Nguồn lợi thủy sản và chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 63)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.7. Nguồn lợi thủy sản và chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa

Biểu đồ 3.9 và 3.10 cho thấy sự biến động của nguồn lợi thủy sản so với 5 năm trước và nguyên nhân của sự biến động này ở các khóm đảo. Phần lớn các hộ gia đình mẫu (60,0%) đều cho rằng nguồn lợi thủy sản ởđây đã tăng lên so với 5 năm về trước. Nguyên nhân của sự tăng lên này chủ yếu là nhờ việc cấm đánh bắt ở khu vực được bảo tồn. Điều này chứng tỏ KBTB vịnh Nha Trang đã có tín hiệu tích cực trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, 21,7% số hộ gia đình mẫu cho rằng sự sẵn có của thủy sản không thay đổi và 18,3% cho rằng chỉ tiêu này giảm đi. Nguyên nhân của sự giảm đi này phần lớn là do khai thác quá mức (75,0%), còn lại là do biến động theo chu kỳ của thủy sản. 21,7% 18,3% 60,0% Tăng lên Giảm đi Giữ nguyên 75,9% 24,1% 75,0% 25,0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nguyên nhân tăng Nguyên nhân giảm Do thiên nhiên, theo chu kỳ Khai thác quá mức Nhờ cấm đánh bắt

Biểu đồ 3.9: Sự sẵn có của thủy sản Biểu đồ 3.10:Nguyên nhân thay đổi nguồn lợi thủy sản

Tình hình chất lượng cuộc sống và nguyên nhân thay đổi chất lượng cuộc sống

được thể hiện qua biểu đồ 3.11 và 3.12. Ta thấy, đa phần chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương ở các khóm đảo nghiên cứu đều giảm đi hoặc giữ

nguyên (chiếm 78,3%). Nguyên nhân là do vật giá cao (đặc biệt là xăng, dầu – chiếm 45,8%), giá thủy sản thấp (chiếm 37,5%) và nguồn lợi thủy sản giảm (chiếm 16,7%). Trong 21,7% số hộ có chất lượng cuộc sống tăng lên thì 46,7% trả lời là do kinh tế xã hội phát triển, 40,0% là nhờ thu nhập thay thế tăng và còn lại 13,3% là do nguồn lợi thủy sản tăng lên. Điều này chứng tỏ Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang đã có những cố gắng trong việc tạo thu nhập thay thế cho cộng đồng dân cưđịa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình nhận được sự tài trợ này tương đối khiêm tốn (chưa đến 10%).

21,7% 25,0% 53,3% Tăng lên Giảm đi Giữ nguyên 46,7% 40,0% 13,3% 45,8% 37,5% 16,7% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nguyên nhân tăng Nguyên nhân giảm Nguồn lợi TS giảm Giá thủy sản thấp Vật giá cao Nguồn lợi TS tăng Thu nhập thay thế từ KBTB tăng Kinh tế xã hội phát triển

Biểu đồ 3.11: Chất lượng cuộc sống Biểu đồ 3.12: Nguyên nhân thay đổi chất lượng cuộc sống

3.8. Phân tích các nhân tố thành công

Trong 85,0% số hộ cho rằng KBTB vịnh Nha Trang thành công thì họ cho rằng nguyên nhân tạo nên sự thành công đó là do những nguyên nhân sau (biểu đồ 3.13):

(1) Có luật ủng hộ việc thành lập KBTB: ... 32/153 lần (20,9%) (2) Có nguồn tài chính đầy đủ ... 26/153 lần (17,0%) (3) Tạo ra kế sinh nhai thay thế thành công ... 23/153 lần (15,0%) (4) Quy mô của KBTB thích hợp để có thể quản lý hiệu quả . 20/153 lần (13,1%) (5) Có sự “khủng hoảng” cảm nhận được về nguồn lợi ... 12/153 lần (7,8%) (6) Có những tổ chức cộng đồng. ... 08/153 lần (5,2%) (7) Những người chịu tác động của KBTB có thể tham gia trong việc ra quyết định.

... 07/153 lần (4,6%) (8) Được đào tạo và giáo dục. ... 05/153 lần (3,3%) (9) Mục tiêu rõ ràng. ... 04/153 lần (2,6%) (10)Có cơ chế quản lý mâu thuẫn. ... 03/153 lần (2,0%) (11)Lợi ích được chia sẻ ... 03/153 lần (2,0%) (12)Có sự giúp đỡ bên ngoài trong việc lập kế hoạch và thiết lập KBTB (NGO, các

giới học thuật). ... 02/153 lần (1,3%) (13)Hầu hết mọi người trong vùng là giống nhau. ... 02/153 lần (1,3%) (14)Có sựủng hộ lâu dài của chính quyền địa phương. ... 02/153 lần (1,3%) (15)Quy tắc quản lý bắt buộc phải thi hành. ... 02/153 lần (1,3%)

(16)Xác định được ai có thể tham gia vào việc ra quyết định cho KBTB ... 01/153 lần (0,7%) (17)Nguyên nhân khác ... 01/153 lần (0,7%)

Trong đó, yếu tố có sự “khủng hoảng” cảm nhận được về nguồn lợi trong phạm vi

đề tài này được hiểu là nguồn lợi hải sản trong vùng đã bị giảm đi và cộng đồng dân cưđịa phương nhận biết được sự suy giảm nguồn lợi hải sản này.

