Hoàn thiện cơ chế thực hiện:

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 93)

(1) Hoàn thiện cơ chế thực hiện đối với công tác quy hoạch:

Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tƣ trong công tác quy hoạch. Việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phải phù hợp với các cam kết quốc tế. Đặc biệt chú trọng công tác dự báo (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) nhằm nâng cao chất lƣợng quy hoạch (quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, địa bàn...). Quy hoạch phải có căn cứ khoa học, có tầm nhìn dài hạn, thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp, tranh thủ sự giám sát thực hiện của nhân dân. Trừ một số nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, tất cả các loại quy hoạch đều phải đƣợc công khai hoá.

Điều chỉnh quy hoạch các ngành cho phù hợp với các thỏa thuận và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập. Đặc biệt chú trọng công tác dự báo nhằm nâng cao chất lƣợng quy hoạch (quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, địa bàn...). Xoá bỏ quy định về việc yêu cầu các dự án đầu tƣ phải phù hợp với quy hoạch sản phẩm.

(2) Tăng cường chống tham nhũng:

Tổ chức triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng. Tạo sự chuyển biến trong việc chống tham nhũng, sách nhiễu dân, coi thƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng và tắc trách trong công việc.

Thực hiện nghiêm quy chế công chức và chế độ công vụ, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực thi pháp luật và phục vụ nhân dân. Thực hiện các hình thức về công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhƣ: công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản, trong quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, tài chính và ngân sách nhà nƣớc, trong huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, trong quản lý sử dụng khoản hỗ trợ, viện trợ, trong quản lý sử dụng đất đai...

3.2.2. Nhóm các giải pháp liên quan trực tiếp đến FDI

3.2.2.1. Hoàn thiện luật pháp, chính sách, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến luật pháp.

Điều chỉnh các cam kết về mở cửa thị trƣờng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa và thƣơng mại dịch vụ theo đúng các cam kết của WTO. Cần rà soát, công khai các văn bản pháp quy của các Bộ, ngành có

liên quan về điều kiện đầu tƣ hoặc hành nghề của các doanh nghiệp nói chung để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết của Nhà nƣớc ta. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản về quản lý ĐTNN trên địa bàn theo hƣớng minh bạch, rõ ràng về đầu mối, thời gian, đầu mục hồ sơ, v.v.

Rà soát chính sách thuế và ƣu đãi đầu tƣ đang còn cản trở thu hút đầu tƣ (việc áp thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu, chi phí quảng cáo..). Phổ biến rộng và tập huấn Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp cùng các văn bản hƣớng dẫn việc áp dụng và thi hành đối với các Bộ, ngành, địa phƣơng và các doanh nghiệp theo những hƣớng cơ bản sau:

- Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tƣ trong những lĩnh vực mà Nhà nƣớc không cấm hoặc hạn chế.

- Bảo đảm mở cửa thị trƣờng đầu tƣ trong các ngành sản xuất và dịch vụ phù hợp với lộ trình quy định tại các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Bảo đảm quyền tự chủ của nhà đầu tƣ trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ, hình thức đầu tƣ, phƣơng thức huy động vốn, địa bàn và quy mô đầu tƣ, đối tác đầu tƣ, thời hạn hoạt động của dự án.

- Bảo đảm quyền của nhà đầu tƣ trong việc tiếp cận bình đẳng đối với các nguồn vốn tín dụng, ngoại tệ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên; tiếp cận các thông tin về luật pháp, chính sách, các dữ liệu cơ bản của nền kinh tế quốc dân, các cơ hội đầu tƣ; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về các hành vi phạm pháp của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc theo quy định của pháp luật...

- Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định TRIMs, theo đó, nhà đầu tƣ không bị áp đặt điều kiện bắt buộc về thị trƣờng tiêu thụ (xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nƣớc), về thực hiện chƣơng trình nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc và những hạn chế khác liên quan đến chuyển giao công nghệ, tuyển dụng lao động...

- Bảo đảm thực hiện đầy đủ cam kết của Việt Nam về việc xoá bỏ sự phân biệt đối xử về giá, phí các hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài ra, cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về lao động và tiền lƣơng nhằm hạn chế tình trạng tranh chấp trong các doanh nghiệp. Xây dựng lộ trình một mặt bằng chung về mức lƣơng tối thiểu cho lao động làm việc

trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết về Luật Lao động và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đối với ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.

3.2.2.2. Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp quản lý gắn với tăng cường phối hợp giám sát hoạt động quản lý FDI:

Công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý là một trong những tiêu chí của xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” và cũng là tiền đề cho việc chống tham nhũng và tạo ra thị trƣờng cạnh tranh, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và công dân.

Để cải cách triệt để thủ tục đầu tƣ/kinh doanh và hƣớng tới những mục tiêu dài hạn (đảm bảo quyền tự do kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ các quy chế hành chính và cải thiện môi trƣờng kinh doanh), cần thực hiện một số thay đổi trong ba lĩnh vực cơ bản: (i) giám sát quá trình ban hành văn bản pháp luật liên quan đến Giấy phép kinh doanh, Đăng ký kinh doanh/đầu tƣ (ii) giám sát quy trình đăng ký kinh doanh/đầu tƣ, cấp phép kinh doanh; và (iii) tạo dựng thiết chế cho ngƣời dân thực hiện tố quyền, yêu cầu các cơ quan hành pháp, tƣ pháp hủy các văn bản hạn chế quyền tự do kinh doanh một cách bất hợp lý. Cụ thể, cần công bố công khai quy trình tác nghiệp, thời gian giải quyết công việc, ngƣời chịu trách nhiệm ở tất cả các cơ quan thuộc bộ máy nhà nƣớc và các đơn vị cung ứng dịch vụ công để mọi công dân, mọi doanh nghiệp biết; loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết và các loại phí không chính thức; rà soát, loại bỏ các vƣớng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng, hải quan, xuất nhập khẩu, đấu thầu, cấp con dấu, đăng ký thuế, xuất nhập cảnh...; xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vƣớng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ cũng nhƣ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Mặt khác, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nƣớc, cần thực hiện phân cấp mạnh việc quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI, đặc biệt là tăng thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về phê duyệt, quản lý các dự án FDI trên cơ sở gắn với việc tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tƣ; củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với FDI, nhất là tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tƣ và quy định mới về phân cấp quản lý FDI.

Ngoài ra, những giải pháp sau đây cũng cần phải tập trung thực hiện:

- Khẩn trƣơng củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý FDI phù hợp với quy định mới.

- Tiếp tục thực hiện và giám sát thực hiện tốt cơ chế “một cửa” tại các cơ quan công quyền. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và sớm triển khai áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 trong hoạt động quản lý nhà nƣớc để nâng cao chất lƣợng, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Tăng cƣờng rà soát các vƣớng mắc về thủ tục hành chính ở các cấp, các lĩnh vực nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho dự án mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tƣ; cũng nhƣ các thủ tục liên quan đến quá trình triển khai dự án nhƣ thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, tham gia xử lý tranh chấp, v.v. Xử lý dứt điểm các vƣớng mắc trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ và các vấn đề liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh phân cấp quản lý FDI, chú trọng công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phƣơng tránh tình trạng ban hành chính sách ƣu đãi vƣợt khung; giảm sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ƣơng vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tƣ và hậu kiểm đƣợc tăng cƣờng; đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ quản lý từ trung ƣơng đến địa phƣơng thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn và trung hạn.

- Tăng cƣờng cơ chế phối hợp để nâng cao hiệu quả quản lý FDI.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra về FDI nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những vi phạm.

3.2.2.3. Tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng:

Cho đến nay Chính phủ đã có nhiều nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có vốn ngân sách, vốn ODA, vốn của doanh nghiệp đầu tƣ theo phƣơng thức hợp đồng BOT, BT, vốn của dân... Tuy nhiên, tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng vẫn chậm đƣợc cải thiện và đang trở thành một trong những rào cản chủ yếu cho phát triển kinh tế-xã hội, hạn chế khả năng

thu hút đầu tƣ, đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, những nội dung dƣới đây cần phải tập trung triển khai thực hiện: - Đảm bảo cung cấp điện ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

- Tổ chức triển khai một số chính sách đồng bộ khuyến khích khu vực kinh tế tƣ nhân (gồm cả FDI) tham gia đầu tƣ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, xây dựng các điều kiện về nhà ở, đi lại, học hành, phúc lợi công cộng cho ngƣời lao động làm việc tại các khu công nghiệp và khu chế xuất thuê.

