Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 37)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài

Năm 1996, ICLARM (Trung tâm quản lý nguồn lợi thủy sinh vật quốc tế), một tổ

chức phi chính phủ quốc tế trụ sởđặt tại Philippines và Quỹ Haribon đã thiết lập một nghiên cứu nhằm kiểm tra xem làm thế nào một dự án đồng quản lý nghề cá có thể vận hành được hiệu quả ởđảo San Salvador, tỉnh Zambales. Mục đích của nghiên cứu là: Tìm ra đặc điểm của nguồn lợi và những người sử dụng nguồn lợi; kiểm tra các tiêu chuẩn thi hành một cách bền vững, công bằng và hiệu quảđể xác định ảnh hưởng của chiến lược quản lý đối với con người và hệ sinh thái ven biển; mô tả các điều kiện và yếu tố cần thiết để xác lập một thể chế quản lý nguồn lợi một cách công bằng, lâu bền và chóng phục hồi. Việc xác định đặc điểm của nguồn lợi, người sử dụng nguồn lợi và các sắp xếp quản lý nghề cá tại cộng đồng ngư dân San Salvador là một ví dụ về đánh giá kinh tế - xã hội. Các mục tiêu là cung cấp thông tin cho đánh giá tính hiệu quả của dự án đồng quản lý và cung cấp hiểu biết cho các nhà quản lý nghề cá cấp trung ương và vùng là những người đã theo dõi các chương trình quản lý. Dữ liệu kinh tế - xã hội

cũng như phân tích định lượng, một số thống kê suy luận đã được sử dụng, phân tích thành phần chính, phân tích tương quan và hồi quy. Chính vì vậy, một trong những hiệu quả to lớn nhất của nghiên cứu là đã được công nhận một công trình nghiên cứu

định lượng và khoa học các kiến thức về lợi ích của chương trình đồng quản lý đối với cộng đồng. Bằng cách đó, các kết quả nghiên cứu đã làm tăng niềm tin của cộng đồng

đối với dự án và làm tăng sự tham gia của họ trong việc hỗ trợ hệ thống đồng quản lý.

Để cung cấp các thông tin có giá trị cho cộng đồng San Salvador, nghiên cứu này đã

đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức về việc đồng quản lý nghề cá tại Philippines và Châu Á. Các kết quả, đặc biệt là các bài học kinh nghiệm đã được phát hành rộng rãi trong vùng và đã được phối hợp chặt chẽ trong các công trình của ICLARM và quản lý nghề cá của Haribon. [14]

Năm 1995, một đánh giá kinh tế - xã hội về hoạt động du lịch và thủy sản đã được thực hiện tại vịnh Discovery, Jamaica. Đây là một phần của dự án RAMP (Đánh giá nhanh các thông số quản lý) nhằm cung cấp các chỉ tiêu về yếu tố con người tác động lên rạn san hô. Các yếu tố này được hội nhập vào Cơ sở Rạn, một cơ sở dữ liệu về rạn san hô toàn cầu do ICLARM thực hiện. Đánh giá kinh tế - xã hội này nhằm: tìm hiểu các đặc tính kinh tế - xã hội của người dân sử dụng nguồn lợi rạn san hô trong vịnh Discovery; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các phương pháp đã được sử dụng để

thu thập thông tin giúp phát triển phương pháp luận chuẩn cho RAMP; cung cấp cơ sở

dữ liệu về thông tin kinh tế - xã hội cho các nhà quản lý rạn và giúp xác định các cách mà các nhà quản lý chiến lược có thể tác động đến cộng đồng ngư dân và đánh giá các thay đổi theo thời gian dựa trên các nghiên cứu tiếp theo. Pollnac đã tổ chức đánh giá kinh tế - xã hội theo các điều kiện quốc gia, vùng và địa phương. Ông xem xét đất đai và dân số, kinh tế chung và kinh tế ven biển. Tại vịnh Discovery, ông xem xét môi trường sống của biển và mục đích sử dụng rạn san hô chính của người dân cũng như

các biện pháp quản lý, bao gồm cả các kinh nghiệm truyền thống và pháp lý. Đây là một nghiên cứu được thực hiện rất công phu, từ khâu chuẩn bị cho đến thu thập, xử lý, phân tích và báo cáo kết luận. Vì nghiên cứu này là một phần của dự án RAMP nên các kết quả được viết trong một chương của cuốn RAMP (1998). Đây là cuốn sách

được phát hành đi khắp thế giới cung cấp các hiểu biết và hướng dẫn về các chỉ số về

Một công trình nghiên cứu từ năm 1995 đến năm 1997, nghiên cứu về cách vận hành đồng quản lý đối với nghề cá ở quần đảo Spermonde, phía tây nam Sulawesi, Indonesia có hiệu quả hay không. Mục đích là đánh giá nhận thức của ngư dân và chính quyền các cấp ảnh hưởng thế nào đến tình trạng nguồn lợi cá ở Spermonde. Nghiên cứu này cũng là để đánh giá một điều kiện quan trọng đối với quản lý: có sự

thống nhất giữa ngư dân và các nhà quản lý về tình trạng nguồn lợi, chỉ ra được mối quan hệ giữa nguồn lợi cá và các nỗ lực của nghề cá. Với hai câu hỏi nghiên cứu được

đưa ra như sau: Tình trạng của nghề cá và cộng đồng ngư dân ở Spermonde đã thay

đổi vì sự gia tăng các nỗ lực hoạt động của nghề cá?; Ai có thể hiểu và đánh giá được những sự thay đổi đó? Bằng cách kết hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin như

phỏng vấn trực tiếp ngư dân, quan sát các hoạt động nghề cá trên biển… và bằng phương pháp phân tích sâu, tác giả đã tìm ra được những thay đổi về tình trạng nghề

cá và đời sống của cộng đồng ngư dân ở Spermonde vì sự gia tăng áp lực khai thác cá.

Đây là kết quả có ý nghĩa trong ứng dụng thực tiễn cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học về hiệu quả quản lý đối với nghề cá. [11]

CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được trình bày trong phần mởđầu, phương pháp nghiên cứu của luận văn này như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)