Quan điểm và định hƣớng của Chính phủ Việt Nam đối với FDI

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 88)

Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trƣởng kinh tế đến năm 2010 và biến nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp nhƣ Đại hội IX của Đảng đã đề ra, đòi hỏi phải có sự chuyển biến cơ bản và mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động của tất cả các ngành, các cấp. Đối với lĩnh vực FDI, cần thống nhất nhận thức và khẳng định quan điểm chiến lƣợc thu hút FDI cả đối với trung hạn và dài hạn. Dựa trên quan điểm của Đại hội IX và Nghị quyết Trung ƣơng 9 của Đảng, trên cơ sở đánh giá, dự báo tình hình trong nƣớc và quốc tế trong những năm tới, cần khẳng định và quán triệt các quan điểm sau đây:

Thứ nhất, phải coi thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI là một bộ phận khăng

khít của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, của các kế hoạch 5 năm và hàng năm; trong đó, FDI đóng vai trò là động lực tạo sự đột phá, là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và quá trình CNH, HĐH đất nƣớc.

Thứ hai, giữa thu hút và sử dụng vốn FDI với phát huy nội lực có mối quan hệ

hữu cơ với nhau, không đối lập nhau mà kết hợp chặt chẽ, bổ sung cho nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nƣớc. Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI là nhằm phát huy cao độ nội lực, đồng thời, bổ sung các nguồn lực bên ngoài cả về vốn, công nghệ, thị trƣờng để phát triển nhanh và bền vững.

Thứ ba, gắn việc thu hút và sử dụng vốn FDI với việc giữ vững an ninh quốc

phòng và với quá trình xây dựng nền kinh tế tự chủ, có khả năng ứng phó với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới.

Thứ tư, phải coi FDI là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời của quá trình chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện đầy đủ các cam kết song phƣơng và đa phƣơng trong tiến trình hội nhập. Trên cơ sở đó nhiệm vụ thu hút và sử dụng vốn FDI trong những năm tới cần đƣợc coi trọng trong bối cảnh nƣớc ta hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới để có các đối sách và giải pháp phù hợp.

Thứ năm, trong việc thu hút FDI, cần coi trọng cả chất và lƣợng, trong đó, đặc

biệt coi trọng chất lƣợng các dự án về mặt thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, khả năng mở rộng thị trƣờng xuất khẩu; tác dụng phát triển các ngành và sản phẩm có sức cạnh tranh cao; giải quyết việc làm và các yếu tố liên quan đến bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)