- Tiếp tục nâng cao chất lƣợng các công trình kết cấu hạ tầng và các dịch vụ liên quan (viễn thông, cảng biển, hàng hải, hàng không, đƣờng bộ,…) đáp ứng nhu cầu hiện tại.

3.2.2.4. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT):

- Khẩn trƣơng đặt đại diện XTĐT tại địa bàn trọng điểm ở nƣớc ngoài. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tƣ tiềm năng có nhu cầu đầu tƣ vào Việt Nam.

- Tăng cƣờng các đoàn vận động đầu tƣ tại địa bàn trọng điểm (Nhật, Mỹ, EU) theo dự án và đối tác.

- Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan XTĐT, bao gồm ở cả trong nƣớc lẫn các đại diện ở nƣớc ngoài nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động XTĐT tại Việt Nam.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong nƣớc và nƣớc ngoài về thu hút FDI. Nâng cao chất lƣợng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền về đầu tƣ thông qua việc phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức in ấn các tài liệu cần thiết cho hoạt động XTĐT. Xây dựng mới và nâng cấp trang thông tin website giới thiệu về FDI.

- Nâng cấp trang thông tin website giới thiệu về đầu tƣ nƣớc ngoài. Trang web cần đƣợc thiết kế khoa học bằng tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Nhật. Biên soạn lại các tài liệu giới thiệu về đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tƣ, cập nhật các thông tin về chinh sách, pháp luật liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài. Làm đĩa VCD hoặc CD ROM để giới thiệu về môi trƣờng đầu tƣ.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ nói riêng và quản lý đầu tƣ nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài.

3.2.2.5. Tăng cường hợp tác song phương và đa phương về xúc tiến đầu tư:

Trƣớc hết, cần tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực theo hƣớng: xây dựng và cập nhật thƣờng xuyên các chƣơng trình hành động quốc gia về tự do hóa, thuận lợi hóa và xúc tiến đầu tƣ mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC và ASEM; đẩy mạnh cơ chế tham vấn giữa các cơ quan quản lý đầu tƣ của các nƣớc thành viên, đồng thời tăng cƣờng đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác để xác định các rào cản đối với đầu tƣ và kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của khu vực nói chung và từng nƣớc thành viên nói riêng; chủ động đề xuất sáng kiến tổ chức các chƣơng trình vận động đầu tƣ ở trong và ngoài khu vực; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia Diễn đàn doanh nghiệp trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM.

Trong khuôn khổ hợp tác song phƣơng, cần duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác đã đƣợc thiết lập trong thời gian qua nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc thực hiện các chƣơng trình vận động đầu tƣ trực tiếp với từng đối tác, lĩnh vực cụ thể.

3.2.2.6. Mở rộng lĩnh vực thu hút FDI, từng bước xóa bỏ những hạn chế về tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài:

Để mở rộng khả năng tiếp cận thị trƣờng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, cần xây dựng quy hoạch và định hƣớng thu hút FDI theo hƣớng minh bạch, thông thoáng ổn định nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tƣ vào các ngành, khu vực có lợi thế cạnh tranh phù hợp với với chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ các cam kết quốc tế của Việt Nam về mở cửa thị trƣờng đầu tƣ. Theo đó, nguồn vốn FDI cần đƣợc cơ cấu theo hƣớng gắn chặt với quy hoạch tổng thể các nguồn vốn đầu tƣ, quy hoạch phát triển từng lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm và địa bàn, đồng thời có tính đến việc bảo hộ hợp lý và có điều kiện các ngành công nghiệp trong nƣớc nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế nhƣng vẫn đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế. Những giải pháp chính để thực hiện mục tiêu này là:

Mở rộng hơn nữa các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích FDI, trong đó chú trọng các dự án phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến và phát triển kinh tế nông thôn; các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Từng bƣớc mở rộng khả năng tiếp cận thị trƣờng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phù hợp

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)