Đối với ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 68)

2.2.3.2.1. Đánh giá chung

Theo Hiệp định song phƣơng về việc Việt Nam gia nhập WTO ký với EU, Việt Nam cam kết mở cửa nhiều lĩnh vực dịch vụ, bao gồm giao thông, tài chính, chuyển phát nhanh, xây dựng, phân phối, môi trƣờng, các dịch vụ chuyên môn, viễn thông, du lịch và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhƣ đã đề cập ở trên, nƣớc ta đã cam kết khoảng 110 phân ngành trong tổng số 155 phân ngành thuộc 11 ngành dịch vụ theo phân loại của WTO. Cam kết về dịch vụ trong WTO rộng hơn về diện, nhƣng không cao hơn nhiều về mức độ mở cửa so với Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Vì vậy, có thể nói dịch vụ sẽ là khu vực có độ mở cao, đặc biệt nếu so với trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay. Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới cho thấy, trong quá trình tự do hoá ngành dịch vụ, các nƣớc phát triển thƣờng có thế mạnh và do đó thu đƣợc nhiều lợi ích nhất. Ngƣợc lại, ngành dịch vụ của các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc, Braxin, Mêhicô... đã gặp nhiều thách thức lớn khi các nƣớc này gia nhập WTO. Tuy vậy, tự do hoá ngành dịch vụ cũng đem lại những lợi ích có tính chất

lâu dài và thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế. Dựa trên kinh nghiệm các nƣớc và tình hình thực tế của Việt Nam, có thể chỉ ra những tác động tích cực nhƣ sau:

2.2.3.1.2. Tác động tổng thể tới khu vực dịch vụ (1) Tác động tích cực:

Hiện nay dòng vốn FDI trên thế giới có xu hƣớng tập trung mạnh vào khu vực dịch vụ. Tăng khả năng thu hút FDI từ các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, khả năng tiếp cận công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng phát triển của các ngành dịch vụ. Ngƣợc lại, sự tăng trƣởng và phát triển của các ngành dịch vụ cũng tạo điều kiện để các ngành khác của Việt Nam tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh trong thu hút FDI. Các nguồn lực đƣợc phân phối lại theo hƣớng hiệu quả hơn cho nền kinh tế, cho phép mở rộng sản lƣợng của những ngành có lợi thế cạnh tranh. Khu vực dịch vụ của Việt Nam, cũng nhƣ của các nƣớc đang phát triển khác, tuy kém cạnh tranh hơn nhiều so với dịch vụ của các nƣớc phát triển, nhƣng mọi nƣớc đều có lợi thế so sánh trong một số ngành nào đó. Việt Nam có thể phát huy lợi thế của mình để xuất khẩu một số dịch vụ nhƣ du lịch; xuất khẩu lao động trong những ngành sử dụng nhiều lao động nhƣ xây dựng, những ngành thuộc công nghệ thông tin nhƣ phần mềm... Ngoài ra, Việt Nam có thể phát triển những ngành có lợi thế tƣơng đối so với các nƣớc láng giềng kém phát triển hơn, chẳng hạn xuất khẩu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sang Lào và Campuchia, hoặc phát huy lợi thế vị trí địa lý nhằm xuất khẩu dịch vụ vận tải sang Lào. Kinh nghiệm cho thấy đã có những nƣớc đang phát triển đạt đƣợc thành công nhờ biết tận dụng lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, Nam Phi xuất khẩu dịch vụ tài chính và kinh doanh cho khu vực nam châu Phi, và đã duy trì đƣợc thặng dƣ cán cân thƣơng mại trong tài khoản dịch vụ. Malaysia sau khi tự do hoá dịch vụ giáo dục đã trở thành nƣớc xuất khẩu dịch vụ này và hiện có những cơ sở giáo dục tƣ nhân mở ở một số nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc và Ấn Độ.

