sản xuất các sản phẩm điện tử, mạch điện tử; trong ngành công nghiệp cơ khí đã chuyển giao công nghệ trong một số động cơ, các sản phẩm cơ khí chính xác, chế tạo máy biến thế,...
Nhìn chung, trang thiết bị của khu vực FDI là trang thiết bị đồng bộ, có trình độ cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nƣớc và tƣơng đƣơng ở các nƣớc trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI áp dụng phƣơng thức quản lý tiên tiến đƣợc kết nối và chịu ảnh hƣởng của hệ thống quản lý chung của công ty mẹ. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc không ngừng đổi mới công nghệ, phƣơng thức quản lý để nâng cao hơn chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Việt Nam tuy không giàu nhƣng lại có một số nguồn tài nguyên quan trọng. Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ hiện nay thì giá trị của các nguồn tài nguyên đó ngày càng bị giảm. Khi chúng ta không đủ vốn kỹ thuật để khai thác và chế biến, FDI sẽ giúp chúng ta khai thác và sử dụng các tài nguyên đó. Ngoài ra, chúng ta chƣa có những ngành công nghiệp quan trọng nhất của tƣơng lai nhƣ: Kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật sinh học, công nghệ vật liệu mới, hàng không dân dụng, rô bốt và máy công cụ, v.v. Chính những công ty nƣớc ngoài (đặc biệt là những công ty của Mỹ và Nhật Bản) đầu tƣ trực tiếp vào Việt Nam sẽ mang đến cho chúng ta những ngành đó, cũng có nghĩa là mang đến cho chúng ta những công nghệ tiên tiến nhất.
2.1.3.5. FDI với việc nâng cao trình độ năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp nghiệp
Trong môi trƣờng cạnh tranh của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trƣờng thì sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào trình độ, năng lực điều hành của các nhà doanh nghiệp, một “loại vốn vô hình” có ý nghĩa quyết định nhất.
Để quản lý, điều hành doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải có kiến thức và khả năng tƣơng đối toàn diện, trong đó yêu cầu cơ bản đối với các doanh nghiệp là phải có tri thức khoa học, kỹ thuật và kiến thức về khoa học quản lý. Thế nhƣng nhìn chung, trình độ quản lý điều hành doanh nghiệp của các nhà doanh nghiệp nƣớc ta hiện nay còn rất yếu kém mà nguyên nhân chủ yếu là do đƣợc đào tạo trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Trong cơ chế cũ, trình độ quản lý kinh tế không đƣợc đƣa lên ngang tầm xã hội hoá, sản xuất không đủ khả năng tổ chức phối hợp các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, trong khi lại không tính toán đầy đủ đến lợi ích kinh tế và quyền tự chủ của doanh nghiệp, nên đã biến doanh nghiệp thành một cơ cấu chấp hành, chỉ biết sản xuất theo mệnh lệnh từ trên, còn cung ứng và tiêu thụ đã có nhà nƣớc và ngƣời khác lo. Trong điều kiện đó, các nhà quản lý, ngƣời chỉ huy chỉ việc chấp hành mệnh lệnh cấp trên, không cần hoặc ít cần tính toán kinh doanh. Chuyển sang cơ chế thị trƣờng, chỉ một số ít nhà doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với cơ chế mới, còn nhìn chung đại đa số nhà doanh nghiệp Việt Nam chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về quản lý kinh tế, xa lạ với kiến thức và khái niệm cơ bản về thị trƣờng.
Cơ chế thị trƣờng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nhà nƣớc hay doanh nghiệp tƣ nhân đều phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điểm nổi bật và quan trọng nhất là quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện nhà nƣớc xoá bỏ bao cấp. Trong điều kiện đó để đạt đƣợc mục đích sinh lời, tối đa hoá lợi nhuận, bí quyết thành công của các nhà doanh nghiệp trƣớc hết phụ thuộc vào khả năng phân tích, am hiểu môi trƣờng kinh doanh, từ đó hoạch định đƣợc chính xác chiến lƣợc kinh doanh và thực hiện chiến lƣợc đó một cách nhất quán, năng động và linh hoạt. Tuy nhiên để thực hiện thành công chiến lƣợc kinh doanh, các nhà doanh nghiệp phải có năng lực về quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Chuyển sang cơ chế thị trƣờng, nếu chúng ta vẫn duy trì đội ngũ các nhà doanh nghiệp nhƣ trƣớc đây thì chắc chắn hiệu quả kinh tế ở các doanh nghiệp sẽ rất thấp, đó là chƣa nói đến nhiều doanh nghiệp do sản xuất ra những hàng hoá chất lƣợng thấp, không phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng, giá thành cao, bị hàng ngoại cạnh tranh sẽ buộc phải ngừng sản xuất. Vì vậy, một yêu cầu cấp bách đặt ra chúng ta phải nâng cao trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp cho các nhà doanh nghiệp nƣớc ta.
Trong thời gian qua, Nhà nƣớc ta đã có nhiều biện pháp đào tạo lại đội ngũ nhà doanh nghiệp nhƣ tổ chức các lớp học về quản lý kinh doanh, câu lạc bộ doanh nghiệp, v.v. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng mở nhiều trƣờng, lớp đào tạo thêm các nhà doanh nghiệp mới. Song song với những biện pháp trên thì việc tăng cƣờng FDI cũng góp phần rất lớn vào việc nâng cao trình độ quản lý điều hành doanh nghiệp cho các nhà doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp FDI, các giám đốc thƣờng là những nhà quản lý của các công ty nổi tiếng, làm ăn phát đạt từ nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới, cho nên họ có rất nhiều kinh nghiệm về việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Do đó, những cán bộ Việt Nam hoạt động trong các doanh nghiệp có FDI, chủ yếu là trong các doanh nghiệp liên doanh, có điều kiện học hỏi phƣơng pháp quản lý, phong cách điều hành của các nhà quản lý nƣớc ngoài để từng bƣớc tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ cho mình. Nhiều ngƣời trong số họ đã tích luỹ kinh nghiệm, phát huy đƣợc năng lực vƣơn lên đảm đƣơng công việc khá tốt, dành đƣợc sự tin tƣởng và kính trọng của đối tác nƣớc ngoài nhƣ những doanh nghiệp liên doanh VKX, Vinadaesung, Toyota Việt Nam, v.v. khiến các đối tác nƣớc ngoài đã tin tƣởng giao phó mọi công việc điều hành sản xuất, kinh doanh cho các cán bộ Việt Nam.
Việc thay thế các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật ngƣời nƣớc ngoài bằng cán bộ Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng của các dự án FDI. Thông thƣờng sau 3-5 năm ngƣời Việt Nam sẽ thay thế gần hết các vị trí then chốt trong liên doanh. Nhƣ vậy, sau gần 20 năm thực hiện Luật Đầu tƣ, chúng ta đã có một đội ngũ các chuyên gia giỏi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - đó là cái lợi rất lớn mà chúng ta thu từ FDI. Trong tƣơng lai, với sự gia tăng của các doanh nghiệp có vốn FDI, chúng ta hy vọng rằng đội ngũ các nhà doanh nghiệp nƣớc ta sẽ học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, lớn mạnh không những về số lƣợng mà cả chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu về quản lý, điều hành doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng.