Tác động của việc thực hiện Hiệp định TRIMs tới FDI

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 62)

2.2.3.1.1. Đánh giá chung

WTO không xây dựng đƣợc một hiệp định toàn diện về khuyến khích và bảo đảm đầu tƣ đa biên. Trong khuôn khổ Tổ chức này, các nƣớc thành viên đã đạt đƣợc một loạt hiệp định điều chỉnh quan hệ đầu tƣ ở các khía cạnh và mức độ khác nhau nhƣ: Hiệp định về mua sắm chính phủ, Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh thƣơng mại có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs), Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM) và Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại (TRIMs). Các Hiệp định này đều có chung một mục đích là trực tiếp hoặc gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ bằng cách dành đối xử quốc gia, xóa bỏ hạn chế về định lƣợng đối với thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ và thiết lập khung pháp lý hữu hiệu nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Thực hiện Hiệp định TRIMs là yêu cầu của tất cả các thể chế, diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam đã hoặc đang trong qúa trình đàm phán gia nhập. Tuy nhiên, khác với Chƣơng phát triển quan hệ đầu tƣ trong Hiệp định thƣơng mại nói trên cũng nhƣ các Hiệp định song phƣơng về đầu tƣ mà Việt Nam đã ký kết, Hiệp định TRIMs của WTO có đối tƣợng và phạm vi điều chỉnh hẹp hơn, chỉ giới hạn trong phạm vi những biện pháp đầu tƣ có liên quan đến thƣơng mại hàng hóa.

Mục tiêu chủ yếu của Hiệp định là nhằm xóa bỏ tác động tiêu cực của các biện pháp đầu tƣ đối với thƣơng mại hàng hóa, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế. Theo đó, các nước thành viên không được áp dụng bất kỳ biện pháp đầu tư nào trái với nghĩa vụ dành đối xử quốc gia (Điều

III) và loại bỏ hạn chế về định lượng (Điều XI) của GATT 1994. Những biện

pháp này gồm các quy định của pháp luật, chính sách do một nƣớc ban hành nhằm thực hiện mục tiêu phát triển một số ngành kinh tế nhất định của mình bằng cách yêu cầu dự án đầu tƣ phải đáp ứng một số điều kiện trong việc thành lập, mở rộng hoặc đƣợc nhận ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ, cụ thể là:

(1) Những biện pháp vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia (Điều III của GATT 1994) gồm:

+ Yêu cầu doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng hàng hóa có xuất xứ trong nƣớc hoặc từ nguồn cung cấp trong nƣớc;

+ Yêu cầu doanh nghiệp chỉ đƣợc mua hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu với số lƣợng và giá trị tƣơng ứng với số lƣợng và giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp đó xuất khẩu.

(2) Những biện pháp vi phạm nghĩa vụ xóa bỏ hạn chế về định lƣợng (Điều XI của GATT 1994) gồm:

+ Yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu tƣơng ứng với số lƣợng và giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp xuất khẩu;

+ Yêu cầu doanh nghiệp thu ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của mình;

+ Yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bán một mặt hàng xuất khẩu nhất định, hoặc chỉ đƣợc xuất khẩu hàng hóa tƣơng ứng với số lƣợng và giá trị hàng hóa sản xuất trong nƣớc của doanh nghiệp.

Những biện pháp nói trên đƣợc quy định cụ thể trong Danh mục minh họa kèm theo Hiệp định TRIMs. Các biện pháp không đƣợc liệt kê trong Danh mục minh họa này nhƣng trái với nguyên tắc đối xử quốc gia và/hoặc không phù hợp với nghĩa vụ loại bỏ hạn chế định lƣợng cũng đƣợc coi là trái với TRIMs. Trên quan điểm này, một số nƣớc phát triển đã đƣa ra các biện pháp khác không đƣợc liệt kê trong Danh mục minh họa, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến yêu cầu xuất khẩu sản phẩm, chuyển giao công nghệ, tuyển dụng lao động, sử dụng đất đai...