Giảm giá thành và nâng cao chất lƣợng sản phẩm của các ngành dịch vụ cũng nhƣ các ngành sản xuất khác. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ở Việt Nam đến nay chƣa phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trƣờng nội địa, trừ ngành bảo hiểm đã đƣợc mở cửa. Trong khi đó, những doanh nghiệp độc quyền không phải lo đến cạnh tranh, hệ quả là giá nhiều loại dịch vụ ở Việt Nam thuộc loại cao nhất khu vực trong khi chất lƣợng thấp dƣới mức trung bình. Sau

khi thị trƣờng dịch vụ mở cửa, ngƣời tiêu dùng sẽ có điều kiện tiếp cận với những dịch vụ rẻ hơn, chất lƣợng và đa dạng hơn. Chi phí dịch vụ giảm sẽ giúp giảm chi phí của các ngành sản xuất khác, tạo thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

(2) Tác động tiêu cực

Khu vực dịch vụ tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua phát triển còn yếu, bộc lộ ở nhiều khía cạnh. Thứ nhất, tỷ trọng dịch vụ trong GDP còn thấp, chỉ đạt khoảng 40%, so với mức bình quân của các nƣớc có thu nhập thấp (50%) và mức bình quân của thế giới (68%). Thứ hai, tốc độ tăng trƣởng hàng năm của khu vực dịch vụ không cao hơn tốc độ tăng trƣởng GDP và đang có xu hƣớng thấp hơn.

Thứ ba, khu vực dịch vụ của Việt Nam chƣa tạo ra môi trƣờng tốt cho toàn bộ

nền kinh tế phát triển, đặc biệt chƣa hỗ trợ tốt cho các ngành sản xuất hàng hoá hƣớng vào xuất khẩu. Thứ tư, hầu nhƣ chƣa xuất hiện các ngành hay phân ngành dịch vụ có năng lực cạnh tranh cao và có khả năng thích ứng linh hoạt khi điều kiện cạnh tranh thay đổi, kể cả một số ngành có lợi thế tƣơng đối nhƣ dịch vụ du lịch.

Doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ có thể bị mất thị trƣờng, bị phá sản hoặc phải phụ thuộc vào doanh nghiệp nƣớc ngoài (qua hình thức liên doanh). Lý do là vì hàng loạt dịch vụ hiện nay nhƣ dịch vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thị trƣờng, tiếp thị, kế toán qua mạng, thiết kế mẫu mã của Việt Nam mới hình thành bƣớc đầu, tính cạnh tranh rất thấp, thậm chí có dịch vụ còn chƣa tồn tại nhƣ dịch vụ thƣơng mại, nếu không đƣợc tạo điều kiện phát triển gấp thì sẽ bị các doanh nghiệp nƣớc ngoài chiếm lĩnh.

Nếu Nhà nƣớc không quản lý tốt, tự do hoá khu vực dịch vụ có thể góp phần làm bùng nổ các cuộc khủng hoảng theo hiệu ứng đôminô, chẳng hạn nhƣ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Lý do là khi đó, khả năng kiểm soát, giám sát thị trƣờng của Nhà nƣớc sẽ giảm sút đáng kể, ảnh hƣởng tới nhiều chính sách về tài chính quốc gia (nhƣ các chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát nhằm bình ổn kinh tế và ngăn chặn khả năng căng thẳng tài chính).

Kinh nghiệm của các nƣớc đang phát triển cho thấy, việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ bao giờ cũng dẫn tới những tác động to lớn và rõ nét đối với nền kinh tế. Mặc dù có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam ở nhiều phân ngành dịch vụ, Trung Quốc trƣớc và sau khi gia nhập WTO cũng đã phải đƣa ra những chính sách lớn nhằm phát triển ngành dịch vụ phù hợp với lộ trình

hội nhập. Trong khi đó, mặc dù chính sách phát triển dịch vụ ở Việt Nam đã có sự thay đổi quan trọng trong gần hai thập kỷ qua, nhƣng vẫn chƣa thể hiện một sự điều chỉnh bƣớc ngoặt trong bối cảnh hội nhập thế giới sâu rộng khi Việt Nam gia nhập WTO. Tỷ trọng của dịch vụ trong GDP trong chiến lƣợc phát triển kinh tế giai đoạn 1991-2000 và 2000-2010 chỉ xấp xỉ 40 - 42%. Đây chính là nguyên nhân làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Do đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của lĩnh vực dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần có sự điều chỉnh mang tính chiến lƣợc. Cần có sự đánh giá xác đáng hơn về vai trò của dịch vụ, từ đó ban hành các chính sách phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh của lĩnh vực này. Trong các chiến lƣợc, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của chúng ta trong những năm tới, cần đề ra rõ ràng và nhất quán những nhiệm vụ, mục tiêu đảm bảo để tốc độ tăng trƣởng của lĩnh vực dịch vụ phải cao hơn tốc độ tăng trƣởng GDP và tỷ trọng của dịch vụ trong GDP tăng dần.

