2.1.1. Thực trạng về môi trƣờng đầu tƣ
2.1.1.1. Môi trường tự nhiên
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, có điều kiện tiếp xúc rất thuận lợi với phần còn lại của thế giới. Các tuyến hàng không và hàng hải chính đều nằm gần Việt Nam, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa đến các thị trƣờng lớn. Mặt khác, nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng phát triển năng động, đã tham gia AFTA và có đƣờng biên giới với Trung Quốc, Việt Nam có thể tạo cơ hội để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tiếp cận với thị trƣờng khổng lồ trên 1,3 tỷ ngƣời của Trung Quốc và thị trƣờng trên 500 triệu ngƣời của ASEAN. Khí hậu Việt Nam thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Việt Nam cũng có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu đầy tiềm năng cho các hoạt động chế biến, sản xuất. Từ năm 1955 đến nay, các nhà địa chất Việt Nam đã tiến hành điều tra, tìm kiếm, thăm dò và phát hiện mới trên 5.000 điểm khoáng và mỏ; đã đánh giá đƣợc một số loại khoáng sản có giá trị công nghiệp nhƣ: dầu khí, than, apatit, sắt, đồng, nhôm, chì kẽm, thiếc, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng, gốm sứ, thuỷ tinh và nhiều loại khoáng sản khác. Ngoài ra, việc điều tra, thăm dò dầu khí, các mỏ sa khoáng thiếc, vàng, ti tan, đất hiếm... ở vùng thềm lục địa và ngoài khơi cũng đã và đang đƣợc tiến hành.
Hiện nay, diện tích tự nhiên của Việt Nam là 32.931.456 ha với 3/4 lãnh thổ là vùng đồi núi và trung du, trong đó diện tích sông suối và núi đá không có rừng cây khoảng 1.370.100 ha (chiếm khoảng 4,06% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,2 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), xếp thứ 58 trên thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng có những yếu tố bất lợi về điều kiện tự nhiên. Thực tế cho thấy, mặc dù có diện tích đất tự nhiên lớn, nhƣng vì dân số đông (trên 84 triệu ngƣời) nên diện tích đất bình quân đầu ngƣời của Việt Nam vẫn thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 và bằng 1/6 bình quân của thế giới. Diện tích đất canh tác của Việt Nam vốn đã thấp nhƣng lại giảm theo thời gian do tệ phá rừng làm nƣơng rẫy, sự xói mòn và thoái hoá đất, tình trạng sa mạc hóa, sức ép do dân số tăng, mất đất do đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng.
So sánh với các nƣớc trong khu vực, số lao động trên 1 đơn vị diện tích của Việt Nam thuộc hàng cao nhất. Số liệu năm 2005 của FAO cho thấy nếu ở Việt Nam có 3,2 lao động/ha thì ở Trung Quốc con số này là 0,9 lao động/ha, Myanmar là 1,6 lao động/ha, Indonesia là 3,1 lao động/ha, điều này có nghĩa diện tích đất nông nghiệp trên một lao động ở nƣớc ta vào loại thấp nhất trong khu vực.
2.1.1.2. Môi trường chính trị - xã hội
Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong kinh doanh, việc giảm rủi ro đến mức thấp nhất là mục tiêu của các nhà đầu tƣ muốn làm ăn lâu dài. Nếu không có môi trƣờng chính trị ổn định thì dù các điều kiện có thuận lợi, chính sách ƣu đãi có rộng rãi đến đâu cũng không thể hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Một quốc gia có ổn định chính trị, không có xung đột trong nƣớc hay chiến tranh với bên ngoài luôn luôn là nơi hấp dẫn các nhà đầu tƣ.
Việt Nam có môi trƣờng chính trị ổn định, chính quyền mạnh và phù hợp lòng dân, hơn nữa, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam nhất quán quan điểm đổi mới tích cực và đã coi nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng nhƣ sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá XHCN ở nƣớc ta tiến hành nhanh hay chậm là phụ thuộc vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Việc thu hút các nguồn lực bên ngoài không phải là giải pháp nhất thời, mà là chủ trƣơng nhất quán, lâu dài của Đảng và Nhà nƣớc trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Chính vì vậy, FDI trở thành một bộ phận không thể thiếu đƣợc của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI đƣợc bình đẳng với thành phần kinh tế khác, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tƣ, đồng thời cũng chia sẻ những rủi ro các nhà đầu tƣ gặp phải, trong quá trình đầu tƣ và kinh doanh ở Việt Nam. Mặt khác, khi điều chỉnh các khuyến khích đầu tƣ, Nhà nƣớc ta luôn thực hiện theo nguyên tắc “không hồi tố”.
Có thể nói, trong những năm qua, môi trƣờng chính trị - xã hội của Việt Nam luôn đƣợc duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu làm ăn lâu dài và an toàn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là một trong những ƣu thế nổi trội của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tình hình chính trị, xã hội và kinh tế ở một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là sự kiện đảo chính tại Thái Lan năm 2006 vừa qua. Khác với Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Tổ chức Tƣ vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng
Kông xếp Việt Nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện khủng bố ngày 11 tháng Chín tại Hoa Kỳ.
Việt Nam cũng là nƣớc có truyền thống văn hóa và tập quán gần gũi với tất cả các nƣớc láng giềng, đặc biệt là các nƣớc ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Điều này đã và đang điều kiện để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc trong một môi trƣờng thuận lợi. Bên cạnh đó, là một dân tộc giàu truyền thống văn hóa, vị tha, thân thiện và cởi mở, mong muốn “làm bạn với tất cả các nƣớc” và với chủ trƣơng “khép lại qúa khứ, hƣớng tới tƣơng lai”, Việt Nam luôn là điểm đến đầy tin cậy của các nhà đầu tƣ, khách du lịch quốc tế, kể cả những ngƣời đến từ các nƣớc vốn là kẻ thù của Việt Nam trong qúa khứ. Đó cũng là một trong nhân tố quan trọng mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khó có thể tìm thấy ở một số nƣớc khác trong khu vực, nơi mà những mâu thuẫn sắc tộc hay những tồn tại, bất đồng trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại luôn là những nhân tố tiềm tàng gây bất ổn về chính trị, xã hội, ngoại giao. Có thể thấy rõ điều này trong quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc, Hàn Quốc và giữa Mỹ với một số nƣớc Đông Nam Á. Các cuộc biểu tình, tẩy chay hàng hóa, dịch vụ nƣớc ngoài, thậm chí phá hoại tài sản của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn thƣờng xảy ra mỗi khi quan hệ giữa các nƣớc này phát sinh các vấn đề “nhạy cảm”.
2.1.1.3. Môi trường kinh tế
Về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên tƣơng đối phong phú, có biển thuỷ hải sản đa dạng, có rừng đa sinh vật và nhiều loại khoáng sản khác nhau với trữ lƣợng lớn. Vị trí địa lý cũng là lợi thế của Việt Nam, nằm ở Đông Nam Á - Tây Thái Bình Dƣơng là khu vực đa có tốc độ phát triển cao, ổn định, là cửa ngõ giao lƣu quốc tế - Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế khác nhau nhƣ du lịch, vận tải biển, viễn thông, v.v. Việt Nam có đƣờng biển dài, có nhiều cảng nƣớc sâu, khí hậu tốt, ít có sƣơng mù nên tàu bè nƣớc ngoài có thể cập bến quanh năm.
Về nguồn lao động, với trên 84 triệu dân (năm 2007), Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ 13 thế giới và thứ 2 trong khối ASEAN (sau Indonesia). Mỗi năm Việt Nam có thêm gần 1 triệu ngƣời khác bƣớc vào độ tuổi lao động. Lao động trẻ chiếm phần lớn đang là thế mạnh của lực lƣợng lao động Việt Nam. Lực lƣợng lao động này đa số có trình độ phổ thông, có khả năng tiếp thu những công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, giá lao động lại tƣơng đối thấp so với các nƣớc trong khu vực tại thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, điểm yếu của lao động Việt
Nam là chất lƣợng chƣa cao và tác phong công nghiệp rất kém, thị trƣờng lao động Việt Nam còn thiếu nhiều công nhân, kỹ sƣ có trình độ tay nghề cao, thiếu các nhà quản lý giỏi.