Hơn thế nữa, việc bắt buộc doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu nói trên để đƣợc hƣởng ƣu đãi cũng bị coi là không phù hợp với yêu cầu của Hiệp định.

Theo quy định của Hiệp định, tính từ ngày thành lập WTO (1/1/1995), các biện pháp nói trên phải đƣợc loại bỏ trong vòng 2 năm đối với nƣớc phát triển (1998), 5 năm đối với nƣớc đang phát triển (2000) và 7 năm đối với nƣớc chậm phát triển (2002). Thời hạn này đƣợc áp dụng đối với các thành viên sáng lập WTO; các nƣớc chƣa phải là thành viên có thể thỏa thuận thời gian ân hạn trên cơ sở đàm phán song phƣơng.

Trên tổng thể, pháp luật hiện hành Việt Nam về xuất, nhập khẩu và hoạt động thƣơng mại của dự án đầu tƣ nƣớc ngoài phù hợp với những yêu cầu của Hiệp định TRIMs. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc quyền trực tiếp xuất, nhập khẩu theo mục tiêu, phạm vi hoạt động đã đƣợc quy định tại giấy phép đầu tƣ; đƣợc trực tiếp hoặc thông qua đại lý bán hàng hóa đƣợc phép tiêu thụ tại thị trƣờng Việt Nam mà không bị giới hạn về số lƣợng và địa bàn tiêu thụ; đƣợc phép tiếp cận nguồn ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ 2005, một số quy định sau đây đã đƣợc bãi bỏ để phù hợp với Hiệp định này, cụ thể là: + Quy định về nghĩa vụ xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở lên đối với các sản

phẩm mà sản xuất trong nƣớc đã đáp ứng đủ yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng; + Quy định về phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc đối với các dự án chế

sữa, đƣờng mía, dầu thực vật, gỗ;

+ Quy định về việc thực hiện chƣơng trình nội địa hóa và ƣu đãi thuế nhập khẩu nhằm khuyến khích thực hiện chƣơng trình này đối với dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử...

+ Quy định về ƣu đãi đầu tƣ dựa trên cơ sở tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp FDI.

2.2.3.1.2. Tác động tích cực của Hiệp định TRIMs đối với FDI

(1) Nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường thu hút đầu tư nước ngoài vào

Việt Nam: Nhƣ đã nêu ở trên, hầu hết các thành viên WTO kể cả các nƣớc trong

khu vực và Trung Quốc đã cam kết thực hiện Hiệp định TRIMs. Do vậy, những hạn chế trong hoạt động sản xuất, xuất, nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa và cân đối ngoại tệ... của dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc giải quyết về cơ bản, tạo điều

kiện để các nƣớc này cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tăng sức hấp dẫn, cạnh tranh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính điều này tạo ra thách thức lớn đối với Việt Nam, vì trong khuôn khổ AFTA, các nhà đầu tƣ ở trong và ngoài khu vực ASEAN chỉ cần đầu tƣ ở các nƣớc ASEAN khác có môi trƣờng kinh doanh thuận lợi hơn mà vẫn bán đƣợc hàng vào Việt Nam. Do vậy, việc loại bỏ các biện pháp trái với Hiệp định TRIMs góp phần nâng cao sức hấp dẫn của môi trƣờng Việt Nam lên mức ít nhất là bằng các nƣớc trong khu vực và Trung Quốc.

(2) Góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các

doanh nghiệp: Các biện pháp nêu trong Danh mục minh họa của Hiệp định

TRIMs là những rào cản đối với hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài mà các nƣớc thành viên có nghĩa vụ phải loại bỏ trong một thời hạn nhất định. Đây cũng chính là những hạn chế đã và đang gây cản trở hoạt động của một số doanh nghiệp mà trong thời gian qua chúng ta đã tích cực tìm giải pháp xử lý nhƣng hiệu quả chƣa cao. Do vậy, việc thực hiện Hiệp định này góp phần tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