Còn yếu tố hầu hết mọi người trong vùng là giống nhau được hiểu là hầu hết cộng

đồng dân cư địa phương có cùng mức sống, cùng văn hóa, nhận thức và trình độ văn hóa tương tự nhau.

32 26 23 20 12 8 7 5 4 3 3 2 2 2 2 1 1 0 0 0 0 0 52,9% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 99,3% 98,7% 97,4% 96,1% 94,8% 93,5% 89,5% 73,9% 83,7% 91,5% 86,9% 79,1% 66,0% 37,9% 20,9% 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 S l n 0,0% 20,0% 40,0% 60,0% 80,0% 100,0% 120,0%

Số lượt Đường cong tích lũy % trễ

Biểu đồ 3.13: Nhân tố thành công của KBTB

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của KBTB, tuy nhiên theo lý thuyết đánh giá hiệu quả quản lý KBTB, tác giả lựa chọn những nhân tố có tầm quan trọng chính của dữ liệu thu thập để xem xét, cụ thể là 22 nhân tố [31]. Và theo kết quả

nghiên cứu thì có đến 17 nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của KBTB. Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất theo sự đánh giá của cộng đồng dân cư địa phương là có luật

ủng hộ việc thành lập KBTB (chiếm 20,9%). Nhân tố ảnh hưởng ít nhất là: xác định

được ai có thể tham gia vào việc ra quyết định cho KBTB; và những yếu tố khác (chiếm 0,7%).

3.9. Phân tích một số nhân tố quan trọng đối với sự thiết lập và quản lý KBTB

Từ kết quả nghiên cứu, ta có bảng kết quả sau:

Bảng 3.7: Kết quảđo lường một số nhân tố quan trọng đối với sự thiết lập và quản lý KBTB Chỉ tiêu Bắt đầu thành lập KBTB Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động Thời điểm điều tra (năm 2008)

Có Không Có Không Có Không

Có luật pháp ủng hộ KBTB không? 81,7% 18,3% 95,0% 5,0% 95,0% 5,0%

Có hay không một cơ chế quản lý mâu thuẫn trong

KBTB? 28,3% 71,7% 93,3% 6,7% 90,0% 10,0%

Có tổ chức cộng đồng (chính thức hay phi chính

thức) nào liên kết với KBTB không? 15,0% 85,0% 80,0% 20,0% 80,0% 20,0%

KBTB có đủ tài chính đểđạt được mục tiêu của

nó? 65,0% 35,0% 95,0% 5,0% 75,0% 25,0%

Có hay không những cưỡng chế hiệu quảđể thực

thi điều lệ và quy tắc bắt buộc của KBTB ? 10,0% 90,0% 65,0% 35,0% 61,7% 38,3% Có phải KBTB đã nhận được các lời khuyên hoặc

ủng hộ từ các nhóm hoặc tổ chức bên ngoài trong việc lập kế hoạch hoặc thực hiện KBTB?

64,4% 35,6% 68,3% 31,7% 58,3% 41,7%

Có hay không chương trình giáo dục và đào tạo

kết hợp với KBTB ? 21,7% 78,3% 48,3% 51,7% 55,0% 45,0%

Có phải dự án đã nhận được sự tài trợ tài chính từ

chính quyền địa phương? 31,7% 68,3% 51,7% 48,3% 48,3% 51,7%

Có những cơ hội tạo ra thu nhập thay thế / bổ sung

được tăng lên? 18,3% 81,7% 28,3% 71,7% 31,7% 68,3%

Với việc quan tâm xem xét đến sự phát triển của

KBTB, có hay không các tư vấn cộng đồng? 21,7% 78,3% 16,7% 83,3% 18,3% 81,7%

Có sự chia sẻ lợi ích từ KBTB cho các thành viên

trong vùng? 5,0% 95,0% 11,7% 88,3% 11,7% 88,3%

trách nhiệm với các thành viên trong vùng không? Có hay không những nhà lãnh đạo giỏi, người đã

thúc đẩy dự án phát triển? 0,0% 100,0% 6,7% 93,3% 5,0% 95,0%

Có phải các thành viên trong vùng đã có thể tác

động lên kích thước và địa điểm của KBTB? 3,3% 96,7% 5,0% 95,0% 5,0% 95,0%

Có phải lợi ích của các thành viên trong vùng tăng

lên vượt quá chi phí của KBTB? 1,7% 98,3% 1,7% 98,3% 1,7% 98,3%

Nhân tố đầu tiên đó là sựủng hộ của pháp luật, đây là nhân tố rất quan trọng trong việc thiết lập cũng như quản lý KBTB. Qua kết quả ở bảng 3.7 ta thấy, hầu như trong tất cả các giai đoạn (bắt đầu thành lập KBTB đến ngày nay), KBTB vịnh Nha Trang