Về cơ sở hạ tầng, quá trình đầu tƣ kinh doanh ở Việt Nam đang gặp phải trở ngại lớn do sự nghèo nàn và lạc hậu của hệ thống hạ tầng cơ sở. Trợ ngại này vốn dĩ đã tồn tại từ nhiều thập kỷ nay và càng trở nên gay gắt khi nền kinh tế đã tạo đƣợc đà chuyển biến với những kết quả tích cực trong việc gia tăng sản xuất trong nƣớc và mở mang quan hệ với bên ngoài. Tình trạng quá tải và lạc hậu của một số cảng biển, cảng hàng không và hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt cũng nhƣ sự thiếu hụt điện năng, thông tin liên lạc chƣa kịp thích nghi với cơ chế thị trƣờng, v.v. là những biểu hiện cụ thể của trở ngại đó.
Theo báo cáo tổng kết của Bộ Giao thông Vận tải năm 2006, trong số hơn 110.000 km đƣờng bộ hiện có của cả nƣớc, chỉ có khoảng trên 11.000 km đƣợc rải nhựa. Ở tất cả các thành phố lớn, kể cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, phƣơng tiện vận tải công cộng chủ yếu là ô tô buýt, nhƣng vận tải xe buýt hiện chỉ chiếm khoảng 3% nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và con số này thậm chí còn thấp hơn ở Hà Nội. Hệ thống taxi mới ra đời đƣợc vài năm gần đây nhƣng vẫn chƣa đóng vai trò lớn trong việc vận chuyển hành khách.
Hệ thống sân bay và hàng không dân dụng còn quá lạc hậu với nhiều nƣớc trong khu vực. Trong số 15 sân bay của cả nƣớc, có 2 sân bay quốc tế là Nội Bài - Hà Nội và Tân Sơn Nhất - thành phố Hồ Chí Minh. Sân bay Đà Nẵng tuy đã đƣợc xếp loại sân bay quốc tế, nhƣng trong thực tế mới chỉ hoạt động nhƣ một sân bay nội địa. Ngay cả sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất cũng đang đòi hỏi phải đƣợc nâng cấp, cải tạo.
Mạng lƣới đƣờng sắt có chiều dài khoảng 2.630 km với tổng cộng 260 nhà ga, trong đó quan trọng nhất là tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh dài 1.730 km.
Việt Nam có một lƣợng lớn các cảng biển nằm dọc từ Bắc tới Nam, trong đó có các cảng lớn nhƣ cảng TP Hồ Chí Minh, cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn. Các cảng này mới chỉ tiếp nhận đƣợc tàu có trọng tải 10 ngàn tấn, tỷ lệ hàng hoá chở bằng container chƣa cao.
Về điện năng, những cố gắng trong những năm qua của Việt Nam nhằm gia sản lƣợng điện là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, sản lƣợng điện còn thấp so với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, mất cấn đối trong cơ cấu nguồn, thiếu sự đồng bộ giữa phát triển nguồn và phát triển lƣới, giữa lƣới chuyển tải và lƣới phân phối.
Hệ thống cấp - thoát nƣớc đô thị trong những thành phố lớn đang bị xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí nhiều khu vực đô thị chƣa có hệ thống thoát nƣớc hoàn chỉnh. Tình trạng thiếu nƣớc diễn ra gay gắt ở các tỉnh Nam Trung bộ. Ở Hà Nội, nhờ công trình cấp nƣớc do Phần Lan viện trợ đã cải thiện hệ thống cấp nƣớc ở một số quận nội thành, nhƣng nhiều khu dân cƣ vẫn đang chịu sự khan hiếm về nƣớc, nhất là vào mùa hè.