Giữa các ngành hay phân ngành dịch vụ có sự phụ thuộc với nhau rất cao. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngành hay phân ngành dịch vụ cần phải có các chính sách và giải pháp đồng bộ đối với chính ngành hay phân ngành đó cũng nhƣ các ngành, phân ngành dịch vụ đầu vào và hỗ trợ. Năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ đầu vào nhƣ dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính và dịch vụ viễn thông có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mọi nhóm dịch vụ cũng nhƣ của nền kinh tế. Các nhóm dịch vụ chỉ có thể nâng cao khả năng cạnh tranh khi đƣợc tiếp cận tới các dịch vụ đầu vào chất lƣợng cao và chi phí thấp.

2.2.3.1.2. Tác động tới một số ngành dịch vụ quan trọng (1) Tài chính - Ngân hàng

Cơ hội đổi mới và nâng cao chất lượng được mở rộng:

Khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành ngân hàng sẽ có điều kiện tranh thủ sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để đổi mới công nghệ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng. Các trung gian tài chính trong nƣớc có cơ hội tiếp cận với thị trƣờng vốn quốc tế trên cơ sở áp dụng các công cụ tài chính mới, từ đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Việt Nam. Chi phí vốn cũng giảm dần nhờ đa dạng hoá rủi ro và các công cụ phòng ngừa rủi ro; hệ thống tài chính nội địa sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tính thanh khoản cao hơn do có sự xuất hiện của đầu tƣ nƣớc ngoài.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam có động lực để tiếp tục đổi mới và cải cách nhằm tránh tụt hậu và thua thiệt so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Nhiều dịch vụ tiện ích ngân hàng mới an toàn hơn, hiệu quả hơn đƣợc phát triển; các kênh huy động vốn và cho vay đa dạng, tin cậy hơn góp phần hình thành nhu cầu tiết kiệm, đầu tƣ và tiêu dùng của các doanh nghiệp và dân cƣ.

Thêm vào đó, môi trƣờng đầu tƣ cũng đƣợc cải thiện, góp phần khuyến khích các luồng vốn vào thông qua đầu tƣ nƣớc ngoài và sự hiện diện của các ngân hàng nƣớc ngoài (NHNN). Sự có mặt của các NHNN sẽ tạo điều kiện cho thị trƣờng tài chính (thị trƣờng vốn và thị trƣờng tiền tệ) phát triển theo đúng chuẩn mực quốc tế. Hệ thống tài chính vững mạnh sẽ là tiền đề quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trƣởng bền vững.

Thị phần của các NHTM Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp dần:

Trong quá trình hội nhập, ít nhất là trong thời gian đầu, các NHTM Việt Nam có ƣu thế cơ bản về số lƣợng ngân hàng, mạng lƣới chi nhánh, thị phần hoạt động và khách hàng trong nƣớc. Tuy nhiên, xuất phát điểm và trình độ phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam còn thấp. Năng lực tài chính của nhiều NHTM Việt Nam còn yếu, vốn tự có rất thấp, nợ quá hạn cao, nhiều rủi ro. Các NHTM Việt Nam cũng kém ƣu thế về công nghệ, loại hình dịch vụ, chiến lƣợc khách hàng, hiệu quả hoạt động và chất lƣợng tài sản. Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nƣớc ngoài là dịch vụ (chiếm tới trên 40% tổng thu nhập) thì tình trạng “độc canh” tín dụng vẫn còn phổ biến ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn yếu, thiếu tính độc lập; hệ thống thông tin quản lý và báo cáo tài chính, kế toán chƣa đạt chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ nhiều ngân hàng chƣa phù hợp với yêu cầu quản lý ngân hàng hiện đại. Do đó, thách thức lớn nhất trƣớc mắt đối với các NHTM Việt Nam là phải cạnh tranh với các NHNN tham gia vào thị trƣờng Việt Nam. Trên thị trƣờng tín dụng, cạnh tranh về cho vay sẽ tăng dần khi các NHNN đã hiểu rõ thị trƣờng Việt Nam và môi trƣờng pháp lý bảo đảm cho họ xử lý rủi ro để thu hồi nợ trong trƣờng hợp cần thiết. Các NHNN cũng có ƣu thế và kinh nghiệm trong giao dịch thanh toán và chuyển tiền, cả về loại hình và chất lƣợng dịch vụ. Sau khi tạo lập đƣợc uy tín tại Việt Nam, các NHNN sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng Việt Nam. Các ngân hàng Việt Nam có phạm vi hoạt động trùng với lĩnh vực hoạt động có ƣu thế của các NHNN nhƣ thanh toán quốc tế, tài trợ thƣơng mại, đầu tƣ dự án... sẽ gặp khó khăn lớn. Ngoài ra, hàng loạt nghiệp vụ mới chƣa đƣợc thực hiện tại Việt Nam nhƣ môi giới tiền tệ, kinh