đều có được sựủng hộ của pháp luật, có 81,7% số hộ cho rằng KBTB có được sựủng hộ của pháp luật khi bắt đầu thành lập (năm 2002), trong thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động và ngày nay con số này đều là 95,0%. Có thể nói, KBTB vịnh Nha Trang đã có được hành lang pháp lý trong suốt quá trình họat động của mình.

Tiếp theo là nhân tố cơ chế quản lý mâu thuẫn trong KBTB. Mâu thuẫn trong KBTB được hiểu là những mâu thuẫn về mục tiêu, muốn đạt được mục tiêu này thì phải hy sinh mục tiêu khác. Căn cứ vào mục tiêu của KBTB vịnh Nha Trang, chúng ta có thể xem mâu thuẫn lớn nhất của KBTB hiện nay đó là mâu thuẫn giữa mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học biển và mục tiêu nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương. Để hạn chế được những mâu thuẫn này thì KBTB phải có cơ chế quản lý những mâu thuẫn đó. Từ kết quả cho thấy, KBTB vịnh Nha Trang khi bắt đầu thành lập thì hầu như chưa có cơ chế này (chỉ 28,3% trả lời có), còn trong thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động và ngày nay thì KBTB đã tạo dựng được cơ chế quản lý mâu thuẫn trong KBTB (hơn 90,0% trả lời có). Như vậy, Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang đã nhận thức được mâu thuẫn này và đã có những cân nhắc kỹ trong các chính sách nhằm hài hòa và đạt được đồng thời cả hai mục tiêu trên.

Các tổ chức cộng đồng cũng góp phần rất quan trọng trong việc quản lý KBTB. Việc liên kết giữa KBTB với các tổ chức cộng đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho KBTB trong công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cưđịa phương cũng như

thực hiện một số các hỗ trợ khác. Bảng 3.7 cho thấy, thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun

với các tổ chức cộng đồng (80,0% trả lời có sự liên kết). Riêng khi mới thành lập KBTB thì chưa có sự liên kết này (chỉ 15,0% trả lời có).

Trong quá trình hoạt động, có một yếu tố rất quan trọng đó là tài chính. Tuy nhiên,

để đo lường nhân tố này thì cần có cách tiếp cận khác mới có thể thu thập thông tin một cách chính xác. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đánh giá qua nhận định cảm tính từ cộng đồng dân cư địa phương. Và kết quả cho thấy, khi bắt đầu thành lập KBTB thì chỉ 65,0% cộng đồng trả lời KBTB có tài chính đầy đủ, trong thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động thì con số này tăng lên 95,0% và ngày nay chỉ còn 75,0%. Như đã trình bày, trong thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động (từ

năm 2002 đến 2005), dự án được nhiều tổ chức quốc tế tài trợ như: Ngân hàng Thế

giới/Quỹ môi trường toàn cầu (WB/GEF), Cơ quan phát triển quốc tếĐan Mạch và Tổ

chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Cho nên trong thời gian này, nguồn tài chính của dự án là rất đầy đủ. Sau khi bàn giao dự án cho Việt Nam, KBTB vịnh Nha Trang đã bị cắt giảm những nguồn tài trợ trên, chính vì vậy nguồn tài chính của KBTB đã giảm

đi rất nhiều.

Để thực thi những điều lệ và quy tắc bắt buộc của KBTB đòi hỏi phải có những cưỡng chế. Vậy những cưỡng chế này có hiệu quả hay không? Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bắt đầu thành lập KBTB thì chỉ có 10,0% số hộ cho rằng những cưỡng chế

này có hiệu quả, trong thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động thì cũng chỉ có 65,0% số hộ cho rằng có hiệu quả và ngày nay con số này chỉ còn 61,7%. Ngoài ra, theo kết quả phân tích sâu về nguyên nhân những cưỡng chế có hiệu quả của KBTB hiện nay đã giảm xuống so với thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động thì có

đến 77,8% số người trả lời cho rằng do họat động tuần tra kiểm soát chưa tốt, 16,7% là do hải sản ở khu vực được bảo tồn nhiều hơn nên nhiều người vào đánh bắt và 5,6% là do hành xử của đội tuần tra chưa phù hợp nên cộng đồng dân cư không phục tùng. Đây chính là vấn đềđặt ra cho những người quản lý KBTB vịnh Nha Trang.

