis được sử dụng nhiều để làm hàng lưu niệm không phát hiện thấy ở

các điểm giám sát, mặc dù vẫn được bày bán tại các quầy hàng lưu niệm ở cảng Cầu

Đá. [27]

3.1.5. Nuôi trồng thủy sản ở KBTB vịnh Nha Trang

Theo số liệu khảo sát đầu năm 2008 của Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang và báo cáo Nuôi trồng thủy sản số 13 được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu: Trương Kỉnh, Hồ

Văn Trung Thu, Võ Duy Triết và Cao Thị Trúc Duyên vào tháng 6 năm 2004, nuôi trồng thủy sản trong KBTB vịnh Nha Trang được đánh giá cụ thể như sau:

Nuôi trồng thủy sản trong vịnh Nha Trang đã bắt đầu từ cuối thập niên 80 trước khi thành lập khu Bảo Tồn Biển vịnh Nha Trang. Thời gian đầu, đối tượng nuôi chủ yếu là cá mú, cá hồng. Sau đó, nhiều người dân đã chuyển sang nuôi tôm hùm lồng vì có lợi nhuận cao hơn. Số lượng lồng nuôi tôm hùm trong vịnh Nha Trang tăng lên rất nhanh,

đến tháng 6/2001 tổng số lồng nuôi tôm cá trong khu Bảo Tồn Biển vịnh Nha Trang là 1.675 lồng. Đến tháng 1/2003 tổng số lồng nuôi tôm hùm trong KBTB vịnh Nha Trang

đã tăng đến 2.438 lồng (tăng gần 46% so với tháng 6/2001), tháng 5/2004 tăng lên đến 5.096 lồng (tăng 204% sau 3 năm) và đến tháng 12/2008 chỉ còn 4.540 lồng (giảm 11% so với tháng 5/2004). Các công nghệ áp dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện vẫn còn lạc hậu, phần lớn người dân địa phương vẫn dùng cá tạp để nuôi thủy sản mà chưa có kiến thức về lượng thức ăn tối ưu để nuôi từng đối tượng. Thực tế này làm tăng chi phí nuôi trồng do thức ăn bị bỏ thừa lãng phí. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) rất thấp, chỉ khoảng 1/ 20 đến 1/ 25 nghĩa là cần 20 đến 25 kg thức ăn mới thu được 1 kg thành phẩm và lượng thức ăn thừa bị đổ thẳng ra môi trường. Mỗi năm, khối lượng

thức ăn đã dùng (chủ yếu là cá tạp) cho nuôi tôm hùm lồng trong vịnh Nha Trang ước tính khoảng 6.650 tấn. Tình trạng nuôi trồng thủy sản không có quy hoạch có thể quan sát thấy ở rất nhiều nơi trong khu vực. Không có quy hoạch chi tiết cho các khu vực

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 47)