Việc đầu tƣ để khắc phục tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng sẽ phụ thuộc đáng kể vào nguồn vốn ODA. Các dự báo do các viện nghiên cứu và cơ quan chức năng của Chính phủ đƣa ra cho thấy, khả năng tranh thủ ODA bình quân hàng năm của Việt Nam trong những năm tới vào khoảng 750 - 800 triệu USD, trong đó khoảng ½ là viện trợ đƣợc khoảng 7,5 đến 8 tỷ USD vốn ODA. Phần lớn khoản viện trợ này sẽ đƣợc sử dụng cho mục đích cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trƣớc hết là cho các công trình trọng điểm về giao thông. Cùng với chủ trƣơng của Chính phủ về việc ƣu tiên vốn đầu tƣ của ngân sách nhà nƣớc cho các công trình hạ tầng cơ sở, vốn ODA sẽ góp phần cải tạo một phần chất lƣợng. Tuy nhiên, để hệ thống cơ sở hạ tầng đạt tới chất lƣợng mong muốn đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển, Việt Nam còn phải trải qua một khoảng thời gian dài nữa và phải tranh thủ thêm các nguồn vốn khác từ bên ngoài, trong đó không thể coi nhẹ nguồn vốn FDI.
Môi trường kinh tế vĩ mô, sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam không những đã chặn đứng sự suy thoái kinh tế trong những năm 80 mà còn bƣớc vào quỹ đạo phát triển bền vững, đạt đƣợc nhiều thành quả nhƣ: tốc độ tăng trƣởng của GDP cao, trung bình thời kỳ 2000 - 2006 là 7,49%, lạm phát đƣợc kiềm chế ở mức thấp (dƣới 10%), thâm hụt ngân sách đƣợc kiểm soát ở mức dƣới 5% GDP, ngoại thƣơng ngày càng phát triển nên số lƣợng dự trữ ngoại tệ tăng. Điều này đã và đang tạo ra sức hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
2.1.1.4. Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật về FDI là sự cụ thể hoá chính sách của nhà nƣớc ta về hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Chủ trƣơng của nhà nƣớc ta là khuyến khích mở rộng hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhằm góp phần phát huy mọi tiềm năng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
* Luật Đầu tư Nước ngoài năm 1987
Để thể chế hoá các chủ trƣơng đó, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá VII ngày 29/12/1987, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đã đƣợc thông qua là một đạo
luật đầu tiên có hiệu lực pháp lý cao quy định một cách hệ thống, đồng bộ, toàn diện, nhất quán các chính sách khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam (quy định về sự hình thành, tổ chức, quản lý, hoạt động); quy định về quyền lợi và các nghĩa vụ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các lĩnh vực về tài chính, kế toán, quản lý ngoại hối. Kể từ khi ban hành, đạo luật này đƣợc coi là đạo luật hấp dẫn, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
* Luật Đầu tư Nước ngoài năm 1996
Luật Đầu tƣ năm 1996 có nhiều điểm sửa đổi cho phù hợp hơn, khuyến khích hơn cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Luật Đầu tƣ 1996 đã kế thừa và phát triển Luật Đầu tƣ năm 1987 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tƣ vào các năm 1990, 1992. Luật này cùng hệ thống văn bản pháp lý dƣới luật đã tạo dựng khung pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động FDI phù hợp với đƣờng lối, quan điểm của Đảng về phát triển và mở cửa nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thích ứng với thông lệ quốc tế và có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
* Luật Đầu tư Nước ngoài năm 2000
Tuy nhiên, trong giai đoạn 1997-2000, tình hình trong nƣớc cũng nhƣ khu vực và thế giới đã có nhiều thay đổi. Ở trong nƣớc, tuy khu vực FDI vẫn tiếp tục có đóng góp tích cực vào phát triển của kinh tế đất nƣớc, nhƣng những năm gần đây, nhịp tăng thu hút FDI vào Việt Nam liên tục suy giảm; nhiều dự án đã đƣợc cấp giấy phép phải hoãn, giãn tiến độ triển khai, hoặc hoạt động khó khăn, hiệu