Giới thiệu khái quát về Khánh Hòa

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 46)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1.1. Giới thiệu khái quát về Khánh Hòa

Vị trí địa lý

Khánh Hòa là một trong những tỉnh nằm ở miền duyên hải Nam Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp hai tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ Việt Nam, Khánh Hòa nằm ở tọa độ địa lý từ 108 độ 40 phút 33 giây đến 109 độ 27 phút 55 giây kinh độ Đông và từ 11 độ 42 phút 50 giây đến 12 độ 52 phút 15 giây độ vĩđộ Bắc. Diện tích tự

nhiên của tỉnh Khánh Hòa cả trên đất liền cùng với hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2. [22]

Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ mũi Đại Lãnh (cap Varella) tới cuối vịnh Cam Ranh và có

độ dài khoảng 385 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, với hàng trăm đảo lớn, nhỏ và nhiều vùng biển rộng lớn. Đặc biệt huyện

đảo Trường Sa là nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của cả nước.

Biển Khánh Hòa có nhiều tài nguyên phong phú, với nhiều loại hải sản như: tôm, cua, mực,

các loại cá… đặc biệt là yến sào, một loại đặc sản quý hiếm, được coi là “vàng trắng”, có giá trị xuất khẩu rất cao.

Sông ngòi ở Khánh Hòa không lớn nhưng mật độ sông suối khá dày. Toàn tỉnh có khoảng trên 40 con sông trong đó có hai sông chính là sông Cái Nha Trang (sông Cù) dài 75km và sông Cái Ninh Hòa (sông Dinh) dài 49km. Khánh Hòa có 8 cửa lạch lớn nhỏ, nhìn chung dài và nông (trừ Cam Ranh), các cửa lạch dễ thay đổi diện mạo sau mỗi kỳ mưa cho nên không thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản và xây dựng cầu cảng. [22]

Khánh Hòa có 10 đầm, vũng vịnh với diện tích 70.000 ha, trên các vũng vịnh có nhiều bãi triều và vùng nước nóng có khả năng xây dựng các công trình nuôi trồng thuỷ sản và đặc sản có giá trị kinh tế cao. Với 7 bán đảo lớn và trên 200 đảo nhỏ tạo

Hình 3.1: Biển Khánh Hòa Nguồn: Hình được chụp bởi tác giả

thành nhiều đầm, vịnh kín gió tạo điều kiện cho các đàn cá di cư đến sinh sản. Ven bờ

có nhiều rạn san hô là nơi có đa dạng hải sản sinh sống với giá trị kinh tế cao. [22]

Tiềm năng nguồn lợi thuỷ hải sản ở tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là một trong những vùng đất địa hình thuận lợi và thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa. Ngoài lợi thế về du lịch, Khánh Hòa còn có một thế mạnh khác đó là nguồn lợi thuỷ sản phong phú đa dạng, bao gồm những loài như: Cá, Giáp xác, Nhuyễn thể, Thân mềm, Rong biển … Cụ thể các loài có giá trị kinh tế cao gồm: Cá Thu, Cá Mú, cá Hồng, cá Đổng, Tôm hùm, Bào ngư, Rong biển …

Các hệ sinh thái rạn san hô lớn và phong phú, với khả năng sinh sản rất cao đã tạo cơ sở dinh dưỡng hữu cơ phong phú, cung cấp thức ăn không chỉ cho sinh vật trong hệ

rạn mà cả vùng biển xung quanh, đồng thời là nơi trú ẩn của các loài cá nhỏ và các loài cá khác trong mùa sinh sản.

Nguồn lợi sinh vật phong phú và đa dạng về thành phần loài, đã phát hiện ở vùng biển Khánh Hòa tới 600 loài cá khác nhau, trong đó dự tính có hơn 50 loài có giá trị

kinh tế. Cá nổi chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lượng, trữ lượng cá vùng ven bờ được

đánh giá vào khoảng 55.000-116.000 tấn và sản lượng khai thác hợp lý tối đa 38.000 tấn. Khoảng 405 số loài khai thác mang tính vãng lai, tức là có tính sinh thái biển và biển khơi di cư theo mùa và khoảng 105 số loài mang tính tại chỗ hay mang đặc trưng sinh thái cửa sông - rừng ngập mặn. Ngoài ra còn có các nguồn lợi giáp xác khác như

tôm hùm, tôm mũ ny, các loại cua, các nguồn lợi thân mềm nhưốc nhảy, bào ngư; các nguồn lợi rong biển tất cả đều có giá trị kinh tế cao. Khánh Hòa còn được quản lý, khai thác quần đảo Trường Sa, đây là một vùng đảo san hô đầy tiềm năng để tỉnh vươn ra làm chủ biển khơi. [24]

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 46)