Giới thiệu đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 54)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.2.Giới thiệu đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu của đề tài bao gồm 4 khóm đảo, với tình hình dân số và tỷ lệ

phân bố dân sốđược thể hiện qua biểu đồ và hai bảng sau:

170 32 47 94 343 182 39 53 105 379 176 36 58 103 373 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Bích Đầm Đầm Báy Hòn Một Vũng Ngán Tổng cộng S h Năm 2002 Năm 2005 Năm 2007 Biểu đồ 3.1: Số hộở từng khóm đảo năm 2002, 2005 và 2007 Nguồn: Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang [4]

Nhìn chung, sự biến động số hộở trên các khóm đảo là không lớn từ năm 2002 đến năm 2007. Bích Đầm là khóm đảo có số hộ nhiều nhất, theo số liệu thống kê năm 2007, Bích Đầm có 176 hộ, chiếm 47,2% tổng số hộ trong bốn khóm đảo nghiên cứu. Vũng Ngán là khóm đảo đứng thứ 2 về số hộ, với 103 hộ, chiếm 27,6%. Tiếp theo là Hòn Một, có 58 hộ, chiếm 15,5%. Và cuối cùng là Đầm Báy, với 36 hộ, chiếm 9,7%.

Bảng 3.1: Tỷ lệ phân bố số hộ năm 2002 và năm 2007

Chỉ tiêu Bích Đầm Đầm Báy Hòn Một Vũng Ngán

Tỷ lệ phân bố số hộ năm 2002 49,6% 9,3% 13,7% 27,4% Tỷ lệ phân bố số hộ năm 2007 47,2% 9,7% 15,5% 27,6%

Đặc điểm của dân cư sống trong các khóm đảo bao gồm: đặc điểm về dân tộc và tôn giáo là những thông tin có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quảđánh giá.

Tôn giáo được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin

đó. Tôn giáo có ba chức năng chính. Chức năng thứ nhất là kết hợp xã hội: tôn giáo có các giá trị, tiêu chuẩn của nó, vì thế những người có cùng một tôn giáo gắn bó với nhau hơn nhờ những giá trị và tiêu chuẩn chung ấy. Chức năng thứ hai là kiểm soát xã hội: Tôn giáo thúc đẩy tính tuân thủ xã hội và qua đó duy trì sự ổn định. Chức năng thứ ba là hỗ trợ xã hội: dù ít hay nhiều, con người thường phải đối mặt với khó khăn, hiểm nguy, thất bại, thiên tai, bệnh tật,... cái chết của những người thân thuộc, yêu quý và cái chết của chính bản thân mình. Trong những lúc như thế, cuộc sống rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo giúp cho con người khó bị rơi vào tuyệt vọng hơn [16]. Qua kết quả nghiên cứu ta thấy, địa bàn nghiên cứu có nhiều hơn một nhóm tôn giáo đang sinh sống (73,3% số người trả lời có nhiều hơn một nhóm tôn giáo). Như vậy, địa bàn nghiên cứu không có tính đồng nhất về tôn giáo. Cho nên, trong công tác tuyên truyền và vận động, những người quản lý KBTB cần tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức tôn giáo, tăng cường sự ủng hộ của họ nhằm kêu gọi cộng

đồng dân cư địa phương tuân thủ các quy chế quản lý nguồn lợi cũng như tham gia vào các chương trình do Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang đưa ra.

Một số học thuyết quan trọng bậc nhất trong lịch sử cho rằng con người được phân thành các nhóm gọi là dân tộc. Học thuyết này bản thân đã có tính triết lý và đạo lý. Nó là khởi nguồn của tư tưởng về chủ nghĩa dân tộc. Người dân là thành viên của một dân tộc, họ được phân loại dựa vào đặc điểm chung, mà thường là dựa vào đặc điểm chung về nguồn gốc như tổ tiên, dòng dõi... Người dân cùng tộc có chung lối sống, quy tắc cư xử, có trách nhiệm với các thành viên khác và chịu trách nhiệm về hành

động của những người cùng tộc [15]. Từ kết quả nghiên cứu, nhìn chung các khóm

đảo chỉ có một nhóm dân tộc đang sinh sống (gần 96,7% số người trả lời chỉ có một nhóm dân tộc). Như vậy, địa bàn nghiên cứu có tính đồng nhất về dân tộc nên người dân ởđây có cùng chung văn hóa, lối sống, quy tắc cư xử... Đây là một đặc điểm thuận lợi trong hoạt động xây dựng, quản lý KBTB vịnh Nha Trang.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 54)