(3) Tạo điều kiện giảm chi phí đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh

nghiệp: Hiện nay, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia có xu hƣớng chuyển cơ

sở sản xuất từ nơi có chi phí đầu tƣ cao sang nơi có chi phí đầu tƣ thấp hơn. Mức chênh lệch về chi phí đầu tƣ càng cao thì luồng di chuyển sản xuất càng mạnh, đặc biệt là trong bối cảnh hàng rào thuế và phi thuế đƣợc giảm hoặc bãi bỏ. Trong bối cảnh đó, việc bắt buộc nhà đầu tƣ thực hiện chƣơng trình nội địa hóa hoặc phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc đã tạo thêm chi phí sản xuất và làm giảm hiệu qủa kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, việc thực hiện Hiệp định TRIMs tạo điều kiện nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

2.2.3.1.3. Tác động của Hiệp định đối với cơ cấu đầu tư và hệ thống pháp luật, chính sách

Mặc dù không phù hợp với Hiệp định TRIMs, nhƣng việc duy trì yêu cầu xuất khẩu, nội địa hóa và phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc bảo hộ một số ngành công nghiệp trong nƣớc, góp phần điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ hƣớng mạnh về xuất khẩu, tiếp thu công nghệ, tăng năng lực sản xuất, chế biến và nội địa hóa một số ngành công nghiệp, cải thiện cán cân thanh toán... Vì vậy, việc thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp định TRIMs có

tác động ở mức độ khác nhau đối với các chính sách nói trên, thể hiện trên khía cạnh cụ thể sau:

(1) Tác động đối với chính sách bảo hộ sản xuất trong nước: Nhƣ đã trình bày ở

phần trên, việc áp dụng yêu cầu xuất khẩu đối với dự án đầu tƣ nƣớc ngoài là nhằm bảo hộ một số sản phẩm mà sản xuất trong nƣớc đã đáp ứng đủ nhu cầu về số lƣợng, chất lƣợng, trong đó có cả sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, việc thực hiện yêu cầu này chƣa thật khả thi và trong một số trƣờng hợp chỉ có tính hình thức. Thực tế cho thấy, căn cứ tình hình cung - cầu cũng nhƣ tính toán khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhà đầu tƣ sẽ phải tự quyết định thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, bên cạnh một số dự án sản xuất các sản phẩm nhắm vào thị trƣờng trong nƣớc, khá nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài có khả năng xuất khẩu sản phẩm với sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng quốc tế dù không bị áp đặt yêu cầu này. Theo số liệu thống kê, trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp phần đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nƣớc (khoảng 24%, không kể dầu thô).

Nhƣ vậy, việc đặt ra yêu cầu xuất khẩu đối với một số dự án không phải là một giải pháp duy nhất để bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu qủa là do chƣa có phƣơng án kinh doanh thích hợp, năng lực tài chính và công nghệ chƣa cao lại phải đối mặt với tình trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại ngày càng gia tăng... Đến thời điểm này, dù có hạn chế doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tiêu thụ sản phẩm tại thị trƣờng trong nƣớc hay không thì sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các sản phẩm nhập từ nƣớc ngoài do lịch trình giảm thuế đã cam kết trong khuôn khổ AFTA.

(2) Tác động đối với chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Mục tiêu của

chính sách nội địa hóa là nhằm phát triển một số ngành công nghiệp cơ khí, điện, điện tử. Nhờ có chƣơng trình nội địa hóa, Việt Nam đã thu hút đƣợc một số công nghệ lắp ráp, chế tạo tiên tiến của nƣớc ngoài, đào tạo đƣợc một đội ngũ kỹ sƣ, công nhân lành nghề, góp phần tạo ra một số sản phẩm ô tô, xe máy, điện tử dân dụng... với nhiều mẫu mã mới và chất lƣợng cao. Tuy nhiên, việc thực hiện chƣơng trình nội địa hóa của Việt Nam trong thời gian gần đây gặp rất nhiều khó khăn. Trừ một số dự án sản xuất, lắp ráp xe máy và hàng điện tử đã đạt đƣợc tỷ lệ nội địa hóa cao (từ 40-60%), việc thực hiện chƣơng trình này đối với các dự án lắp ráp, sản xuất ô tô còn khá hạn chế (chỉ đạt khoảng 3-5%). Hiện nay, các

