Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 49)

Một trong những xu thế lớn của thời đại đang có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới là xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thƣơng mại. Toàn cầu hoá đang là một trong những hƣớng phát triển

khách quan của quan hệ quốc tế hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các quốc gia, làm cho lực lƣợng sản xuất đƣợc quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đƣa các quốc gia tuỳ thuộc vào nhau, hình thành nên xu thế toàn cầu hoá.

Đứng trƣớc thực tế này, tất cả các nƣớc, để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, đặc biệt là hội nhập trên lĩnh vực kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của chính mình. Các nƣớc lớn nhỏ đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hƣớng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đƣờng cho kinh tế quốc tế phát triển.

Trong bối cảnh chung đó, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trƣơng “mở rộng, đa dạng hoá, đa phƣơng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi”. Đại hội Đảng VIII cũng tiếp tục đẩy mạnh chủ trƣơng này, trong đó khẳng định phải “xây dựng một nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Tiếp đó, Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá VIII nêu rõ Việt Nam phải “tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trƣờng quốc tế”, “...gia nhập APEC và WTO”.

Thực hiện mục tiêu này, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 xác định để góp phần hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, một trong những hƣớng đi cơ bản của thời kỳ này là mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại theo hƣớng “đa phƣơng hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nƣớc ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phƣơng và đa phƣơng nhƣ AFTA, APEC, Hiệp định Thƣơng mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO...”, “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phƣơng và đa phƣơng”.

Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào tháng 1-1995 và đƣợc công nhận là quan sát viên của tổ chức này. Tháng 7-1998, Việt Nam bắt đầu tiến hành phiên đàm phán gia nhập WTO đầu tiên. Trong quá trình 11 năm, Việt Nam đã vƣợt qua các đàm phán với WTO cũng nhƣ đàm phán song phƣơng với tất cả các thành viên của tổ chức này. Đến cuối tháng 11-2006 thì toàn bộ các văn

kiện thỏa thuận đƣợc thống nhất. Lễ ký kết văn kiện thỏa thuận đã đƣợc tổ chức vào ngày 7/11/2006 tại Geneva.

Ngày 29/11/2006, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn kết quả thỏa thuận, và đã ủy quyền cho Chính phủ gửi đến WTO bản Nghị định thƣ gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam.

Ngày 6/12/2006, Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thƣ.

Ngày 11/12/2006, Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã gửi Ban thƣ ký WTO thƣ thông báo Việt Nam hoàn thành thủ tục phê chuẩn Nghị định thƣ nêu trên. Thƣ thông báo này đã đƣợc đại diện Phái đoàn thƣờng trực của Việt Nam bên cạnh Cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) chuyển cho Chủ tịch Đại hội đồng WTO, Đại sứ Eirik Glenn, nguyên Chủ tịch Ban công tác gia nhập WTO của Việt Nam. Cùng có mặt trong buổi lễ tiếp nhận thƣ thông báo của Việt Nam còn có Phó Tổng Giám đốc WTO Rufus Yerxa.

Ngày 12/12/2006 tại Geneva, WTO đã tuyên bố Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 150 vào ngày 11/1/2007. Đây chính là thời điểm các nội dung thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực.

Việc nƣớc ta gia nhập WTO sẽ có ảnh hƣởng sâu rộng đến tình hình kinh tế, xã hội nói chung và cuộc sống của mỗi ngƣời nông dân nói riêng. Nƣớc ta phấn đấu sớm gia nhập WTO xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế của chính chúng ta, chứ không phải từ sức ép bên ngoài. Việc kết nạp nƣớc ta làm thành viên của WTO cũng là sự thừa nhận quốc tế chính thức đối với những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt đƣợc trong quá trình đổi mới vừa qua, đồng thời xác nhận triển vọng phát triển sáng sủa của Việt Nam trong dòng phát triển chung của thế giới hiện đại.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 49)