FDI với việc khai thác tiềm năng của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 46)

Để có thể tạo ra các nguồn lực phát triển kinh tế đòi hỏi phải có sự tác động của nhiều yếu tố vào các tiềm năng của đất nƣớc. Một trong nhiều tác động là thông qua FDI. Tiềm năng của nƣớc ta rất lớn, từ nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi, đến nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đều hứa hẹn những nguồn lực lớn để phát triển kinh tế. Nhƣng nếu chỉ dựa vào nguồn vốn ít ỏi, kỹ

thuật công nghệ lạc hậu ở nƣớc ta thì chúng ta không thể nào phát huy hết khả năng kinh tế của những tiềm năng đó. Vì thế trong những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc ta đã tăng cƣờng FDI nhằm tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ nƣớc ngoài để khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng của đất nƣớc tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế.

Trƣớc hết là việc sử dụng lao động. Nhƣ đã trình bày ở trên, tính đến hết năm 2006 nhờ có FDI mà hàng trăm doanh nghiệp đã đƣợc xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô cũ thu hút gần 90 vạn lao động vào làm việc. Ngoài ra, ƣớc tính khu vực kinh tế có vốn FDI đã tạo ra hơn 1,5 triệu việc làm cho lao động gián tiếp (theo điều tra của Ngân hàng Thế giới thì cứ mỗi việc làm trực tiếp sẽ tạo ra từ 1 đến 2 việc làm gián tiếp). Nhƣ vậy, trong việc khai thác tiềm năng về lao động, FDI một mặt đã đƣa đƣợc số lƣợng khá lớn lao động vào sản xuất kinh doanh, mặt khác đã tái tạo lại nguồn tiềm năng này cho nƣớc ta thông qua việc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động.

Các tiềm năng khác nhờ có FDI nên cũng đƣợc sử dụng nhiều hơn và có hiệu quả hơn. Đáng kể nhất là về khai thác khoáng sản, cho đến nay đã có trên 50 giấy phép cho các tập đoàn dầu khí lớn của thế giới vào thăm dò, khai thác tại thềm lục địa Việt Nam theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm. Hiện nay các nhà thầu nƣớc ngoài (không kể VietsovPetro) đã đầu tƣ 2,6 tỷ USD vào khâu thăm dò. Công việc này đã giúp Việt nam dần có đủ cơ sở dữ liệu về trữ lƣợng dầu khí để có thể xác định chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp này ở nƣớc ta. Bên cạnh dầu khí, còn một số dự án khai thác khoáng sản nhƣ vàng, đá quý, than, đất hiếm, niken, nƣớc khoáng, v.v.

Ngoài ra, còn có rất nhiều dự án về khách sạn, du lịch; cũng nhƣ dự án về nông lâm - ngƣ nghiệp, trong đó có các dự án chế biến thuỷ sản xuất khẩu, trồng và chế biến cao su, v.v. cũng cho ta thấy đƣợc khả năng khai thác các tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của FDI.

Một lợi ích khác của FDI là có khả năng sử dụng kết hợp các tiềm năng của đất nƣớc. Trong phần lớn các dự án đều kết hợp sử dụng lao động tại chỗ cùng các tiềm năng khác. Đặc biệt là trong các dự án nhƣ sản xuất xi măng Tràng Kềnh, xi măng Thừa Thiên Huế, cán thép Hải Phòng, Thái Nguyên, sản xuất thép VSC - POSCO và một số dự án công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản, đã đƣợc sử dụng lao động, nguyên liệu có sẵn trong nƣớc sản xuất ra các sản phẩm không

những đáp ứng đƣợc yêu cầu tiêu dùng nội địa mà còn có khả năng xuất khẩu sang các nƣớc khác, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tóm lại, với việc khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng, sử dụng kết hợp các tiềm năng, FDI đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra các nguồn lực cho phát triển kinh tế ở nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 46)