dự án này chỉ tiêu thụ đƣợc một lƣợng rất nhỏ sản phẩm, phải hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là do Việt Nam chƣa có các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho nội địa hóa; thị trƣờng Việt Nam còn nhỏ bé, phân tán, sản phẩm tiêu thụ ít nên các doanh nghiệp không thể đầu tƣ lớn sản xuất phụ tùng tại Việt Nam. Với những lý do khách quan nói trên, việc áp đặt yêu cầu nội địa hóa nhƣ một điều kiện đầu tƣ bắt buộc không khả thi và gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc đối với dự án chế biến đƣờng mía, sữa, gỗ, dầu thực vật không gặp nhiều khó khăn nhƣ chính sách nội địa hóa. Tuy nhiên, việc áp đặt yêu cầu này nhƣ một điều kiện đầu tƣ bắt buộc trong một số trƣờng hợp cũng không cần thiết. Hiện nay, một số dự án chế biến đƣờng mía, gỗ đã có chƣơng trình phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc bằng phƣơng thức hỗ trợ vốn, giống, phân bón, kỹ thuật... để nông dân hoặc doanh nghiệp Việt Nam trồng nguồn nguyên liệu cung cấp cho dự án. Nhiều dự án sản xuất nông sản, thực phẩm khác cũng sử dụng đáng kể nguồn nguyên liệu trong nƣớc bằng phƣơng thức này. Điều đó cho thấy, để giảm chi phí đầu tƣ, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, nhà đầu tƣ sẽ xem xét khả năng dùng nguồn nguyên liệu trong nƣớc thay vì nhập khẩu cho dù yêu cầu này có đặt ra hay không.

(3) Tác động đối với định hướng khuyến khích đầu tư: Ngoài việc áp dụng yêu

cầu xuất khẩu, nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc nhƣ những điều kiện đầu tƣ bắt buộc đối với một số dự án, pháp luật và chính sách hiện hành còn dành ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và những hỗ trợ khác nhằm khuyến khích thực hiện các dự án nói trên. Theo quy định của Hiệp định TRIMs, những ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ này cũng phải loại bỏ với lộ trình nhất định. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến việc duy trì các biện pháp khuyến khích và bảo đảm đầu tƣ dành cho các lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tƣ của ta.

Nói tóm lại, xét về mặt lý thuyết, việc thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định TRIMs cũng đặt ra những thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong việc duy trì mục tiêu khuyến khích sử dụng nguồn lực trong nƣớc, tăng cƣờng xuất khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, tạo thêm việc làm, thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp trong nƣớc và tăng trƣởng chung của nền kinh tế... Đối chiếu các nghĩa vụ đặt ra trong Hiệp định TRIMs với các quy định trong luật pháp Việt Nam, có thể thấy rằng, việc thực hiện Hiệp định này là vấn đề hết sức nhạy cảm, ảnh

hƣởng trực tiếp đến định hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chính sách thu hút FDI của Việt Nam. Mặt khác, cũng theo Hiệp định TRIMs, các công cụ khuyến khích FDI (nhƣ ƣu đãi về thuế, tiền thuê đất và những hỗ trợ khác của Chính phủ dành cho dự án FDI...) cũng phải giảm dần và/hoặc đƣợc áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa dự án đầu tƣ trong nƣớc và dự án FDI. Việc giảm hoặc loại bỏ các công cụ nói trên là một trong những thách thức rất lớn đối với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm suy giảm đáng kể sức cạnh tranh trong thu hút FDI của Việt Nam. Không ít chuyên gia nƣớc ngoài và tổ chức quốc tế cho rằng, bằng việc thực hiện Hiệp định này, Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển khác đã “từ bỏ việc sử dụng chính sách thƣơng mại để

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)