doanh các sản phẩm phái sinh có thể bị các NHNN chiếm lĩnh. Cạnh tranh gay gắt cũng sẽ tập trung vào việc mở rộng đối tƣợng khách hàng là dân cƣ dƣới một số hình thức hoạt động nhƣ tăng vốn đồng Việt Nam (VNĐ) thông qua huy động tiết kiệm dân cƣ và vốn nhàn rỗi tạm thời của các tổ chức phi kinh tế; hoặc các dịch vụ thu phí nhƣ thanh toán, chuyển tiền, tƣ vấn, môi giới và lƣu ký chứng khoán, quản lý danh mục đầu tƣ. Hậu quả là thị phần của các NHTM Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp dần, nhất là tại các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm. Những ngân hàng yếu kém, quy mô nhỏ sẽ bị sáp nhập hoặc mua lại. Nhằm giành thế chủ động trong quá trình hội nhập, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống NHTM có uy tín, hoạt động an toàn, hiệu quả. Do đó cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn và có khả năng cạnh tranh; tập trung bổ sung thêm vốn cho các NHTM nhà nƣớc để đến năm 2008 đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 6% và năm 2010 đạt trên 8%, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việc tách hoàn toàn hoạt động cho vay chính sách khỏi hoạt động kinh doanh của các NHTM để các ngân hàng thực hiện tốt chức năng kinh doanh theo nguyên tắc thị trƣờng cũng là một giải pháp, nhƣng kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy ngay cả khi Chính phủ đã thành lập ba ngân hàng định hƣớng phát triển, tỷ lệ nợ khó đòi của bốn ngân hàng lớn nhất vẫn không giảm nhiều do các ngân hàng này vẫn có những đầu tƣ đầy rủi ro và không hiệu quả. Do đó cần áp dụng đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn và quy định của quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng; tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM trong kinh doanh, nhất là trong hoạt động cho vay, tránh việc đầu tƣ quá nhiều cho các doanh nghiệp của Nhà nƣớc làm ăn thua lỗ.

Một giải pháp nhằm tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM nhằm lành mạnh hoá tài chính và chống rủi ro đã đƣợc Trung Quốc thực hiện thành công là chào bán chứng khoán các ngân hàng nhà nƣớc trên thị trƣờng chứng khoán nƣớc ngoài. Ngoài ra, các NHTM phải xây dựng và thực hiện chiến lƣợc kinh doanh mới, chú trọng mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hoá công nghệ, cải cách bộ máy điều hành, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên ngân hàng. Cần xây dựng các quy chế quản lý (nhƣ quản lý tài sản, quản lý vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ...), thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo phù hợp với chuẩn mực quốc tế; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

Năng lực điều hành của Chính phủ phải được tăng cường tương xứng:

Kinh nghiệm của các nƣớc châu Á cho thấy, càng tự do hoá thị trƣờng tài chính - ngân hàng, hệ thống tài chính – tiền tệ trong nƣớc càng gặp nhiều rủi ro, nếu năng lực điều hành của Chính phủ không tăng tƣơng xứng. Thứ nhất, đó là do

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)