Với kinh nghiệm quản lý KBTB chưa nhiều thì những lời khuyên hoặc ủng hộ từ

các nhóm hoặc tổ chức bên ngoài có vai trò rất quan trọng trong việc lập kế hoạch hoặc thực hiện việc quản lý KBTB, đặc biệt là các tổ chức nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong quản lý KBTB như Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Từ bảng 3.7 ta thấy, khi bắt đầu thành lập và trong thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động tỷ lệ hộ trả lời có sựủng hộ hoặc có lời khuyên nhiều hơn so với ngày nay. Hiện nay,

mức độ ý nghĩa để quyết định KBTB có nhận được lời khuyên hay ủng hộ từ các nhóm hoặc tổ chức bên ngoài là 58,3%.

Để tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ văn hóa và nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương thì vấn đề giáo dục đào tạo kết hợp với KBTB là công việc không thể thiếu. Theo kết quả nghiên cứu, khi bắt đầu thành lập KBTB tỷ lệ số hộ trả lời có chương trình giáo dục đào tạo rất thấp (21,7%), do chương trình giáo dục này không phổ biến rộng rãi ra toàn bộ cộng đồng. Trong thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động và ngày nay đã có những chương trình giáo dục đào tạo được phổ biến rộng rãi nên tỷ lệ này cao hơn rất nhiều (48,3% và 55,0%).

Sự tài trợ tài chính từ chính quyền địa phương đối với KBTB cho thấy sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với KBTB. Do mức độ nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về nhân tố này còn hạn chế nên tỷ lệ số hộ trả lời dự án có nhận được sự

tài trợ này tương đối thấp, khi bắt đầu thành lập KBTB chỉ 31,7%; trong thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động 51,7% và ngày nay 48,3%.

Những cơ hội tạo ra thu nhập thay thế / bổ sung là nhân tố thuộc mục tiêu về kinh tế xã hội của KBTB vịnh Nha Trang. Nhìn chung từ kết quảở bảng 3.7 ta thấy tỷ lệ số

hộ có được nguồn thu thập thay thế không cao, tuy nhiên theo xu hướng thời gian thì tỷ lệ này đã có sự tăng lên đáng kể. Khi bắt đầu thành lập KBTB chỉ có 18,3%; trong thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động là 28,3% và ngày nay là 31,7%. Điều này chứng tỏ KBTB vịnh Nha Trang đã có những nỗ lực trong việc tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cưđịa phương. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, qua kết quả

phân tích nguyên nhân làm cho những cơ hội tạo ra thu nhập thay thế của cộng đồng dân cư địa phương chưa cao thì có 34,1% số người cho rằng những chương trình tạo việc làm chưa phù hợp với cộng đồng dân cưđịa phương, 22,7% cho rằng do việc làm chỉ tạo thu nhập thấp, 20,5% cho rằng do cộng đồng dân cư địa phương quen với những nghề truyền thống, 18,2% cho rằng do chương trình tạo thu nhập thay thế chưa triển khai rộng và còn lại 4,5% cho rằng do chưa tạo được những việc làm có thu nhập cao cho người chồng.

Cộng đồng dân cưđịa phương là người trực tiếp tác động cũng như chịu tác động trực tiếp của việc thành lập và hoạt động của KBTB. Chính vì vậy, những tư vấn của họ sẽ rất có ích cho việc thiết kế cũng như hoạt động của KBTB. Tuy nhiên, theo kết quả cho thấy, ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang chưa có sự quan tâm đúng mực đối

với những tư vấn của cộng đồng. Tỷ lệ số hộ trả lời có tư vấn của cộng đồng rất thấp (chưa đến 22,0% trong tất cả các thời kỳ).

Sự chia sẻ lợi ích từ KBTB cho các thành viên trong vùng cũng là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự thiết lập và quản lý KBTB. Nhưng tỷ lệ số hộ cho rằng lợi ích từ KBTB được chia sẻ cho các thành viên trong vùng lại rất thấp, bắt đầu thành lập KBTB chỉ 5,0%; trong thời kỳ Dự án KBTB Hòn Mun đang hoạt động và ngày nay chỉ 11,7%. Đây là một trong những điểm yếu của KBTB vịnh Nha Trang. Một trong những lợi ích từ KBTB mà các thành viên trong vùng có thểđược chia sẻ đó là khai thác hoạt động du lịch, tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên, theo kết quả thống kê của ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang về cơ cấu nghề

nghiệp của 2 đối tượng lao động chính trong gia đình là chồng và vợ thì tỷ lệ số người hoạt động trong lĩnh vực du lịch hầu như không có (nhỏ hơn 1,0%) [32].

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)